130 Tội xâm phạm quyền bình đẳng 01 01 01
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, Tòa án với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong phát
Tòa án với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong phát hiện, xử lý và cải tạo, giáo dục người đã phạm tội
Đây là một trong những giải pháp hết sức quan trọng, cần chủ động phối hợp giữa các cơ quan tư pháp là các cơ quan chức năng khác trên cơ sở pháp luật quy định để xử lý nghiêm minh các vụ xâm phạm quyền tự do, dân chủ của cơng dân, có thể có những biện pháp như tổ chức xét xử công khai, lưu động để nâng cao việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật đối với quần chúng, nâng cao khí thế của quần chúng nhằm răn đe, phịng ngừa tội phạm này.
Ngoài ra, cần tổ chức nắm vững tình hình, giải quyết dứt điểm hững tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là ở các khu vực "điểm nóng", khu vực thường xuyên xảy ra các hiện tượng, vụ việc xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Huy động các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội cùng tham gia vào cơng tác phịng chống tội phạm phát động quần chúng tố giác tội phạm gắn với đấu tránh chống tiêu cực, chống tham nhũng trong nội bộ, củng cố được các tổ chức chính trị ở cơ sở có biện pháp đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân từ cơ sở.
Đặc biệt, cần có các biện pháp cụ thể để triển khai sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, Tòa án với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong phát hiện, xử lý và cải tạo, giáo dục người đã phạm tội. Đây còn là một nguyên tắc (nguyên tắc phối hợp) ở đây được hiểu là sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể có trách nhiệm trong hoạt động phịng ngừa tội phạm. Mỗi chủ thể khi tham gia vào hoạt động này họ được Nhà nước và xã hội giao cho có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng mà các chủ thể khác khơng thể có được. Do đó, hoạt động phịng ngừa tội phạm, một mặt mang tính pháp lý, nhưng mặt khác, lại mang tính xã hội và tính tổng thể vì liên quan đến lợi ích
chung của Nhà nước, của xã hội, của nhân dân và ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhiều địa phương, Bộ, ngành, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức và các cá nhân khác nhau. Tương tự như vậy, sức mạnh tập thể bao giờ cũng có sức mạnh vơ biên và khơng gì có thể sánh được. Cho nên, bất kỳ cá nhân, cơ quan hay một tổ chức bất kỳ dù có quyết tâm đấu tranh phịng chống tội phạm đến đâu thì cũng chỉ mang tính đơn lẻ và khơng thể diệt trừ tận gốc được. Do đó, yêu cầu khách quan, tất yếu và có tính quy luật là "phải có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ, linh hoạt và đồng bộ, liên tục giữa các chủ thể trong hoạt động phòng ngừa tội phạm". Trên cơ sở này, nguyên tắc phối hợp đó được thể hiện dưới các nội dung sau đây:
Một là, các cơ quan chức năng chuyên trách phòng chống tội phạm
(Cơng an, Tịa án, Kiểm sát...) có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong cơng tác phịng ngừa tội phạm.
Hai là, các cơ quan chức năng chuyên trách phòng ngừa tội phạm phải
thường xuyên cùng phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả, phòng ngừa vi phạm.
Ba là, các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm áp dụng các biện
pháp khắc phục và ngăn ngừa vi phạm và phối hợp, làm theo các yêu cầu của các cơ quan chức năng chuyên trách phòng ngừa tội phạm. Mọi công dân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cơng dân của mình.
Bốn là, khi được cơ quan chức năng chuyên trách phòng ngừa tội
phạm yêu cầu, các cơ quan, tổ chức và tất cả các cơng dân phải tích cực tham gia và có nghĩa vụ tạo mọi điều kiện tốt nhất để các cơ quan này thực hiện tốt và đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của mình.
Và năm là, tất cả các vi phạm tùy mức độ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật (hành chính, kỷ luật hoặc xử lý hình sự). Ví dụ: dưới góc độ
pháp lý hình sự, các nhà làm luật đã quy định nghĩa vụ của công dân, nếu vi phạm sẽ bị xử lý về tội che giấu tội phạm (Điều 313) và tội không tố giác tội phạm (Điều 314) trên những cơ sở chung.
Ngoài ra, việc các cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm quyền tự do, không bị giam giữ, xét xử oan sai, bị tra tấn, mớm cung, ép cung, quyền tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền bí mật đời tư địi hỏi pháp luật hình sự và tố tụng hình sự cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ giữa một bên là cơ quan tiến hành tố tụng, một bên là bị can, bị cáo và đại diện hợp pháp của họ. Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong hoạt động công vụ là hoạt động nhân danh Nhà nước, mang quyền lực nhà nước nên chỉ được thực hiện trong phạm vi, thẩm quyền do pháp luật quy định, còn bị can, bị cáo ngồi việc sử dụng các quyền luật định, cịn sử dụng mọi biện pháp không bị pháp luật cấm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.