CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.2. Quyền con người trong hiến pháp
Dân chủ và các quyền con người có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời. Một mục đích chủ yếu của dân chủ là để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người và phẩm giá con người (như được khẳng định tại đoạn 3 Tuyên ngôn toàn thế giới về dân chủ, được thông qua bởi Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới
năm 1997). Ngược lại, tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền con người, mà trước hết là các quyền dân sự và chính trị, là tiền đề của một chế độ, xã hội dân chủ (như quan điểm của David Beetham và một số tác giả khác) [128]. Bên cạnh cá quyền tự do đó, dân chủ còn hàm nghĩa bao gồm các thể chế chính trị (hệ thống bầu cử tự do và cạnh tranh, chính quyền chịu trách nhiệm giải trình...).
Cùng với sự ra đời của các bản hiến pháp trên thế giới, các quyền con người đã được "hiến pháp hóa". Hiến pháp đã trở thành một phương tiện quan trọng để bảo vệ các quyền con người, với cách thức phổ biến nhất là quy định một danh mục các quyền con người (bill of rights). Học tập các hiến pháp của phương Tây, các bản hiến pháp Đông Á, kể từ Hiến pháp Nhật Bản 1889, đều ghi nhận các quyền cá nhân trong hiến pháp và xu hướng chung là dần mở rộng
chúng gần hơn với các quy phạm của luật nhân quyền quyền quốc tế hiện đại.
Bản hiến pháp đầu tiên ở Đông Á ghi nhận các quyền con người chính là Hiến pháp Nhật Bản 1889, với sự ảnh hưởng của Hiến pháp Phổ 1850. Bản Hiến pháp này đã bao gồm Chương II về quyền và nghĩa vụ của thần dân (Điều 18 đến 32), ngay sau Chương I về Hoàng đế. Trong số 15 điều khoản của chương này, nhiều quyền đã được quy định gồm không bị bắt, xét xử, kết tội trái pháp luật, được xét xử bởi các thẩm phán theo luật định, an toàn nhà riêng và thư tín, bảo đảm về tài sản, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, tự do ngôn luận, hội họp, xuất bản.... Cạnh đó, một số nghĩa vụ công dân (tham gia quân đội - Điều 20, nộp thuế - Điều 21). Điểm khá lý thú là Điều 31 dự phòng trong hoàn cảnh chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp, các quy định trong Chương này không thể ảnh hưởng đến việc thực thi quyền lực của Hoàng đế. Nói cách khác, Hoàng đế có toàn quyền quyết định trong các trường hợp đặc biệt. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với việc tuyên bố độc lập, nhiều quốc gia trong khu vực châu Á đã ban hành hiến pháp như một tuyên ngôn về chủ quyền quốc gia và về các quyền cơ bản của người dân mới giành lại
Hiến pháp Nhật Bản 1946, Chương II Hiến pháp Hàn Quốc 1947, Chương III Hiến pháp Trung Quốc 1954... Cùng với tiến trình mở rộng dân chủ và phát triển hiến pháp, các quyền con người được mở rộng hơn, nhất là bao gồm các quyền dân sự và chính trị (như tự do ngôn luận, hội họp, quyền đối lập chính trị…) và được bảo đảm thực tế hơn.
Hiến pháp Nhật Bản 1946, Chương III gồm 31 điều quy định về các quyền và nghĩa vụ của công dân (điều 10 - 40). Các quyền dân sự (quyền sống - Điều 31, quyền tiếp cận tòa án - Điều 32, quyền kiến nghị - Điều 16, quyền khiếu nại đòi bồi thường - Điều 17, tự do tư tưởng, ngôn luận - Điều 19, tự do tín ngưỡng - Điều 20...), chính trị (bầu cử - Điều 15), các quyền kinh tế, xã hội (hưởng mức sống tối thiểu - Điều 25, giáo dục - Điều 26, tư hữu - Điều 29...). Hiến pháp Nhật Bản (Điều 13) và Hàn Quốc (Điều 10) đều đề cập đến quyền "mưu cầu hạnh phúc", phản ánh sự ảnh hưởng của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ 1776. Hiến pháp Hàn Quốc nhắc đến "tự do lương tâm" (Điều 19), trong khi Hiến pháp Nhật Bản nhắc tới "tự do tư tưởng" gắn với tự do tôn giáo (Điều 29).
Chương II Hiến pháp Hàn Quốc 1987 (Điều 10 đến Điều 39) quy định về các quyền và nghĩa vụ công dân. Tại Điều 10, nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người và quyền mưu cầu hạnh phúc được khẳng định như một tiền đề. Nhà nước có trách nhiệm xác nhận và đảm bảo các quyền con người cơ bản và bất khả xâm phạm của cá nhân. Quyền thành lập chính đảng và bình đẳng giữa các đảng phái cũng được khẳng định tương đối chi tiết tại Điều 8. Do hoàn cảnh xung đột với miền Bắc, nghĩa vụ quân sự được áp dụng đối với tất cả các nam thanh niên Hàn Quốc. Nghĩa vụ gia nhập quân đội cũng được quy định tương đối chi tiết (Điều 29).
Đài Loan quy định về quyền và nghĩa vụ công dân tại Chương II của Hiến pháp (Điều 7 – Điều 24). Điều 7 khẳng định nguyên tắc căn bản: Tất cả các công dân của Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan), không phân biệt giới tính,
tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, giai cấp, hoặc đảng phái, đều bình đẳng trước pháp luật. Điều 8 quy định chi tiết bảo đảm quyền tự do cá nhân. Điều 9 khẳng định nguyên tắc ngoại trừ những người đang phục vụ trong quân đội, không có ai bị xét xử bởi tòa án quân sự. Nhiều quyền dân sự thiết yếu, mà liên quan đến chúng có nhiều vụ việc được đưa ra trước Viện Tư pháp (sẽ phân tích ở phần sau), như quyền tự do ngôn luận, giảng dạy, báo chí và xuất bản (Điều 11), quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. (Điều 13), quyền tự do hội họp và lập hội (Điều 14)…Các quyền chính trị quan trọng được ghi nhận là quyền bầu cử, bãi miễn, sáng kiến, tham gia trưng cầu ý dân (Điều 17), quyền tham gia thi tuyển công chức, giữ các vị trí trong bộ máy công quyền (Điều 18)…Hiến pháp cũng có một điều khoản riêng về nguyên tắc giới hạn quyền, rất phù hợp với tinh thần của các chuẩn mực nhân quyền quốc tế, theo đó, tất cả các quyền và tự do được liệt kê không bị giới hạn bởi pháp luật trừ khi cần thiết để ngăn ngừa xâm phạm các quyền tự do của người khác, để ngăn chặn một mối nguy hiểm sắp xảy ra, để duy trì trật tự xã hội hoặc để thúc đẩy phúc lợi công cộng (Điều 23).
Hiến pháp đầu tiên của Trung Quốc đại lục (năm 1954) đã có riêng Chương III (sau Chương I về các nguyên tắc chung và Chương II về tổ chức nhà nước) quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân (điều 85 - 102). Nhiều quyền cơ bản được quy định, chẳng hạn như tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình (Điều 87), thậm chí (theo cách quy định của Hiến pháp Liên Xô) nhà nước cung cấp các điều kiện vật chất cần thiết để công dân thực hiện các quyền tự do này. Nhiều quyền dân sự khác là tự do tôn giáo (Điều 88), an toàn thân thể (Điều 89) và quyền khiếu nại (Điều 97). Hầu hết các điều khoản khác liên quan đến các quyền kinh tế, xã hội (về nhà ở, lao động, nghỉ ngơi, giáo dục, trợ cấp cho người già, trẻ em...). Hiến pháp Trung Quốc hiện hành (1982) đặt chương II về quyền và nghĩa vụ công dân (điều 33
được quy định chung trong cùng Điều 33 (quyền tự do ngôn luận, xuất bản, lập hội, tham gia tổ chức đoàn thể, đi lại, biểu tình). Thế giới đã bình luận rất nhiều về việc năm 2004, Điều 33 Hiến pháp 1982 (về nguyên tắc chung của quyền công dân) được bổ sung thêm một khoản "Nhà nước tôn trọng và bảo đảm nhân quyền". Căn cứ vào sửa đổi hiến pháp này (năm 2004), Trung Quốc đã ban hành một số chính sách và kế hoạch liên quan đến thúc đẩy nhân quyền, tăng cường giáo dục và nghiên cứu nhân quyền. Dẫu vậy, tình trạng nhân quyền, đặc biệt là các quyền dân sự và chính trị tại quốc gia này tiếp tục là mối quan ngại lớn đối với công luận quốc tế. Năm 2010, tổ chức Freedom House (một tổ chức phi chính phủ trụ sở tại Hoa Kỳ) xếp hạng Trung Quốc loại "không tự do" với số điểm thấp nhất trong thang điểm về các quyền chính trị (điểm 7), trong khi các quyền tự do dân sự được coi là khá hơn (điểm 6) [211].
Việc thực thi dân chủ trực tiếp dường như chưa được hiến pháp các quốc gia Đông Á quan tâm nhiều. Một số quy định về trưng cầu ý dân chủ yếu liên quan đến thủ tục sửa đổi hiến pháp. Trong Hiến pháp 1946 của Nhật Bản, Điều 96 quy định về thủ tục trưng cầu ý dân để sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, chưa bao giờ một cuộc trưng cầu ý dân sửa đổi hiến pháp được tổ chức tại Nhật Bản do Điều khoản này cũng đòi hỏi trước đó phải có hai phần ba số phiếu ở mỗi viện trong Nghị viện thông qua. Trong Hiến pháp 1987 của Hàn Quốc, điều khoản về thủ tục trưng cầu ý dân về đề xuất sửa đổi hiến pháp trong vòng 30 ngày sau khi Quốc hội thông qua (Điều 130) vẫn tiếp tục được duy trì.
Trong xu hướng toàn cầu hóa của các giá trị phổ quát, các chuẩn mực, công ước quốc tế đã được các quốc gia trong khu vực tiếp nhận dần vào hệ thống pháp luật của mình. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966) vào năm 1979. Trong khi Bắc Triều Tiên gia nhập ICCPR vào năm 1981, Hàn Quốc mới chỉ gia nhập vào năm 1990. Trung Quốc đã ký ICCPR năm 1998 nhưng đến nay vẫn
chưa phê chuẩn. Đến gần đây, Trung Quốc vẫn tiếp tục chỉnh sửa hệ thống pháp luật (như Bộ luật Tố tụng Hình sự…) cho phù hợp với đòi hỏi của ICCPR. Các bản hiến pháp Đông Á đều không nhắc đến các điều ước quốc tế về quyền con người. Dù vậy, điều lý thú là trong thực tiễn áp dụng, tòa án hiến pháp của Hàn Quốc, Đài Loan đều đã áp dụng trực tiếp các điều ước nhân quyền ngày càng thường xuyên hơn [137].