Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản hiến pháp việt nam luận văn ths luật (Trang 88 - 89)

CHƢƠNG 1 : QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TRONG HIẾN PHÁP

3.1 Nhận xét chung về Hiến pháp năm 1992

3.1.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, Lần đầu tiên khẳng định nguyên tắc tôn trọng quyền con ngƣời (điều

50). Trong khi tất cả các bản Hiến pháp trƣớc chỉ đề cập đến quyền của cơng dân thì Hiến pháp năm 1992 đã bắt đầu có sự nhận thức rõ hơn về quyền con ngƣời. Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con ngƣời về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc tơn trọng...”.

Bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền con ngƣời, Hiến pháp năm 1992 đã cân nhắc đến tính khả thi trong việc đảm bảo thực hiện các quyền cụ thể, loại bỏ các quy định mang tính duy ý chí trong Hiến pháp năm 1980 nhƣ quyền khám chữa bệnh không phải trả tiền, quyền có việc làm, quyền học tập miễn phí, quyền có nhà ở...

Thứ hai, Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung và thừa nhận nhiều quyền có ý nghĩa

quan trọng đối với con ngƣời nhƣ: quyền sở hữu tƣ nhân về tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền sử dụng đất.... Các quyền này đóng vai trị quan trọng góp phần tạo động lực để mọi ngƣời dân hăng hái tham gia sản xuất, kinh doanh, giúp đất nƣớc Việt Nam thốt khỏi tình trạng khủng hoảng, kém phát triển. Góp phần nâng cao đời sống của mọi ngƣời dân, làm cho dân giàu, nƣớc mạnh, nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.

Hiến pháp năm 1992 cũng đã thừa nhận, bổ sung thêm nhiều quyền dân sự, chính trị quan trọng so với các Hiến pháp trƣớc nhƣ: Quyền tự do đi lại, cƣ trú (Điều 68), Quyền đƣợc thông tin (Điều 69), quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe và danh dự, nhân phẩm (Điều 71), Quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự (Điều 72) ...

Thứ ba, So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 đã đánh dấu bƣớc phát triển mới về nội dung và hình thức quy định và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên cơ sở đổi mới tƣ duy pháp lý, nhận thức lại về Chủ nghĩa xã hội theo

đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hiến pháp khẳng định nguyên tắc quan trọng đó là “quyền và nghĩa vụ của cơng dân do Hiến pháp và luật quy định”. Nguyên tắc này giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng nhà nƣớc pháp quyền trên cơ sở lấy pháp luật làm nền tảng để quản lý xã hội và bảo vệ quyền công dân. Mọi cơ quan, nhân viên nhà nƣớc chỉ đƣợc phép thực hiện các hoạt động, các hành vi trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Mọi cơ quan, nhân viên nhà nƣớc không đƣợc phép xâm phạm các quyền và lợi ích của ngƣời dân đƣợc Hiến pháp và pháp luật bảo vệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của quyền dân sự, chính trị qua các bản hiến pháp việt nam luận văn ths luật (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)