Cải cách bộ máy tòa án theo hướng trọng tâm là đảm bảo sự độc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước (Trang 85 - 106)

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống Tòa

3.2.2. Cải cách bộ máy tòa án theo hướng trọng tâm là đảm bảo sự độc

độc lập của tòa án trong hoạt động xét xử

Nhằm hiện thực hóa Điều 2 Hiến pháp năm 2013 về việc xây dựng nhà nước pháp quyền thì cần đặt quyền lực của Đảng, các cơ quan nhà nước và các thiết chế quyền lực khác đặt dưới sự giám sát của pháp luật, của tòa án. Một trong những điều kiện tiên quyết để tăng cường quyền lực cho tòa án trong hoạt động giám sát chính quyền là tòa án phải được độc lập, có đủ sức mạnh chống đỡ sự ảnh hưởng của quyền lực và tiền bạc. Do đó, việc cải cách bộ máy tòa án theo hướng tạo ra những điều kiện đảm bảo cho sự độc lập của tòa án trong hoạt động xét xử là một hướng đi không thể né tránh, nhằm hướng tới một xã hội dân chủ, ổn định. Để đạt được điều đó, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.2.2.1. Đổi mới cơ chế tuyển chọn thẩm phán và tạo những điều kiện cho các thẩm phán xét xử độc lập

Trong hoạt động của tòa án, vai trò của các thẩm phán – những người bảo vệ và thực thi công lý là vô cùng quan trọng. Để thẩm phán xét xử chỉ dựa trên pháp luật và nhận thức của mình về vụ việc thì cần có những biện pháp tác động trực tiếp đến thẩm phán là cơ chế tuyển dụng hợp lý, khách quan; đồng thời phải tạo ra những điều kiện để đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các thẩm phán không bị lệ thuộc vào bất kì sự tác động nào từ bên ngoài.

Trước hết, nhà nước cần phải chọn lựa ra những cá nhân vừa có tài lại vừa có đức để bổ nhiệm vào những chức vụ thẩm phán. Chính vì thế, trong Nghị quyết 49/NQ – TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định:

Có cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, tài vào làm việc ở các cơ quan tư pháp. Mở rộng nguồn để bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, không chỉ là cán bộ trong các cơ quan tư pháp, mà còn là các luật gia, luật sư. Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để tuyển chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp. Tăng thời hạn bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp. Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp và thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kì hạn [3].

Theo chủ trương này, thay vì hiện nay nguồn của thẩm phán chỉ chủ yếu là thư kí tòa án, thì cần mở rộng nguồn tuyển chọn, tập trung vào các đối tượng có thâm niên, chuyên môn và uy tín lớn trong xã hội như luật sư, chuyên gia luật học, công tố viên… Bên cạnh đó, cũng cần thay cơ chế hội đồng tuyển chọn bằng cơ chế thi tuyển. Việc tuyển chọn thẩm phán theo hình thức thi cạnh tranh sẽ đạt được mục đích là tuyển dụng được những người có đủ trình độ, tâm huyết với nghề và có đạo đức tốt. Liên quan đến vấn đề này, cần phải thay đổi những tiêu chuẩn hiện hành về bổ nhiệm, tái bổ nhiệm và miễn nhiệm theo hướng loại bỏ bớt các tiêu chuẩn không liên quan đến năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, nhằm đảm bảo các thẩm phán phải là những người có uy tín vì sự hiểu biết và khả năng phán xét của họ. Một quy trình tuyển chọn khách quan với những tiêu chuẩn chặt chẽ sẽ tạo ra được một đội ngũ thẩm phán uy tín, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất việc các chính trị gia có thể cài những người thân cận vào tòa án.

Các thẩm phán, sau khi đã được bổ nhiệm, phải được đảm bảo nhiệm kì làm việc lâu dài. Halminton đã chỉ rõ lý do tại sao nhiệm kì của thẩm phán phải lâu dài qua nhận xét sau:

Chúng ta không thể hy vọng các vị thẩm phán có một thái độ trung thành với Hiến pháp và các quyền tự do của người dân nếu

nhiệm kì của họ chỉ có tính cách tạm thời theo một thời hạn nhất định. Một khi chỉ được bổ nhiệm trong một nhiệm kì ngắn ngủi dù theo bất cứ một thể thức nào hoặc do bất cứ một ngành quyền nào cũng vậy, các thẩm phán sẽ không thể có được một tinh thần độc lập và cương quyết. Nếu quyền bổ nhiệm được giao phó cho ngành hành pháp hoặc cho ngành lập pháp thì lẽ đương nhiên phải tùy thuộc vào một trong hai ngành này vì họ phải lấy lòng những người bổ nhiệm. Nếu quyền bổ nhiệm được giao cho dân chúng, tức là chức vụ thẩm phán phải do dân chúng bầu cử, thì lại e ngại rằng các vị thẩm phán muốn đắc cử sẽ phải thi nhau làm cho mình nổi tiếng, càng nổi tiếng càng hay, chứ không cần để ý gì tới luật pháp [12; tr 187].

Ngoài những lý do đó, thì việc đảm bảo nhiệm kì lâu dài của thẩm phán sẽ có tác dụng tăng cường chuyên môn cho thẩm phán. Bởi vì, qua thời gian, các vụ án ngày càng nhiều thêm, cùng với đó là sự phong phú của hệ thống văn bản pháp luật thì các vị thẩm phán cần phải có thời gian, phải bỏ nhiều công sức để có thể trau dồi kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ.

Do vậy, các thẩm phán phải có nhiệm kì đủ dài (từ 7 năm đến 20 năm) để các thẩm phán có thể yên tâm làm việc. Nhiệm kì của thẩm phán cũng có thể được tính theo tuổi của thẩm phán, như nhiệm kì của thẩm phán có thể kéo dài đến tuổi 70. Một điều quan trọng nữa là, trong suốt nhiệm kì của mình, vị trí của các thẩm phán cần phải được đảm bảo. Hiến pháp cần phải có quy định về sự đảm bảo rằng, một khi đã được bổ nhiệm, một thẩm phán sẽ không bị bãi nhiệm trước khi nhiệm kì kết thúc, trừ phi có những bằng chứng về việc vi phạm đạo đức nghiêm trọng của thẩm phán. Có như vậy, các thẩm phán mới có thể đưa ra được những phán quyết mà không sợ bị buộc phải cách chức vì những phán quyết đó.

các thẩm phán cũng phải được chú trọng. Mức lương của thẩm phán phải đảm bảo cho cuộc sống của thẩm phán và gia đình của họ được tương đối đầy đủ. Việc trả lương đối với thẩm phán nên từ ngân sách riêng, không phụ thuộc vào ngân sách địa phương. Có như thế, khi xét xử, các quyết định của thẩm phán mới nằm ngoài tầm chi phối của tiền bạc và các sức mạnh bên ngoài. Độ an toàn về mặt tài chính cho phép quan tòa thực thi phán xét pháp lý ở mức tốt nhất khi áp dụng luật một cách công bằng đối với các bên.

Hiện nay, theo quy định của Nghị quyết số 730/NQ – UBTVQH11 ngày 30/09/2004 của Uỷ ban thường vụ quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án đã xác định chế độ lương dành cho thẩm phán, gồm 3 ngạch:

- Ngạch A1 áp dụng cho thẩm phán TAND cấp huyện (thẩm phán sơ cấp), gồm 9 bậc, hệ số lương bậc 1 là 2,34 và hệ số lương bậc 9 là 4,98.

- Ngạch A2 áp dụng đối với thẩm phán TAND cấp tỉnh, gồm 8 bậc, hệ số lương bậc 1 là 4,40 và hệ số lương bậc 8 là 6,78.

- Ngạch A3 áp dụng đối với thẩm phán TAND tối cao gồm 6 bậc, hệ số lương bậc 1 là 6,2 và hệ số lương bậc 6 là 8,00 [34]. Như vậy, chế độ lương của thẩm phán là tương đối thấp so với nhu cầu đảm bảo đời sống cho gia đình của họ. Nếu chế độ đãi ngộ như vậy sẽ rất khó thu hút nguồn nhân lực có tài năng vào khu vực việc làm đầy vất vả và áp lực này. Vì vậy, Hiến pháp cần phải có những quy định về mức lương của thẩm phán phải xứng đáng với công lao của họ, và mức lương đó sẽ không bị sụt giảm trong suốt quá trình làm việc của họ.

Ngoài ra, pháp luật cũng cần phải có những quy định nhằm đảm bảm sự độc lập trong quyết định của các thẩm phán. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số quy tắc trong hoạt động của các Tòa án, gây ra sự phụ thuộc của tòa án

cấp dưới với Tòa án cấp trên như báo cáo án, thỉnh thị án, duyệt án… Các quy tắc này rõ ràng đã mâu thuẫn với nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, bởi vì nó đã gián tiếp cho phép Tòa án cấp trên can thiệp vào công việc xét xử của Tòa án cấp dưới, cũng như can thiệp vào quyền quyết định độc lập của thẩm phán. Do đó, cần phải sửa đổi quy chế hoạt động của tòa án nhằm giảm thiểu khả năng thẩm phán phải phụ thuộc vào lãnh đạo cấp trên trong hoạt động nghề nghiệp của họ bằng việc loại bỏ những quy tắc bất thành văn đó.

Cuối cùng, sự độc lập của hệ thống tư pháp cần phải đi cùng với tính khách quan và trách nhiệm của thẩm phán.

Các yếu tố đảm bảo tính trách nhiệm của thẩm phán có thể được nêu ra như: các phiên xử được tiến hành công khai; bản án phải bao gồm phần giải tích chi tiết cách hiểu của thẩm phán về điều khoản pháp luật có liên quan và cơ sở để áp dụng vào trường hợp cụ thể; các bản án phải được công bố; cơ chế giám đốc thẩm phải được quy định một cách chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả; có quy chế đạo đức nghề nghiệp và cơ chế kỉ luật hợp lý đối với thẩm phán [14].

Đó chính là cơ sở của những bản án sẽ mang tính khách quan, công bằng, đúng pháp luật, được người dân “tâm phục, khẩu phục”; từ đó tạo ra sức mạnh, tính chân lý của cả hệ thống cơ quan tư pháp.

3.2.2.2. Thành lập mô hình hệ thống tòa án theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính như hiện nay

Sự độc lập của tòa án không đơn giản được thể hiện trong quá trình xét xử mà còn phải được đảm bảo để tránh sự can thiệp của các cơ quan hành pháp, lập pháp trong hoạt động và đặc biệt là khi ra bản án, quyết định. Tuy nhiên, ở nước ta, hệ thống tòa án đang được tổ chức theo cấp hành chính, dẫn đến sự can thiệp không thỏa đáng của chính quyền địa phương và tổ chức

Đảng vào hoạt động xét xử các vụ án cụ thể, khiến cho các bản án hay quyết định thiếu khách quan, thiếu chính xác. Hơn thế nữa, do được thành lập theo đơn vị hành chính, đặc biệt là ở cấp huyện, nên trong nhận thức của một số ngành, một số cấp coi tòa án là một đơn vị chức năng thuộc đơn vị hành chính cấp mình. Sự ngộ nhận này đã mặc nhiên hạ thấp địa vị pháp lý của hệ thống tòa án, gây khó khăn cho tổ chức và hoạt động của tòa án, đặc biệt là trong việc giải quyết các vụ án hành chính, khi một bên trong vụ án là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Như vậy, để khắc phục được những hạn chế trên cần phải tiến hành cải cách hệ thống tòa án theo hướng tổ chức hệ thống tòa án theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, theo tinh thần của Nghị quyết 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị:

Tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp tòa án, từng khu vực [3].

Đây là định hướng đúng đắn đáp ứng được đòi hỏi trước mắt cũng như lâu dài đối với việc hoàn thiện hệ thống tòa án ở nước ta. Thay đổi cách thức tổ chức tòa án từ dựa trên tiêu chí địa giới hành chính sang tiêu chí chức năng, thẩm quyền xét xử là sự đổi mới có tính chất then chốt, đột phá trong cải cách

tư pháp, có ý nghĩa đảm bảo nguyên tắc độc lập của tòa án. Tổ chức tòa án theo cấp xét xử sẽ giảm được sự lệ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực được thành lập bao gồm một vài đơn vị hành chính cấp huyện, nên vượt ra phạm vi một huyện, tạo thành một hệ thống độc lập, hạn chế được sự nể nang, nương nhẹ trong quá trình xét xử, đảm bảo tính đúng đắn của hoạt động xét xử.

Mặt khác, tổ chức hệ thống tòa án theo cấp xét xử còn khắc phục được tình trạng bất hợp lý về số lượng công việc giữa tòa án nhân dân huyện và tòa án nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như hiện nay. Ngoài ra, cách thức tổ chức tòa án nhân dân theo tiêu chí này cũng thỏa mãn được mục tiêu cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, tiết kiệm ngân sách. Việc thành lập tòa án sơ thẩm khu vực sẽ gom các tòa án cấp huyện tại những nơi ít xét xử thành những tòa án chung của cả khu vực. Ngoài việc tiết kiệm ngân sách, đỡ lãng phí biên chế thẩm phán, bộ phận giúp việc, còn tạo điều kiện cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và chuyên môn.

Theo định hướng trên, các tòa án sơ thẩm cấp khu vực sẽ được coi là tòa án cấp thứ nhất, có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm các vụ việc. Việc xác định số lượng các tòa sơ thẩm sẽ dựa trên các tiêu chí như số lượng các vụ việc xảy ra hàng năm, quy mô về địa giới hành chính, điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực. Tòa phúc thẩm sẽ có chức năng xét xử phúc thẩm lại các bản án của tòa án cấp sơ thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị và xét xử các vụ án lớn, trọng điểm hay có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Tòa thượng thẩm sẽ được tổ chức theo ba miền, với thẩm quyền xét xử phúc thẩm những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của tòa án cấp phúc thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Cuối cùng, TANDTC sẽ tập trung vào nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Sự thay đổi về mô hình tòa án sẽ làm tăng sức mạnh, sự độc lập thật sự của tòa án. Bên cạnh đó, sự thay đổi này phải đi kèm với việc tập trung đào tạo đội ngũ thẩm phán có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong giải quyết các vụ án, nhất là ở cấp sơ thẩm. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ và nghiêm minh.

3.2.2.3. Đảm bảo sự độc lập của cơ quan tư pháp đối với các tổ chức Đảng

Nguyên tắc “Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước” được ghi nhận là một nguyên tắc tối cao và được đảm bảo bằng Hiến pháp. Sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của tòa án nhằm hướng tới đảm bảo sự ổn định, vững vàng của chế độ, giữ gìn bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước (Trang 85 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)