5. Bố cục luận văn
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc
quốc Việt Nam với các cơ quan Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ và bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân
3.2.2.1.Giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Mặt trận với các cơ quan Nhà nước nhằm phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân
Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan nhà nước là mối quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật, được thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận và các cơ quan nhà nước hữu quan ở từng cấp ban hành. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận hoạt động có hiệu quả.
Sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền có ý nghĩa quan trọng trong việc kết hợp các biện pháp quản lý của Nhà nước với phong trào hành động của nhân dân, thu hút sự tham gia tự giác và trực tiếp của nhân dân làm cho kỷ cương phép nước và ý nguyện lòng dân gặp nhau, làm cho mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân được mở rộng và đi đến thống nhất “ý Đảng, lòng dân, phép nước”. Mặc khác, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng quy định của pháp luật chỉ điều tiết những quan hệ chính yếu, cơ bản nhất. Ngoài pháp luật còn có các yếu tố khác điều tiết hành vi xã hội như đạo đức, phong tục tập quán, quy ước tập thể… Và trên lĩnh vực này Mặt trận có ưu thế hơn trong việc tổ chức vận động, hướng dẫn nhân dân phát huy cái đẹp, xóa bỏ cái xấu lạc hậu, hỗ trợ pháp luật điều tiết hành vi xã hội.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong công tác này cần quy định rõ và cụ thể hơn nữa những chức năng, nhiệm vụ thậm chí cả quy trình hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việc chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động trực tiếp của nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước
cũng như ở từng địa phương. Việc lấy ý kiến của nhân dân cũng như các ý kiến của Mặt trận về các chương trình, dự án… phải đảm bảo thực chất tránh qua loa hoặc đặt Mặt trận trước những việc đã rồi.
Hoạt động thực hiện dân chủ, phát huy quyền là chủ của nhân dân cần xây dựng cơ chế đầy đủ và bảo đảm sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền nhà nước các cấp (về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra nhân dân). Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, đề nghị việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức danh trong chính quyền. Có cơ chế, chính sách bảo đảm cho Mặt trận được chủ động tham gia tránh bị phụ thuộc dẫn đến e dè, nể nang.
Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng và ban hành Luật về hội họp, Luật biểu tình, Luật về tín ngưỡng và tôn giáo, Luật trưng cầu ý dân, Luật tự quản ở cộng đồng dân cư (thôn, làng, bản, ấp…), Luật giám sát nhân dân (trong đó có giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Luật về lập hội, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).
Thúc đẩy nhanh việc xây dựng cơ chế để Mặt trận Tổ quốc thực hiện quyền giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của Nhà nước, đặc biệt là giám sát những hoạt động liên quan đến quyền dân chủ của công dân như việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ chế này xác định rõ quyền, trách nhiệm, hình thức cũng như quy trình giám sát và phản biện trong đó đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm cung cấp thông tin, tiếp thu giải trình của các đối tượng bị giám sát, phản biện. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có cơ chế thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội là thực hiện đúng tinh thần mà Nghị quyết Đại hội X đã đề ra về phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân.
Một yêu cầu khác không kém phần quan trọng là cần phát huy tính chủ động trong tạo kinh phí và sử dụng kinh phí, tránh lệ thuộc quá nhiều vào chính quyền cùng cấp, rất khó hoạt động. Nhà nước cần cấp một phần kinh phí hoạt động cho Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tạo điều kiện để có thể gây dựng quỹ theo đúng pháp luật. Kinh phí do Nhà nước cấp được HĐND ở cơ sở giao khoán cho Mặt trận và từng đoàn thể để quyết định việc chi tiêu, kể cả việc trả phục cấp cho cán bộ chuyên trách.
3.2.2.2 Phát huy vai trò của Mặt trận TQVN về giám sát và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân
Hoạt động giám sát nói chung, giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng của Mặt trận các cấp tuy là nhiệm vụ thường xuyên đã có từ lâu nhưng được các văn bản pháp luật trong đó có Luật Mặt trận quy định rất hạn hẹp như: quyền giám sát của Mặt trận đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thường kỳ của các cơ quan nhà nước còn gò bó, các phát hiện, kiến nghị gửi đến cơ quan nhà nước các cấp được ví như “nước đổ lá khoai” chưa được coi trọng và chưa có chế tài bắt buộc; việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Mặt trận chỉ dừng ở mức nhận đơn và chuyển đơn;. Với những quy định hiện hành, vai trò của Mặt trận là hết sức hạn chế. Nhưng sau đó thì thế nào, cơ quan có trách nhiệm có tổ chức giải quyết kịp thời, nghiêm chỉnh, thấu đáo, đúng pháp luật không thì Mặt trận Tổ quốc không có quyền có ý kiến gì nữa. Do vậy, việc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của Mặt trận Tổ quốc là rất hình thức và đương nhiên là không có hiệu quả; còn có những yếu kém về năng lực con người thực thi, đặc biệt là tình trạng thụ động, hành chính hóa của Mặt trận các cấp.
khiếu nại, tố cáo có hiệu quả đúng với nghĩa là cùng Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân thì cần phải quy định lại nội dung này theo hướng:
- Cần có cơ chế đầy đủ hơn về giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; quy định và thực hiện nghiêm túc việc thông báo định kỳ về giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Mặt trận biết; các kiến nghị của Mặt trận cần được xem xét nghiêm túc và thông báo lại đúng thời hạn quy định.
- Không nên chỉ quy đinh Mặt trận Tổ quốc nhận đơn và chuyển đơn đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền như hiện nay mà phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét, xác minh, làm rõ vụ việc;
- Trước khi cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền quyết định giải quyết cần có ý kiến thống nhất của Mặt trận Tổ quốc;
- Đối với những vụ việc mà Mặt trận có văn bản kiến nghị gửi đến mà người có thẩm quyền giải quyết không giải quyết, chậm giải quyết hoặc để kéo dài hoặc giải quyết không đúng pháp luật thì cần quy định rõ hình thức chế tài xử lý nghiêm minh;
- Nếu cần Mặt trận Tổ quốc có thể tổ chức giám sát việc giải quyết bằng các đoàn giám sát;
- Về mặt tổ chức và hoạt động cần hoàn thiện bộ máy tổ chức, con người, đổi mới phương thức hoạt động, bổ sung kinh phí cho hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc nói chung, giám sát khiếu nại, tố cáo nói riêng.
3.2.2.3. Phát huy dân chủ, xây dựng sự đồng thuận xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”. Muốn làm được điều đó, phải phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận trong việc thực hành dân chủ và phát huy dân chủ của các tầng lớp nhân dân trong đời sống xã hội. Có phát huy và thực hành được dân chủ thì mới huy động sức mạnh tổng lực của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc đi tắt, đón đầu, chấn hưng và phát triển đất nước, vì dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển, và theo Hồ Chí Minh: Dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết các vấn đề của đất nước.
Trong đời sống xã hội, có những quyết định đòi hỏi không chỉ thực hiện ý chí, quyền, lợi ích của đa số mà còn phải đạt tới thực hiện ý chí, quyền và lợi ích của tất cả. Nguyên tắc dân chủ chỉ có thể dựa trên nền tảng đồng thuận.
Đồng thuận xã hội là phương pháp tập hợp, đoàn kết các lực lượng trong xã hội dựa trên cơ sở tự do, bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng cái riêng của mỗi người. Xây dựng sự đồng thuận xã hội chính là nêu cao giá trị dân chủ và là một phương thức thực thi dân chủ. Là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, hoạt động của Mặt trận phải tạo ra sự cân bằng mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội, phối hợp với nhà nước tìm kiến những phương thức tối ưu cho sự phát triển xã hội… Đó cũng là nhân tố quan trọng để xây dựng sự đồng thuận và đoàn kết toàn dân tộc.
Dân chủ, đồng thuận xã hội và đoàn kết đều là những phương thức thực thi quyền lực chính trị, chúng có sự hỗ trợ, tương tác lẫn nhau. Dân chủ được thực hiện tạo điều kiện tiền đề cho việc xây dựng sự đồng thuận xã hội, đồng thuận xã hội làm cơ sở cho đoàn kết toàn dân tộc. Dân chủ càng được phát huy, các tiêu chí của nền dân chủ càng hiện thực hóa thì càng tạo nên sự đồng thuận xã hội và tăng cường tinh thần đoàn kết.
Là tổ chức tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, Mặt trận có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân ý thức về quyền và lợi ích chính đáng của mình, thấu hiểu về đường lối, chính sách,
pháp luật để thực hiện; góp phần xóa bỏ những mặc cảm, định kiến, những thói quen của mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp; hình thành những giá trị mới về lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân, giải tỏa những xung đột xã hội, những bất đồng trong nhân dân. Cần phải tăng cường hơn nữa chức năng, nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc góp phần tăng cường sự đồng thuận xã hội và đoàn kết toàn dân tộc.