Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 114 - 116)

phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với lực lƣợng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC là nhằm phát hiện ưu điểm, khuyết điểm, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về PCCC, bảo vệ và giáo dục đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về PCCC và xử lý các vi phạm về PCCC. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã viết: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành cơng hoặc thất bại của

chính sách đó là do nơi tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra, nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vơ ích”. Kiểm tra,

thanh tra, giám sát hoạt động xử phạt VPHC nhằm phân định rõ đúng, sai, tốt, xấu, từ đó kiến nghị biện pháp để sửa chữa khắc phục kịp thời không để xảy

ra các vi phạm pháp luật. Để công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC đạt kết quả tốt; các vi phạm hành chính về PCCC đều bị xử lý nghiêm minh, kịp thời, mang tính răn đe, phịng ngừa và giáo dục cao, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Duy trì chế độ thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất của Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Cục cảnh sát PCCC và CNCH đối với Cảnh sát PCCC thành phố; Thanh tra Cảnh sát PCCC thành phố đối với các Phòng Cảnh sát PCCC khu vực trong công tác xử phạt VPHC về PCCC, chế độ kiểm tra của lãnh đạo Phịng đối với cán bộ làm cơng tác kiểm tra để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh các sai sót trong cơng tác thực hiện pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC.

- Lực lượng Thanh tra của Cảnh sát PCCC thành phố, Lãnh đạo, Chỉ huy Phòng Cảnh sát PCCC khu vực cần phải xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động PCCC một cách khoa học theo các chương trình dài hạn và ngắn hạn, tránh kiểm tra hoặc thanh tra một cách tuỳ tiện hoặc khi các cá nhân, đơn vị “có vấn đề”, có đơn tố cáo,… rồi mới thanh tra, kiểm tra. Các cấp lãnh đạo đều phải nhận thức rằng nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC cũng là nâng cao chất lượng lãnh đạo. Cần linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra, thanh tra, giám sát như các hình thức thường xuyên, đột xuất, định kỳ; phương pháp trực tiếp và gián tiếp.

- Mọi vi phạm pháp luật PCCC trong thực thi nhiệm vụ xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC đều bị xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất kỳ ai dù ở cương vị công tác nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không cho phép một ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC đều phải bị xử lý. Kiên quyết chống mọi hành vi bao che, nương nhẹ,

nể nang người vi phạm pháp luật PCCC dưới bất kỳ hình thức nào. Kết luận vi phạm, kết quả xử lý đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ có vi phạm phải được thơng báo công khai, rộng rãi nhằm tạo bầu khơng khí tâm lý thẳng thắn, dân chủ, trung thực, tin tưởng lẫn nhau, phát huy đến mức cao nhất tác dụng của công tác thanh tra, kiểm tra. Các khuyết điểm được chỉ ra sau thanh tra, kiểm tra không phải chỉ để kỷ luật, mà chủ yếu là để người vi phạm không tái phạm vi phạm pháp luật xử lý vi phạm, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa giáo dục chung cho các chủ thể xử phạt khác khơng có hành vi vi phạm như người đã bị xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)