Nghị viện châu Âu trong việc đảm bảo tham gia của người dân các quá trình xã hội ở Liên minh châu Âu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu Luật văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 60 - 64)

- Cải cách thủ tục ngân sách ( loại bỏ phân biệt ngân sách bắt buộc và không bắt buộc) (điều III 310) và Hiến

QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HOÁ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU

2.2.1. Nghị viện châu Âu trong việc đảm bảo tham gia của người dân các quá trình xã hội ở Liên minh châu Âu.

quá trình xã hội ở Liên minh châu Âu.

Nghị viện châu Âu là một trong những cơ quan lập pháp của Cộng đồng. Thẩm quyền lập pháp của Nghị viện đƣợc quy định khác nhau tuỳ theo từng lĩnh vực và theo quy định của các hiệp ƣớc. Theo quy định của điều 5, TEU: “Nghị viện, Hội đồng, Uỷ ban, Toà án châu Âu và Toà kiểm toán sẽ thực hiện thẩm quyền của mình theo các điều kiện và mục đích quy định trong

các điều khoản hình thành Cộng đồng châu Âu và các Hiệp ước và Đạo luật được sửa đổi bổ sung sau này và các điều khoản của hiệp ước này”. Chính vì vậy, Nghị viện châu Âu trên cơ sở các quy định của Hiệp ƣớc đã đảm nhận những vai trò nhất định trong quá trình liên kết ở Liên minh châu Âu, đặc biệt là vai trò trong việc đảm bảo tham gia của ngƣời dân trong các hoạt động của EU.

Thứ nhất, đảm bảo của ngƣời dân tham gia quá trình hoạch định chính sách. Hoạch định chính sách ở Liên minh châu Âu là một quá trình phức tạp, đòi hỏi cân bằng quyền lực giữa các nƣớc thành viên, giữa các nhóm lợi ích xã hội, giữa doanh nghiệp, ngƣời dân cũng nhƣ cân bằng quyền lực giữa các thể chế siêu quốc gia. Do đó, quá trình hoạch định chính sách của EU phải thực hiện rất linh hoạt đảm bảo sự hoà hợp trong đa dạng, thƣờng xuyên đổi mới dựa trên cơ sở dân chủ hợp pháp. Cùng với quá trình liên kết sâu hơn, rộng hơn, chuyển giao quyền lực của các nƣớc thành viên cho các thể chế ở EU ngày càng nhiều, luôn có đổi mới trong việc đảm bảo cân bằng quyền lực giữa các thể chế ở Liên minh châu Âu đảm bảo quá trình hoạch định chính sách dân chủ hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, Nghị viện châu Âu là một thể chế dân chủ, ngƣời dân thông qua đại diện của mình có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ở EU. Các hiệp ƣớc quy định thủ tục lập pháp ở EU gồm tham vấn, tán thành, hợp tác và đồng quyết định, điều này thể hiện mức độ can thiệp của Nghị viện châu Âu vào quá trình lập pháp và hoạch định chính sách với Hội đồng Bộ trƣởng, đảm bảo ngƣời dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và vì lợi ích của ngƣời dân trong Cộng đồng. Mặt khác, trong quá trình lập pháp các dự thảo luật hoặc các quan điểm chung của các thể chế nhƣ Nghị viện hoặc Hội đồng đều phải công bố công khai cho ngƣời dân tham gia góp ý vào những dự thảo luật hoặc những sửa đổi bổ sung các hiệp ƣớc.

Thứ hai, quyền gửi kiến nghị tới Nghị viện và thanh tra Nghị viện. Điều 18, TEU quy định về quyền Nghị viện đã ban hành cơ chế pháp lý để đảm bảo công dân có thể gửi kiến nghị tới Nghị viện. Theo đó, bất kỳ công dân EU, thể nhân pháp lý hoặc văn phòng đại diện đặt tại các nƣớc thành viên đều có quyền đƣa các kiến nghị của mình lên Nghị viện về những quy định “sai trái” của các thể chế EU (Điều 191, Luật về thủ tục hoạt động của Nghị viện, 2004). Sau khi tiếp nhận đơn kiến nghị, Nghị viện có trách nhiệm xem xét đƣa ra báo cáo hoặc quan điểm của mình về kiến nghị của cá nhân hay thể nhân. Nếu kiến nghị làm thay đổi pháp luật của EU, Nghị viện sẽ yêu cầu Uỷ ban châu Âu giải trình và cung cấp tài liệu. Uỷ ban và Hội đồng có trách nhiệm thông báo về cách giải quyết để Nghị viện trả lời ngƣời kiến nghị.

Hiệp ƣớc Maastricht cũng quy định cho Nghị viện châu Âu có quyền bầu Thanh tra Nghị viện, Thanh tra Nghị viện là một trong những công cụ hữu hiệu trong giám sát hoạt động các thể chế ở EU. Điều 195, TEU quy định Thanh tra Nghị viện có trách nhiệm bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân EU khi có sự vi phạm của các thể chế EU; Có quyền xử lý các trƣờng hợp yếu kém của các cơ quan trong quản lý hành chính, lạm dụng quyền lực nhằm tăng cƣờng tính công khai, dân chủ trong quá trình ra quyết định và quản lý hành chính của các thể chế của EU, trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án châu Âu. Nhƣ vậy, Thanh tra Nghị viện có trách nhiệm đại diện cho các công dân EU bảo vệ các quyền công dân trong trƣờng hợp vi phạm của các thể chế EU đồng thời làm tăng tính công khai và dân chủ trong quá trình ra quyết định và quản lý hành chính của các thể chế ở Liên minh châu Âu. Có thể thấy, từ khi thiết lập chế độ Thanh tra Nghị viện cho đến hết năm 2003, Văn phòng Thanh tra đã tiếp nhận hơn 11.000 đơn khiếu kiện, trong đó khoảng 30% số đơn kiện là hợp lệ. Hơn 5.000 trƣờng hợp khiếu kiện đƣợc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền hoặc những ngƣời khiếu kiện đƣợc tƣ vấn

tới những cơ quan có thẩm quyền giải quyết và gần 1.500 cuộc điều tra đã đƣợc tiến hành. Hơn 500 trƣờng hợp đƣợc giải quyết đã đem lại lợi ích cho ngƣời khiếu kiện và hơn 200 trƣờng hợp đã thúc đẩy quản lý hành chính tốt hơn. Các giải pháp, các khuyến nghị và báo cáo đƣợc sử dụng ngày một nhiều trong hoạt động của Liên minh. Chỉ một số nhỏ các trƣờng hợp, các tổ chức đã bác bỏ những đề xuất mà Thanh tra đƣa ra. Trong gần 700 trƣờng hợp, sau khi điều tra, Thanh tra đã không thấy những chứng cứ của việc quản lý kém của các cơ quan trực thuộc. Có thể thấy, hoạt động của Thanh tra Nghị viện đã đem lại hiệu quả cho hoạt động của các thể chế ở Liên minh châu Âu [8].

Thứ ba, minh bạch hoá hoạt động và quy định quyền truy cập tài liệu của Nghị viện. Điều 96 và 97, Luật thủ tục làm việc của Nghị viện đã quy định minh bạch hoá hoạt động của Nghị viện và quyền truy cập các văn bản pháp luật của Nghị viện. Theo đó, Nghị viện phải công khai hoạt động của mình khi thảo luận và xem xét các điều khoản 255 (tiếp cận văn bản pháp luật của các thể chế EU), điều 42 về Hiến chƣơng các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu cũng nhƣ hoạt động của các Uỷ ban Nghị viện phải công khai... Nhƣ vậy, Nghị viện đã cụ thể hoá nhằm đảm bảo Nghị viện hoạt động công khai, minh bạch đảm bảo quyền lợi của công dân EU, ngƣời dân có thể giám sát, xem xét, đánh giá hoạt động của Nghị viện, cũng nhƣ hoạt động của các thể chế khác của EU. Nghị viện cũng cụ thể hoá quyền truy cập văn bản pháp lý của Nghị viện theo điều 255, TEC và quy định trong Chỉ thị (EC) Số 1049/2001 ngày 30 tháng 5 năm 2001 về quyền truy cập văn bản của Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu. Ngoài ra, trong quá trình xem xét các dự thảo luật, hiệp ƣớc cũng quy định (điều 251, TEU) các văn bản đƣợc thông qua phải thông báo công khai trên mạng kể cả trong giai đoạn hoà giải giữa Hội đồng và Nghị viện để cho ngƣời dân tham gia góp ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu Luật văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 60 - 64)