Tính chính xác trong các quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy

Theo quy định của pháp luật việc quy định các hành vi VPHC nói chung cũng như các hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC nói riêng phải dựa trên các quy định của pháp luật về PCCC như Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013), Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003, Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 15/6/2012 của Chính phủ, Nghị định số 79/2014/NĐ- CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, Thơng tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004, Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12/3/2014 của Bộ Công an; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013; các Nghị định, Thông tư khác và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan về PCCC.

Để cơng tác xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC đảm bảo đúng với các quy định của pháp luật, đồng thời thực sự là công cụ đắc lực trong việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC, điều cần thiết đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC phải hồn chỉnh, đồng bộ và có tính khả thi cao; trong đó đảm bảo tính chính xác là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự hợp thành hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về PCCC nói riêng, các hành vi vi phạm được mơ tả trong các văn bản pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC phải đảm bảo phù hợp, đúng với các quy định của Hiến pháp, Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản luật có liên quan về PCCC.

Tính chính xác của các quy định về hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC phải được thể hiện ở các mặt đó là các quy định về hành vi VPHC và các quy định khác của pháp luật về PCCC không mâu thuẫn, chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, sự tác động điều chỉnh của các quy định phải đảm bảo theo một chiều, một hướng nhất định. Không thể coi một hành vi là VPHC trong lĩnh vực PCCC nếu hành vi đó khơng được quy định, hoặc mâu thuẫn nhau trong các văn bản pháp luật về PCCC và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Trong một hệ thống pháp luật khơng thể có hai quy định trái ngược nhau về một nội dung của hai văn bản trong cùng một lĩnh vực, việc quy định như vậy sẽ làm cho pháp luật khơng có tính khả thi, vì vậy cần phải có những quy định đảm bảo tính chính xác về nội dung và hình thức của các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC trong quá trình soạn thảo và ban hành, việc quy định chính xác các nội dung trong các văn bản pháp luật về PCCC là điều kiện cần thiết để việc thực thi pháp luật có hiệu quả.

Việc quy định chung chung đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực PCCC sẽ dẫn đến việc hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai nội dung vụ việc, vấn đề

trong việc xử lý VPHC của chủ thể xử phạt, tạo kẽ hở để phát sinh các hành vi tiêu cực của người có thẩm quyền xử lý, gây sự bất đồng về quan điểm giữa chủ thể xử phạt và chủ thể bị xử phạt, dẫn đến khó khăn trong cơng tác xử lý cũng như việc phát sinh các khiếu nại, tố cáo.

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC được mô tả cụ thể trong các văn bản của pháp luật về PCCC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người thực thi pháp luật dễ hiểu và vận dụng một cách đúng đắn trong q trình thực thi cơng vụ cũng như khi ra quyết định xử phạt đối với các chủ thể vi phạm pháp luật về PCCC.

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC được quy định một cách chính xác là cơ sở cho các hoạt động phát hiện hành vi vi phạm về PCCC và đưa ra các hình thức xử xử lý kịp thời, giảm các thủ tục hành chính phiền hà cho đối tượng vi phạm, tránh cho các hoạt động xử phạt phải kéo dài do việc phải xác minh các tình tiết khơng rõ ràng, các tình tiết phức tạp trong các vụ vi phạm hành chính làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)