3.1.1 .Tranh chấp Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
3.1.1.2. Quần Đảo Trường Sa
Đối với Trường Sa của Việt Nam, hiện đang có các quốc gia và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Phi-lip-pin, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Đài Loan đưa ra yêu sách chủ quyền. Một số nước như: Phi-lip-pin, Bru-nây và Ma-lai-xi-a, đòi hỏi một phần trong số các đảo ở Trường Sa còn Trung Quốc yêu sách đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa của Việt Nam [3].
Quần đảo Trường Sa nằm về phía Đông Nam Biển Đông, cách quần đảo Hồng Sa tính đến đảo gần nhất khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý và cách Cam Ranh (Việt Nam) 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Quần đảo này gồm trên 100 đảo, đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm, trải dài từ vĩ độ 6o 2’ Bắc đến 111o28’ Bắc, từ kinh độ 112o Đông đến 115o Đông, trên vùng biển chiếm khoảng 160.000 km2 đến 180.000 km2. Trong đó tình hình chiếm giữ trái phép của các nước trên quần đảo Trường Sa như sau:
Tổng số đá, bãi cạn mà phía Trung Quốc đã dùng sức mạnh để đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa từ năm 1946 cho đến nay là 7 vị trí. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã tăng diện tích cải tạo đất từ 20 đến 810ha tại các thực thể mà nước này chiếm đóng: Đá Gạc Ma, Đá Chữ Thập, Đá Tư Nghĩa, Đá Châu Viên, Đá Gaven, Đá Vành Khăn, Đá Subi; Phi-lip-pin chiếm đóng 9 đảo, đá; Ma-lai-xia đang chiếm giữ 5 đảo, đá, bãi cạn trong quần đảo Trường Sa là Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân, Én Đất và Thám Hiểm. Đài Loan chiếm đóng đảo là Ba Bình và 1 bãi cạn rạn san hơ là bãi Bàn Than. Tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng trong thực tế Bru-nây chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào. Hiện nay, Việt Nam đang ra sức bảo vệ chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo [2].
Ngồi ra, ở Biển Đơng cịn có một số tranh chấp đã được giải quyết như tranh chấp chủ quyền giữa Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a đối với các đảo Pedra/Pulau Batu Puteh, Midle Rocks và South Ledge bởi tòa ICJ (2008), tranh chấp chủ quyền giữa In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin đối với đảo Palau Ligitan bởi toà ICJ (2002) [3].
Ở tranh chấp này, Trung Quốc ln khăng khăng khẳng định rằng mình muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông song phương với từng nước. Nếu giải quyết song phương, quan điểm của các nước có thể bị tác động bởi quan hệ kinh tế với Trung Quốc, và như vậy việc Trung Quốc luôn chiếm ưu thế trên bàn đàm phán là điều dễ hiểu. Vì vậy, Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung cần cảnh giác để khơng “mắc mưu” của Trung Quốc.
3.1.2. Tranh chấp các vùng biển chồng lấn
Mặc dù, một số vùng biển giữa các quốc gia đã được phân định như vùng biển trong Vịnh bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, một phần vùng biển trong vịnh Thái Lan giữa Việt Nam và Thái Lan, giữa Thái Lan và Ma-
lai-xi-a, thềm lục địa giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a, phân định biển giữa In- đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a,… nhiều vùng biển vẫn chưa được phân định gây ra tranh chấp giữa các bên. Hiện tại trong khu vực Biển Đơng cịn 4 tranh chấp về phân định biển, đó là: (1) Tranh chấp về phân định thềm lục địa giữa Cam- pu-chia và Thái lan, giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a bên trong Vịnh Thái Lan; (2) Tranh chấp về phân định biển giữa Việt Nam, In-đơ-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Trung Quốc trong vùng chồng lấn tạo ra bởi yêu sách đường chữ U (đường lưỡi bò) của Trung Quốc với các cùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa các nước còn lại; (3) Tranh chấp về phân định biển giữa Đài Loan và Phi-líp-pin trong vùng biển phía bắc Biển Đông giữa hai bên; (4) Tranh chấp về các vùng chồng lấn giữa Bru-nây và Ma-lai-xi-a, Bru-nây và Việt Nam [2].
Trong số những tranh chấp này, mặc dù có những tranh chấp chưa được giải quyết triệt để nhưng không gây căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia điển hình là các tranh chấp khu vực Vịnh Thái Lan. Bởi các nước như Việt Nam, Thái Lan, Ma-lai-xi-a đã đưa ra các thỏa thuận về hợp tác khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở những vùng chồng lấn. Mặc dù chỉ mang tính chất tạm thời nhưng các thỏa thuận này đã góp phần giảm nhẹ mức độ gay gắt của tranh chấp và các biện pháp trong phương thức phi tài phán vẫn đều là những biện pháp có thể được các bên cân nhắc sử dụng.
3.1.3. Tranh chấp về viê ̣c thực hiê ̣n các quyền và nghĩa vụ theo luật biển q́c tế
Nhóm tranh chấp này hình thành ngay từ khi các quan hệ quốc tế trên biển được thiết lâ ̣p , nhưng phải đến thời k ỳ các công ước luật biển được xây dựng năm 1958 trong Hô ̣i nghi ̣ Luâ ̣t biển quốc tế lần thứ nhất và đă ̣c biê ̣t là khi Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ra đời thì các tranh chấp này càng được định hình rõ né t hơn, cũng ngày càng đa dạng
hơn về loa ̣i hình, tính chất, mức đơ ̣ do sự phát triển của nhu cầu và công nghê ̣ khai thác, khám phá các tiềm năng của biển.
Theo quy đi ̣nh của Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các vùng biển trên thế giới được phân thành hai nhóm chính đó là vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia và vùng biển quốc tế . Các vùng biển thuô ̣c quyền tài phán quốc gia và các vùng biển thuô ̣c sở hữu quốc tế .
Mỗi vùng biển trên mang mô ̣t quy chế pháp lý riêng được thể hiê ̣n qua các quy định về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia . Những mâu thuẫn, xung đô ̣t phát sinh trong quá trình các quốc gia thực hiê ̣n các quyền và nghĩa vu ̣ - trách nhiệm đã dần hình thành các tranh chấp. Trong số các tranh chấp này có thể thấy mô ̣t số tranh chấp điển hình như: Tranh chấp liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng hàng hải; Tranh chấp liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng khai thác hải sản ; Tranh chấp liên quan đến hoạt động thăm dị , khai thác khống sản ; tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học biển , bảo vệ môi trường biển ...Ở từng trường hợp, các bên có thể cân nhắc từng biện pháp phi tài phán cụ thể.
3.1.4. Tranh chấp liên quan đế n yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc
Ngày 07/5/2009, Trung Quốc đê ̣ trình hai Công hàm CML /17/2009 và CML/18/2009 phản đối các báo cáo chung và riêng về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra tun bố chính thức nào về đường lưỡi bị tuy nhiên trong công hàm gửi lên Liên hợp quốc năm 2009, Trung Quốc có kèm theo bản đồ này. tuyên bố rằng họ có chủ quyền khơng thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển liền kề , có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và vùng đất dưới đáy biển ở Biển Đông . Theo công hàm này , Trung Quốc yêu sách hầu hết các đảo trong Biển Đông gồm bốn nhóm đảo chính cùng với ph ần lớn diện tích các vùng biển trong Biển
Đơng. u sách này đã hình thành nên một loại - nhóm tranh chấp đặc thù của khu vực Biển Đông so với các vùng biển khác trên thế giới. Hành động này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia hữu quan và làm nảy sinh tranh chấp cụ thể về quyền chủ quyền và quyền tài phán. Đây là tranh chấp khá phức tạp, Việt Nam cũng như các quốc gia ASEAN cần đoàn kết và cân nhắc kỹ phương án, biện pháp đối phó với yêu sách phi lý này, đặc biệt là biện pháp ngoại giao công chúng để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế[3].
3.2. Kiến nghị giải pháp cho Việt Nam trong việc vận dụng vai trò các thiết chế của LHQ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đơng nhằm các thiết chế của LHQ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đơng nhằm mục đích quốc tế hóa tranh chấp biển đơng.
Đưa tranh chấp ra LHQ nhằm mục đích quốc tế hóa tranh chấp, với tình hình hiện nay đây là giải pháp tối ưu để đương đầu với chiến lược và chủ trương của Trung Quốc. Thông qua LHQ Việt Nam nêu được quan điểm, chính sách nhất quán của mình trong việc giải quyết tranh chấp, tranh thủ ủng hộ quốc tế, củng cố quốc phòng, liên minh chiến lược với bạn bè quốc tế có chung quyền lợi. Tuy nhiên Trung Quốc luôn phản đối việc quốc tế hóa và chỉ chấp nhận đàm phán song phương cho các bên tranh chấp trên biển đông.
Đối với Việt Nam, quốc tế hoá tranh chấp - mà một trong những cách quan trọng là đưa ra LHQ - là cần thiết để đương đầu với chiến lược và chủ trương của Trung Quốc. Điều này cũng vận động được sự tham gia các nước muốn bảo vệ quyền lợi của họ trước đe doạ từ ranh giới lưỡi bò - vốn cũng là một đe dọa rất lớn đối với Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc mạnh hơn hẳn Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng tranh chấp như Phillipine hay Malaysia. Sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế và quân sự, kèm theo các phản ứng rất chừng mực và đơn lẻ, từ các đối thủ ASEAN đã khiến Trung
Quốc tùy ý vận dụng chiến lược diều hâu trên Biển Đông. Từ khoảng 20 năm đổ lại đây, họ đã sử dụng một công thức tổng hợp bao gồm:
- (1) Tấn công quân sự quy mô nhỏ (Việt Nam, 1988, Philippine, 1996, 1997);
- (2) Đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp; - (3) Đe dọa bằng vũ lực (đối với ngư dân) hoặc sức ép kinh tế (với các tập đồn dầu khí quốc tế) nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp;
- (4) Chia rẽ các đối thủ bằng kinh tế và ngoại giao; và
- (5) Tuyên truyền về chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề Biển Đông trên tồn thế giới.
Cơng thức này có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền trên thực tế (de-facto) trên vùng biển này. Đứng về phía Trung Quốc thì chiến lược này là tối ưu vì một mặt nó khơng biến Trung Quốc thành một gã đồ tể hiếu chiến, nhưng lại giúp họ từng bước lấy được bsiển Đông trong khi tuyên bố chủ quyền của họ khơng hề có cơ sở pháp lý (de-jure).
Rõ ràng, mục đích của địi hỏi đàm phán song phương là chiến lược bẻ đũa từng chiếc, và mục đích của địi hỏi khơng quốc tế hố tranh chấp là đối phó với các nước yếu hơn. Thêm nữa, yêu sách của Trung Quốc về ranh giới lưỡi bò ảnh hưởng quyền lợi của tất cả các nước trên thế giới, nên quốc tế hoá tranh chấp là điều bất lợi cho Trung Quốc.
Ngày 06/05/2009, Việt Nam và Malaysia nộp cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước. 24 tiếng sau, Đa ̣i diê ̣n Thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc gửi công hàm cho Tổng thư ký Ban Ki-moon, yêu cầu Ủy ban không xem xét hồ sơ của Việt Nam và Malaysia. Bản đồ Trung Quốc đính kèm với các phản
đối chỉ vẽ một ranh giới biển duy nhất: ranh giới lưỡi bị. Có lẽ, đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức khẳng định biển và thềm lục địa bên trong ranh giới lưỡi bò là thuộc về nước này với một cơ quan của LHQ . Đồng thời đây là sự leo thang về ngoa ̣i giao của Trung Quốc.
Quốc tế hóa tranh chấp cũng là một cách thức thể hiện sự cứng rắn của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền. Khi đó các tổ chức quốc tế và khu vực như LHQ, Asean sẽ làm gia tăng sức mạnh của Việt Nam. Chiến lược diều hâu không chỉ được Trung Quốc sử dụng trên biển Đông. Họ cũng đã từng sử dụng công thức này trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc (East China Sea) với Nhật Bản. Tuy nhiên, kết quả của công thức này lại không giống như thành tựu đưa lại trong cuộc tranh chấp trên biển Đông.
3.2.1.Kiến nghị giải pháp cho Việt Nam trong việc vận dụng vai trò của Đại hội đồng LHQ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đơng.
Như học viên đã phân tích ở chương 2, về mặt lý luận thì các bên có thể đưa tranh chấp ra Đại hội đồng Liên hợp quốc để thảo luận. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, thủ tục đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ra thảo luận tại Đại hội đồng theo quy trình nào và được quy định ở đâu? Hiện nay, trong quy định của Hiến chương Liên hợp quốc khơng nói rõ quy trình quy trình, thủ tục đưa vấn đề ra thảo luận tại Đại hội đồng do các thành viên Liên hợp quốc đề nghị mà theo Điều 21 của Hiến chương: “Đại hội đồng tự quy định những nguyên tắc thủ tục
của mình”. Việc tìm hiểu và nghiên cứu thủ tục hoạt động của Đại hội đồng
trong thực tiễn có ý nghĩa quan trọng, đó là Việt Nam có thể chuẩn bị và dự trù trước các thủ tục cần thiết khi đưa vấn đề tranh chấp ra thảo luận tại Đại hội đồng. Các đại diện của Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng có thể tìm hiểu quy tắc thủ tục hoạt động của Đại hội đồng thơng qua cơ quan hành chính của Liên hợp quốc là Ban thư ký để không gặp vướng mắc trong thủ tục pháp lý. Việt Nam
năm để đưa tình hình căng thẳng và bất ổn trên Biển Đơng ra thảo luận tại Đại hội đồng thơng qua chương trình nghị sự do Tổng thư ký Liên hợp quốc soạn thảo theo đề nghị của Việt Nam. Do đó, các đại biểu đại diện cho Việt Nam tại Liên hợp quốc cần chuẩn bị kỹ hồ sơ pháp lý bao gồm thủ tục và nội dung cần thiết trước khi đưa vấn đề tranh chấp ra thảo luận tại Đại hội đồng.
Vai trò ở đây được thể hiện là Đại hội đồng có thẩm quyền yêu cầu Tịa án Cơng lý quốc tế tư vấn cho mình về các vấn đề pháp lý, là cơ quan đã nhiều lần nhất yêu cầu các ý kiến tư vấn của Tòa án quốc tế. Điều này gợi mở cho Việt Nam cơ hội yêu cầu Đại hội đồng một nghị quyết u cầu Tịa án Cơng lý quốc tế tư vấn cho vấn đề chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo các điều 96 của Hiến chương LHQ và điều 65 Quy chế của Tòa, đã quy định các chủ thể yêu cầu tư vấn:
1. Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an có thể địi hỏi ở tịa án quốc tế những kết luận tư vấn về bất cứ vấn đề pháp lý nào.
2. Các cơ quan của LHQ và các tổ chức chuyên môn bất kỳ lúc nào cũng được Đại hội đồng cho phép, cũng được hỏi ý kiến tòa án quốc tế về những vấn đề pháp lý có thể được đặt ra trong phạm vi hoạt động của mình.
Theo khoản 1 điều 65 quy định: Tịa án có thể có những kết luận tư vấn về một vấn đề pháp luật bất kỳ lúc nào theo yêu cầu của một cơ quan bất kỳ được chính hiến chương LHQ hoặc theo đúng bản Quy chế này cho toàn quyền được yêu cầu tư vấn
Mặc dù kết luận của Tịa án Cơng lý quốc tế khơng mang tính bắt buộc nhưng sẽ góp phần vào q trình giải quyết tranh chấp giữa các bên, và có giá