1.2. Các phƣơng thức kiểm soát quyền lực nhà nƣớc
1.2.3. Tòa án – cửa ải cuối cùng để phòng chống sự tùy tiện của quyền
nhà nước bằng việc ghi nhận nguyên tắc phân quyền – được xem là một phương thức hữu hiệu nhất để hạn chế quyền lực nhà nước – thì nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu hạn chế quyền lực nhà nước bằng pháp luật, mà đứng đầu là Hiến pháp.
1.2.3. Tòa án – cửa ải cuối cùng để phòng chống sự tùy tiện của quyền lực nhà nước quyền lực nhà nước
Như đã phân tích ở trên, Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà mọi tổ chức, cá nhân, bao gồm cả cơ quan nhà nước đều phải đặt mình dưới pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Theo Joseph Raz, một triết gia pháp luật nổi tiếng thì nhà nước pháp quyền phải đáp ứng 8 tiêu chuẩn cơ bản là:
Một là, mọi quy phạm pháp luật đều không áp dụng hồi tố, công khai và rõ ràng; hai là, pháp luật có tính ổn định tương đối; ba là, quy trình làm ra quy phạm pháp luật đều được chỉ dẫn bởi những quy tắc chung, rõ ràng, ổn định và công khai; bốn là, hoạt động xét xử của tòa án phải được độc lập; năm là, các nguyên tắc cơ bản của công lý tự nhiên đều phải được tôn trọng; sáu là, tòa án nên có thẩm quyền kiểm soát tư pháp đối với các nhánh quyền lực khác; bảy là, việc tiếp cận với tòa án của các đương sự phải được dễ dàng; tám là, quyền cân nhắc trong việc ra các quyết định của các cơ quan phòng chống tội phạm không được để ở mức có thể bóp méo pháp luật [7].
chúng ta có thể thấy được vai trò tiên quyết của tòa án trong việc hiện thực hóa các yêu cầu đó. Vị trí của tòa án được đề cao trong việc xét xử các vi phạm và tranh chấp trong xã hội, trong đó có hành vi của các quan chức nhà nước. Dựa trên cơ sở pháp lý là pháp luật, các phán quyết có hiệu lực của tòa án có tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ và chấp hành. Thông qua hoạt động của tòa án, pháp luật được tôn trọng và tuân thủ một cách triệt để.
Với chức năng xét xử, tòa án giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm quyền bởi lập pháp và hành pháp. Nếu quyền của dân chúng bị xâm hại bởi các quyết định và hành vi tùy tiện của các cơ quan lập pháp và hành pháp, dân chúng có thể dựa vào Hiến pháp mà khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vai trò này của tòa án được tổng kết từ rút ra từ thực tiễn chống lại sự lạm dụng quyền lực nhà nước:
Để làm sáng tỏ những điều còn mơ hồ trong luật pháp và những quy định và để buộc phải phục tùng, các xã hội đã nghĩ ra một loạt các cơ chế chính thức và không chính thức để làm điều này, nhưng không có một cơ chế nào quan trọng hơn một hệ thống tư pháp chính thức, chỉ riêng ngành này có quyền cưỡng chế các cơ quan khác của nhà nước qua các cuộc phán xử. Và cũng chỉ mình nó có quyền chính thức phán quyết về sự hợp pháp những hoạt động của ngành lập pháp và hành pháp. Mối quan hệ đặc biệt này đối với các ngành còn lại của nhà nước đặt ngành tư pháp vào một vị trí độc nhất để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững, bằng cách giữ cho hai ngành khác phải hạn chế sự tùy tiện của nhà nước về những quyết định của họ và bằng cách củng cố sự tin cậy của toàn bộ công cuộc kinh doanh và môi trường chính trị [9, tr.200].
Để thực hiện vai trò này, tòa án có quyền phán xét tính hợp hiến của các đạo luật của Quốc hội và các quyết định, hành vi của các cơ quan hành
chính nhà nước. Đây là phương thức kiểm soát chính quyền hữu hiệu nhất nhằm đảm bảo ý chí chung của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp và các quyền con người, quyền công dân được bảo vệ. Trong Nhà nước pháp quyền, tòa án là nơi mà mọi tranh chấp trong xã hội được đem ra phán xét, kể cả các tranh chấp chính trị. Bất cứ hành vi nào của các cơ quan công quyền vi phạm pháp luật đều bị nghiêm trị thông qua một hệ thống tòa án công bằng và độc lập. Do đó, nếu như nhà nước cần một thành trì cuối cùng, độc lập chống lại mọi sự đe dọa đối với các nguyên tắc, giá trị nền tảng của xã hội, thì tòa án là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Đó là lý do tại sao mà ở các nước dân chủ hiện đại, việc nhân dân dựa vào tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình chính là minh chứng cho sự tin tưởng của người dân vào tòa án. Bất kì một công dân nào cũng đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật trước những hành vi tùy tiện của cơ quan công quyền, thông qua phán quyết công bằng của tòa án. “Ở Mỹ, mọi cái đều kết thúc tại tòa án. Người ta tin tưởng rằng tiếng nói của tòa án là tiếng nói cuối cùng, sự giải thích của tòa án về Hiến pháp có giá trị hơn quan điểm của Quốc hội và
Tổng thống” [21, tr.27].
Tóm lại, cùng với sự phát triển của xã hội và sự mở rộng quyền tự do, dân chủ của công dân, vai trò của một hệ thống tòa án độc lập càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu như pháp luật là công cụ quy định những phương thức hạn chế sự tùy tiện của chính quyền thì tòa án chính là sự đảm bảo cho những quy định đó được thực thi trên thực tế. Thông qua hoạt động xét xử của mình, tòa án đã thiết lập nên một hàng rào pháp lý ngăn cản việc cơ quan nhà nước tùy tiện sử dụng sức mạnh được nhân dân trao cho. Hoạt động của hệ thống tòa án tạo thành một phương thức quan trọng để kiểm soát quyền lực nhà nước trong một quốc gia dân chủ.
Kết luận Chƣơng 1
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt, do giai cấp thống trị nắm giữ và được sử dụng quyền lực tối cao mà nhân dân trao cho. Xuất phát từ bản tính con người, quyền lực nhà nước phải bị chế ngự nếu nó không do nhân dân trực tiếp thực hiện. Nếu quyền lực của nhà nước không có giới hạn, không bị kiểm soát thì sẽ dẫn đến tha hóa quyền lực, mang lại những hậu quả vô cùng tai hại cho xã hội mà người phải gánh chịu chính là nhân dân – chủ thể của quyền lực nhà nước.
Mục đích chế ngự quyền lực nhà nước là ngăn chặn sự chuyên chế và lạm dụng quyền lực nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền lực đó được thực hiện một cách hiệu quả. Các phương thức chế ngự quyền lực nhà nước rất đa dạng, được kết hợp và hỗ trợ cho nhau để cùng thực hiện một mục đích chung là hạn chế sự lạm quyền và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trong đó, tòa án đóng vai trò quan trọng trong thực thi công lý và giới hạn quyền lực nhà nước.
Chƣơng 2
NỘI DUNG CỦA PHƢƠNG THỨC