Kết quả xử lý vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 81 - 85)

Trong 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014, Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội đã tiến hành xử lý 12.965 trường hợp vi phạm quy định các quy định trong lĩnh vực PCCC, phạt tiền 12.773.235.000 đồng, cụ thể qua các năm như sau:

- Năm 2010, Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phúc tra về PCCC 8.894 lượt đơn vị cơ sở, lập 8.554 biên bản kiểm tra (trong đó kiểm tra chuyên đề nhà cao tầng: 127 cơ sở, chuyên đề cửa hàng xăng dầu: 99 cơ sở, cửa hàng khí đốt hóa lỏng gas 261 cơ sở, kiểm tra cơ sở nơi tập trung đông người: 146 lượt cơ sở, kiểm tra cơ sở làng nghề: 19 lượt cơ sở, kiểm tra theo chuyên đề cao điểm tấn công trấn áp tội phạm: 406 lượt cơ sở, kiểm tra các cơ sở phục vụ bảo vệ: 272 lượt cơ sở, kiểm tra thi công: 179 cơ sở). Qua cơng tác kiểm tra an tồn PCCC đã phát hiện 29.436 các tồn tại, thiếu sót về PCCC. Viết 167 công văn hướng dẫn các cơ sở khắc phục kịp thời, đã kiến nghị các biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn PCCC. Xử lý 2.087 trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực PCCC, phạt hành chính với số tiền 1.052.565.000 đồng (Một tỷ, không trăm năm mươi hai triệu, năm trăm sáu mươi lăm ngàn đồng).

- Năm 2011, kiểm tra, phúc tra 7.816 lượt đơn vị, cơ sở về công tác PCCC; phát hiện, yêu cầu các đơn vị, cơ sở khắc phục 18.946 tồn tại thiếu sót về PCCC; Viết 69 công văn kiến nghị cơ sở về thực hiện công tác PCCC. Xử phạt hành chính 1.157 tổ chức, cá nhân vi phạm; với số tiền 531.965.000 đồng.

- Năm 2012, kiểm tra, phúc tra 12.996 lượt đơn vị, cơ sở (trong đó có 2.669 lượt cơ sở tro ̣ng điểm ); phát hiện, yêu cầu các đơn vị, cơ sở khắc phục 23.568 tồn tại thiếu sót về PCCC; gửi 36 cơng văn kiến nghị cơ sở về thực hiện công tác PCCC. Lập biên bản, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính 2.789 trường hợp, phạt tiền 2.576.555.000 đồng; tạm đình chỉ hoạt động 02 cơ sở; đình chỉ hoạt động 01 cơ sở; đề nghị khởi tố hình sự 01 cơ sở.

- Năm 2013, kiểm tra, phúc tra 18.630 lượt đơn vị, cơ sở về công tác PCCC; phát hiện và yêu cầu các đơn vị, cơ sở khắc phục 50.781 tồn tại thiếu sót về PCCC; gửi 20 công văn kiến nghị cơ sở về thực hiện công tác PCCC. Lập biên bản, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính 3.292 trường hợp vi phạm; phạt tiền 3.143.100.000 đồng.

- Năm 2014, kiểm tra, phúc tra 26.122 lượt đơn vị, cơ sở về công tác PCCC; phát hiện và yêu cầu các đơn vị, cơ sở khắc phục 79.358 tồn tại thiếu sót về PCCC. Triển khai trên 50 cơng văn kiến nghị về công tác PCCC đối với 50 cơ sở. Xử phạt hành chính 3.640 tổ chức, cá nhân vi phạm; với số tiền 5.469.050.000 (xem phụ lục 4).

Nhìn chung các cơ sở để xảy ra cháy và được xác định rõ nguyên nhân đều được lực lượng Cảnh sát PCCC lập hồ sơ và xử phạt đảm bảo theo các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, các chủ thể vi phạm cũng đã thực hiện nghiêm túc các quyết định xử phạt, tuy nhiên trong q trình áp dụng pháp luật vẫn cịn khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác xử phạt hành chính trong lĩnh vực

PCCC; theo đó trong một thời gian dài việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC đối với các hành vi để xảy ra cháy, nổ theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 5/10/2005 của Chính phủ đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phải xem xét và nghiên cứu quy định lại một cách khoa học, cụ thể, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh. Thực tế cho thấy với các quy định như tại Điều 27 Nghị định số 123/2005/NĐ-CP, Điều 26 Nghị định số 52/2012/NĐ-CP và Điều 48 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ là chưa đầy đủ và thiếu chặt chẽ, dễ dẫn đến việc chuyển vi phạm hành chính một cách tùy tiện trong quá trình xử lý vi phạm của người có thẩm quyền, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của công tác xử phạt, như:

- Nghị định chưa tách riêng các hành vi vi phạm thành các khoản riêng như: Hành vi để xảy ra cháy, nổ do vô ý; hành vi để xảy ra cháy, nổ cho vi phạm quy định an toàn PCCC, hành vi để xảy ra cháy, nổ do thiếu trách nhiệm; Nghị định số 123/205/NĐ-CP chưa quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vô ý để xảy ra cháy gây thiệt hại thiệt hại trên 50.000.000 đồng, mà khơng có dấu hiệu phạm tội; các hành vi cố ý gây cháy nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; các hành vi vi phạm quy định về PCCC gây thiệt hại từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng; Nghị định số 52/2012/NĐ-CP và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ chỉ quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn PCCC để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tại hộ gia đình mà khơng quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm này ở khu vực khác; vì vậy có nhiều vụ cháy sau khi xác định ngun nhân đã khơng có chế tài xử lý; bên cạnh đó, mức phạt tiền như quy định tại Nghị định số 123/2005/NĐ-CP của Chính phủ là q thấp khơng đủ sức răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm;

- Qua thực tiễn và nghiên cứu các quy định của pháp luật về PCCC cho thấy việc quy định về mức độ thiệt hại như trong Nghị định số 123/2005/NĐ- CP cũng như các văn bản pháp luật về xử phạt VPHC hiện hành là chưa đảm bảo tính khoa học và khơng phù hợp với quy định về giải thích từ ngữ như tại Điều 3 của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định: “Cháy là trường hợp để

xảy ra cháy khơng kiểm sốt được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường”, như vậy khơng thể có vụ cháy xảy ra mà lại

khơng có thiệt hại nhất định, có thể đó là thiệt hại trực tiếp hoặc thiệt hại gián tiếp nhưng nhất thiết phải có thiệt hại xảy ra;

- Một số vụ cháy qua điều tra kết luận nguyên nhân là do sự cố kỹ thuật, tuy nhiên, ngoài các nguyên nhân khách quan do các yếu tố kỹ thuật mang lại thì cịn có ngun nhân do ý thức chủ quan của con người đó là thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục các hư hỏng dẫn đến sự cố máy móc, thiết bị gây cháy, đây chính hành vi thiếu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, song Nghị định số 123/2005/NĐ-CP không quy định hành vi này, nên hầu như các vụ cháy có liên quan đến sự cố kỹ thuật đã khơng có chế tài để xử phạt;

- Trong thực tế việc đánh giá thiệt hại trong các vụ cháy là căn cứ để xác định mức xử phạt cũng gặp nhiều khó khăn, hầu hết thiệt hại trong các vụ cháy đều do việc đánh giá chủ quan của các đơn vị cơ sở và cán bộ thực thi pháp luật, việc đánh giá thiệt hại chủ yếu theo hướng hạ thấp giá trị tài sản thiệt hại để chỉ phải chịu mức xử phạt thấp đây cũng là kẻ hở của pháp luật dẫn đến hiệu quả xử phạt VPHC đối với các hành vi vi phạm gây cháy, nổ còn hạn chế.

- Vi phạm hành chính về PCCC được ghi nhận trong các biên bản kiểm tra an tồn PCCC bình qn mỗi biên bản kiểm tra ghi nhận có tối thiểu từ một đến hai vi phạm, nhưng các vi phạm này đã không được xử lý theo đúng

quy định của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC hoặc nếu có xử lý thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ chỉ lập biên bản vi phạm hành chính với một vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 81 - 85)