Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận TQVN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa - qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 94 - 100)

5. Bố cục luận văn

3.1. NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

3.1.2. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận TQVN

TQVN trong tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế và đã đạt được những thành tựu to lớn. Yêu cầu đổi mới hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có quan hệ chặt chẽ với yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện dân chủ, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân là điểm quy tụ các chính sách, biện pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Đổi mới nội dung và phương thức

hoạt động là yêu cầu cần thiết khách quan. Hoạt động của Mặt trận phải gắn bó mật thiết với nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn cách mạng; gắn với quá trình đổi mới hệ thống chính trị của công cuộc đổi mới đất nước.

3.1.2.1. Về đổi mới nội dung

- Về chính trị tư tưởng: Với vai trò là tổ chức liên minh chính trị của tổ chức chính trị, các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân tự nguyện gia nhập tổ chức Mặt trận trên cơ sở tán thành Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trước yêu cầu phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, Mặt trận chủ động đưa ra các nội dung, chủ đề trao đổi, thảo luận, tranh luận với phương châm tự do tư tưởng, chân thành, cởi mở và xây dựng. Những vấn đề tranh luận ấy sẽ đem lại sự thống nhất và đồng thuận, có giá trị nâng cao giác ngộ không ngừng về những vấn đề trong đời sống xã hội, mà từng con người có thể còn hạn chế chưa vượt qua được. Như vậy, không cần một xã hội đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, mà vẫn giải quyết được những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau trong xã hội để tìm ra đâu là chân lý. Mặt trận có lợi thế, có đủ điều kiện để thực hiện những vấn đề đó.

- Về tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân: Tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của Mặt trận. Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, để tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc làm động lực tập hợp đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận cần tăng cường đẩy mạnh việc tuyên truyền và ra lời hiệu triệu sâu rộng với tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài để nêu bật những thách thức đối với đất nước trước thực trạng kém phát triển…; đồng thời khơi dậy những trang sử oai hùng, vẻ vang của dân tộc, từ đó thúc đẩy tinh thần yêu

nước, ý thức dân tộc, lòng tự tôn và khí phách của dân tộc trong mọi người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ sẽ có một ý nghĩa lịch sử, thực tiễn vô cùng sâu sắc, đồng thời cũng là một động lực vô cùng to lớn để tập hợp, đoàn kết tất cả mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Mặt trận cần được củng cố và mở rộng về tổ chức và hoạt động để thực sự là một tổ chức tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nơi thể hiện nguyện vọng, ý chí của các tầng lớp nhân dân. Với tiêu chí của tập hợp, đoàn kết là giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tập hợp đoàn kết phải thông qua việc mở rộng, đa dạng hóa loại hình tổ chức, thông qua phong trào và các cuộc vận động, xây dựng lòng tin, chăm lo đời sống và lợi ích thiết thực của nhân dân.

- Về phát huy vai trò nhân dân làm chủ: Đây là nội dung cốt lõi thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn làm được điều đó phải phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận trong việc thực hành dân chủ và phát huy dân chủ của các tầng lớp nhân dân trong đời sống xã hội. Có phát huy thực hành dân chủ thì mới huy động sức mạnh tổng lực của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc đi tắt, đón đầu, chấn hưng và phát triển đất nước, vì dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

- Về xây dựng Đảng, Nhà nước, xây dựng chính quyền nhân dân các cấp: Mặt trận có nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện giám sát, phản biện xã hội. Do đó, cần hướng dẫn các nội dung cụ thể như tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền; có biện pháp phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu tinh thần trách

nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân. Đổi mới việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, thực hiện giám sát và phản biện xã hội hoạt động của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, địa biểu dân cử và cán bộ, công chức, đảng viên.

- Về hoạt động đối ngoại, đoàn kết quốc tế: Để công tác đối ngoại nhân dân góp phần thiết thực vào sự nghiệp chung, cần phải xác định rõ mục tiêu và chiến lược để thực hiện các mục tiêu đó trong hoạt động đối ngoại nhân dân. Với mục tiêu chung là làm cho ngày càng nhiều nhiều dân các nước hiểu và có thiện cảm với Việt Nam, mở rộng mạng lưới bạn bè quốc tế và đối tác của Việt Nam, góp phần củng cố hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Về vận động thi đua yêu nước, vận động các phong trào từ thiện, nhân đạo: Mặt trận cần tích cực chủ động đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước nói chung và các cuộc vận động do Mặt trận khởi xướng và chủ trì nói riêng, trong đó nổi bậc là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”… Với phương châm “lấy sức dân mà xây dựng cuộc sống cho dân” làm tư tưởng chỉ đạo, với động lực của các cuộc vận động là lấy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở lợi ích chung của cộng đồng dân cư làm điểm tương đồng, lấy sự tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống ở khu dân cư làm mục đích, chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề dân sinh, dân chủ, dân trí ở khu dân cư là đoàn kết. Phối hợp cùng với các tổ chức thành viên tiếp tục vận động nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, hưởng ứng Ngày hội quốc phòng toàn dân, Ngày biên phòng toàn dân, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa; phối hợp thực hiện các phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, phòng chống HIV/AIDS… Đồng thời cùng phối hợp với chính quyền trong các hoạt động

nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn trong cuộc sống. Các cuộc vận động cứu trợ đồng bào bị hoạn nạn do thiên tai gây ra đều được nhân dân ở mọi miền đất nước và người Việt Nam ở nước ngoài tích cực hưởng ứng.

3.1.2.2. Về đổi mới phương thức hoạt động

- Về phương thức hiệp thương dân chủ, phối hợp thống nhất hành động: trên tinh thần tụ nguyện tham gia Mặt trận, các tổ chức thành viên là tổ chức hay cá nhân tiêu biểu đều có quyền phát huy dân chủ, tôn trọng nhau, chia sẽ ý kiến, thương lượng và cùng đi tới thống nhất hành động. Đây là phương thức công tác bên trong, vận hành trong nội bộ tổ chức Mặt trận và là nguyên tắc hoạt động bất di bất dịch. Việc phối hợp và thống nhất hành động được tiến hành từ Trung ương đến cơ sở trên các lĩnh vực hoạt động của Mặt trận. Mặt trận TQVN mỗi cấp cần thực hiện tốt vai trò chủ trì và thống nhất hành động giữa các thành viên theo chương trình chung mang tính đặc thù của Mặt trận. Căn cứ vào chương trình công tác từng thời gian để xem xét, lựa chọn những việc cần có sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên. Thống nhất mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương châm, thời gian triển khai thực hiện để vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện và phân công cụ thể cho từng thành viên của Mặt trận thực hiện.

- Về phương thức quan hệ với Đảng, Nhà nước: Đảng Cộng sản Việt nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Là Đảng duy nhất cầm quyền, để bảo đảm và phát huy chế độ dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, Đảng thông qua Đảng đoàn Mặt trận, thông qua nghị quyết của Đảng, thông qua đảng viên lãnh đạo để vai trò và tác dụng của Mặt trận và các đoàn thể ngày càng được nâng cao trong đời sống thực tế, trong cuộc đấu tranh của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng chống nạn tham nhũng và tệ quan liêu. Đảng lãnh đạo các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước tạo những điều kiện thiết thực, trước hết là những thiết chế, cơ chế có giá trị pháp lý cao để Mặt

trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện được vai trò giám sát và phản biện xã hội như nghị quyết của Đảng đã đề ra.

Quan hệ giữa Mặt trận TQVN với Nhà nước là quan hệ bình đẳng giữa hai bộ phận của hệ thống chính trị, quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Phối hợp với Nhà nước là một phương thức hoạt động quan trọng của Mặt trận và chỉ khi nào Mặt trận thực hiện tốt sự phối hợp với Nhà nước thì lúc đó Mặt trận mới phát huy được chức năng tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Để thực hiện tốt sự phối hợp với chính quyền và thực hiện tốt quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban Mặt trận TQVN và cơ quan nhà nước hữu quan ở từng cấp thì Mặt trận các cấp cần bám chắc chức năng của mình mà chủ động đề xuất những việc cần phối hợp, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp và khi đã phối hợp thì phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện đạt kết quả thiết thực; đồng thời yêu cầu chính quyền cùng cấp tạo các điều kiện về tài chính và phương tiện, vật chất cho Mặt trận để bảo đảm các nhiệm vụ chung theo chương trình kế hoạch đã thống nhất giữa hai bên.

- Về phương thức quan hệ với các tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu: Phối hợp thống nhất hành động giữa các thành viên trong Mặt trận là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận. Mặt trận cần đề cao phương thức và nguyên tắc này xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Mặt trận. Mặt trận không phải là một đoàn thể, mà là một tổ chức liên minh chính trị của tổ chức chính trị, không có thành viên viên thì không còn Mặt trận và nói đến Mặt trận phải luôn đề cập vai trò của các tổ chức thành viên. Đây là mối quan hệ hỗ trợ qua lại diễn ra trong nhiều nội dung phong phú, linh hoạt khiến cho sức mạnh khối đại đoàn kết được nâng lên không ngừng, hướng vào mục tiêu chung và góp sức xây dựng từng thành viên vững mạnh. Đối với các cá nhân tiêu biểu, là những người đứng đầu trong giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn

giáo. Dựa vào đó, Mặt trận tập hợp lực lượng, phát huy trí tuệ của các tầng lớp nhân dân. Mặt trận cần giữ mối quan hệ gần gũi, mật thiết, chăm lo và phát huy những hạt nhân này, giúp Mặt trận đi sâu trong cộng đồng, trong các tầng lớp nhân dân.

- Về phương thức hợp tác, bình đẳng, tôn trọng và cùng có lợi: Quy tắc ứng xử chung của Mặt trận là như vậy, nói riêng trong công tác đối ngoại nhân dân, đoàn kết quốc tế càng phải được chú trọng. Để công tác đối ngoại nhân dân góp phần thiết thực vào sự nghiệp đối ngoại chung, cần phải xác định rõ mục tiêu và chiến lược để thực hiện các mục tiêu đó trong hoạt động đối ngoại nhân dân. Cần chủ động xác định được địa bàn, lĩnh vực đối tác, vấn đề trọng tâm, đề ra các mục tiêu cụ thể áp dụng với từng địa bàn, lĩnh vực, đối tượng và xây dựng chiến lược của mình để thực hiện các mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa - qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)