CHƢƠNG 1 : QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ TRONG HIẾN PHÁP
3.3 Một số góp sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về quyền dân sự, chính trị
3.3.8 Cơ chế bảo vệ quyền (bảo hiến)
Bảo hiến có thể đƣợc hiểu là tổng hợp các biện pháp giữ gìn, chống lại sự vi phạm các nguyên tắc và quy phạm hiến định. Để thực hiện đƣợc điều này, cơ quan bảo hiến phải có những thẩm quyền nhất định đủ khả năng “tuýt còi” những chủ thể có hành vi vi phạm. Cơ quan bảo vệ Hiến pháp phải có đầy đủ các thẩm quyền cơ bản là:
- Giải thích hiến pháp để bảo đảm cho các nguyên tắc, quy định của hiến pháp đƣợc nhận thức và thực hiện thống nhất.
- Kiểm tra và giám sát các quá trình, các hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nhằm bảo đảm sự phối hợp và cân bằng quyền lực, làm cho quyền lập pháp phải phục tùng quyền lập hiến; quyền hành pháp và quyền tƣ pháp phải phục tùng quyền lập hiến và quyền lập pháp; hạn chế quyền lực của các cơ quan nhà nƣớc và các cá nhân đƣợc trao quyền lực nhà nƣớc, bảo đảm cho các chủ thể quyền lực hoạt động theo đúng giới hạn về thẩm quyền và trách nhiệm đƣợc hiến pháp và pháp luật quy định.
- Kiểm tra, giám sát tính hợp hiến và hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật và các điều ƣớc quốc tế, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật theo nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của hiến pháp.
- Kiểm tra, giám sát việc tôn trọng và thực hiện các quy định của hiến pháp về quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo đảm các giá trị nhân bản của hiến pháp, bảo đảm chủ quyền nhân dân và giải quyết đúng mối quan hệ giữa nhà nƣớc và cá nhân.
nhà nƣớc và các cá nhân có thẩm quyền (chủ thể quyền lực); các xung đột pháp luật có biểu hiện vi hiến; các khiếu kiện của công dân đối với cơ quan nhà nƣớc và các cá nhân có thẩm quyền về các quyết định, các hành vi có biểu hiện vi hiến.
Nếu cơ quan bảo vệ Hiến pháp chuyên trách là Hội đồng Hiến pháp thì sẽ khó thực hiện đƣợc thẩm quyền phán quyết và xử lý đối với hành vi vi hiến của các cơ quan trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Bởi lẽ, Hội đồng chủ yếu chỉ thực hiện xem xét, kiểm tra tính hợp hiến của văn bản, hành vi của cơ quan công quyền và đƣa ra những quyết định mang tính kiến nghị, tƣ vấn. Cơ quan bảo vệ Hiến pháp chuyên trách, độc lập ở Việt Nam có thể có tên gọi là Tịa án Hiến pháp. Tịa án này khơng thuộc hệ thống Tịa án tƣ pháp mà là cơ quan độc lập với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Tòa án Hiến pháp có sứ mệnh bảo vệ Hiến pháp, là cơ quan vừa mang tính chính trị, vừa mang tính tài phán Hiến pháp.
Tòa án Hiến pháp phải đƣợc trao cho các quyền cơ bản là: Xem xét và phán quyết về tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật; Xem xét và phán quyết về tính hợp hiến của các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết, gia nhập; Giải thích Hiến pháp; Giải quyết khiếu kiện liên quan đến các hành vi vi hiến.