Cơ chế nhân quyền châu Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của việt nam (Trang 27 - 28)

1.3. Khái quát chung về các cơ chế bảo vệ nhân quyền trên thế giới

1.3.3. Cơ chế nhân quyền châu Mỹ

Cơ chế nhân quyền châu Mỹ được thành lập dựa trên hai văn kiện pháp lý cơ bản: Tuyên bố châu Mỹ về quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người (được tổ chức liên Mỹ thông qua cùng với Hiến chương châu Mỹ năm 1948) và Công ước nhân quyền liên Mỹ (được tổ chức liên Mỹ thông qua năm 1969 và có hiệu lực năm 1978). Từ đó Tổ chức liên Mỹ đã thành lập Uỷ ban nhân

quyền liên Mỹ năm 1959 và tới năm 1970 Hiến chương sửa đổi đã quy định Uỷ ban thành một trong những cơ quan chính của Tổ chức liên Mỹ. Cùng với Uỷ ban nhân quyền, năm 1979 Toà án nhân quyền liên Mỹ đã được thành lập để cùng đảm trách việc thực hiện Công ước nhân quyền liên Mỹ.

Uỷ ban nhân quyền liên Mỹ có chức năng chủ yếu là thúc đẩy việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, tiến hành nghiên cứu về nhân quyền và đưa ra những khuyến nghị cho các quốc gia châu Mỹ. Uỷ ban có quyền tiến hành điều tra về tình hình vi phạm nhân quyền của các quốc gia. Uỷ ban cũng có thể tiếp nhận những đơn kiện từ cá nhân đối với những vi phạm nhân quyền tại các quốc gia cho dù quốc gia đó đã phê chuẩn Công ước nhân quyền liên Mỹ hay không.

Toà án nhân quyền liên Mỹ có thẩm quyền giải quyết những vụ việc nghiêm trọng do Uỷ ban nhân quyền chuyển đến hoặc các quốc gia khởi kiện nếu đã được Uỷ ban giải quyết trước và những vụ việc liên quan tới những quốc gia đã chấp nhận thẩm quyền của Toà. Ngoài thẩm quyền xét xử Toà nhân quyền liên Mỹ cũng có quyền đưa ra ý kiến tư vấn liên quan đến việc giải thích các điều ước nhân quyền châu Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)