1.1.4 .Thành viên của LHQ
2.1. Đại hội đồng
2.1.2.2. Các khóa họp của ĐHĐ
Có các loại là khố họp thường kỳ, khố đặc biệt thường kỳ và khoá họp đặc biệt khẩn cấp của ĐHĐ LHQ.
* Khoá họp thường kỳ: Theo Nghị quyết 57/301 (2002), ĐHĐ quyết
định khoá họp thường kỳ hàng năm của ĐHĐ sẽ bắt đầu vào ngày thứ 3 của tuần thứ 3 của tháng 9, tính từ tuần đầu tiên có ít nhất một ngày làm việc. Nghị quyết cũng quy định buổi thảo luận chung của ĐHĐ sẽ được tiến hành vào ngày thứ 3 sau khi khai mạc khoá họp thường kỳ và sẽ kéo dài liên tục trong 9 ngày. Các quy định này được áp dụng từ khóa họp thường kỳ thứ 58 của ĐHĐ LHQ. Các khoá họp sẽ được tổ chức tại trụ sở của LHQ ở New York, trừ khi tại khoá họp trước đó ĐHĐ quyết định hoặc đa số các thành viên LHQ yêu cầu tổ chức họp ở nơi khác. Mỗi khố họp có một Chủ tịch chủ trì, do các nhóm khu vực luân phiên đề cử. Sau tuần đầu thống nhất chương trình nghị sự, ĐHĐ sẽ tiến hành thảo thuận chung của các trưởng đoàn. Cấp tham gia thường ở cấp cao như Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng ngoại giao... Các nước thành viên bày tỏ lập trường quan điểm về những vấn đề quốc tế quan tâm. Sau đó, 6 Ủy ban của ĐHĐ bắt đầu nhóm họp song song với ĐHĐ. Phần lớn các đề mục được thảo luận tại Ủy ban trước khi đưa ra ĐHĐ, một số được thảo luận thẳng tại ĐHĐ.
* Khoá đặc biệt thường kỳ: Do Tổng thư ký LHQ triệu tập, theo yêu
cầu của HĐBA hoặc đa số các nước thành viên LHQ. Khoá họp đặc biệt thường kỳ sẽ được tổ chức trong vòng 15 ngày kể từ khi Tổng thư ký nhận được yêu cầu trừ khi ĐHĐ đã ấn định ngày tổ chức khoá họp đặc biệt từ trước. Sau đó, Tổng thư ký sẽ thơng báo cho các nước thành viên ít nhất 14 ngày trước khi khai mạc khố họp đặc biệt, nếu khơng thì phải trước 10 ngày. Cho tới nay, đã có 27 khố họp đặc biệt thường kỳ trong đó chủ yếu là theo yêu cầu của ĐHĐ. Chủ đề của các khố họp bao gồm các vấn đề chính trị,
thường kỳ của ĐHĐ chủ yếu xoay quanh các vấn đề như: hợp tác kinh tế quốc tế, ma tuý, dân số, mơi trường, bình đẳng giới, HIV/AIDS. Điều này cho thấy rõ xu thế của của LHQ sau chiến tranh lạnh là tập trung bàn về vấn đề phát triển.
* Khoá họp đặc biệt khẩn cấp: Có thể được triệu tập trong vịng 24 giờ
kể từ khi Tổng thư ký nhận được yêu cầu của HĐBA, hoặc yêu cầu hoặc thông báo của đa số các nước thành viên LHQ. Khoá họp này phải được thơng báo cho các nước thành viên ít nhất trước 12 giờ. Cho tới nay đã có 10 khóa họp đặc biệt khẩn cấp được triệu tập, trong đó đa số được triệu tập theo yêu cầu của HĐBA còn lại là của các nước đặc biệt quan tâm đến tình hình xung đột. Vì mang tính khẩn cấp nên chủ đề của các khố họp này cũng có những nét khác so với các khoá họp đặc biệt thường kỳ ở chỗ các khoá họp đặc biệt khẩn cấp thường bàn về các vấn đề chính trị cụ thể như giải quyết xung đột khu vực hoặc trong bản thân một nước (vấn đề Trung đông 1956, Hungary 1956, Trung đông 1958, Congo 1960...).
Khi muốn yêu cầu triệu tập một khố họp đặc biệt, HĐBA phải có một quyết định chính thức về vấn đề này được 9 thành viên HĐBA bỏ phiếu ủng hộ. Mặc dù Hiến chương quy định các khoá họp đặc biệt được triệu tập theo yêu cầu của đa số thành viên LHQ nhưng trên thực tế cho đến nay chưa có một yêu cầu nào được đưa ra và có chữ ký của đa số nước thành viên. Thay vào đó, một nước thành viên sẽ trình u cầu triệu tập khố họp đặc biệt lên Tổng thư ký LHQ. Tổng thư ký sẽ ngay lập tức thông báo các nước thành viên khác và hỏi ý kiến của họ về yêu cầu này. Nếu đa số các nước bỏ phiếu thuận trong vòng 30 ngày thì một khố họp đặc biệt sẽ được triệu tập [13].
* Kết quả của các khoá họp thể hiện bằng các nghị quyết và quyết định
hoạt động). Các nghị quyết và quyết định này khơng có giá trị ràng buộc pháp lý mà chỉ có giá trị khuyến nghị và đạo lý phản ánh ý chí, nguyện vọng chung của đông đảo các nước thành viên LHQ.
2.1.2.3. Cơ cấu của Đại hội đồng
Có 6 Ủy ban chính: Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, Ủy ban Văn hố - Xã hội - Nhân đạo, Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hố, Ủy ban Hành chính - Ngân sách LHQ, Ủy ban Luật pháp quốc tế.
Ngồi ra cịn có các Ủy ban sau được thành lập theo các nguyên tắc thủ tục của ĐHĐ: Các Ủy ban thủ tục; Các Ủy ban thường trực; Các cơ quan đặc biệt và phụ trợ.
2.1.2.4.. Thủ tục bỏ phiếu
Thủ tục bỏ phiếu được quy định trong Điều 18 của HCLHQ: Mỗi thành viên ĐHĐ có một lá phiếu; Nghị quyết về các vấn đề quan trọng được thông qua với đa số 2/3 phiếu thuận của tổng số thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu. Những vấn đề quan trọng gồm có: những kiến nghị liên quan đến hịa bình và an ninh quốc tế; bầu các ủy viên không thường trực của HĐBA; bầu các thành viên Hội đồng Kinh tế và Xã hội; bầu một số thành viên Hội đồng quản thác; kết nạp, đình chỉ, khai trừ các thành viên; các vấn đề thuộc ngân sách…; Nghị quyết về các vấn đề khác được thông qua với đa số thường, kể cả trong trường hợp bỏ phiếu để quyết định xem một vấn đề khác nào đó có thuộc loại cần đa số hai phần ba phiếu thuận hay khơng.
Có thê nói, ĐHĐ khơng có quyền ra quyết định mà chỉ có thể đưa ra khuyến nghị, trừ những vấn đề liên quan đến ngân sách, bầu cử, tổ chức công việc hoặc thành lập một số cơ quan hỗ trợ. Vì vậy, khi xem xét các vấn đề liên
biện pháp cưỡng chế. Ngược lại, các nghị quyết của ĐHĐ về việc lập nên các
cơ quan bổ trợ có thể mang tính bắt buộc trong hệ thống pháp luật của LHQ. Như vậy, đã hình thành một thực tiễn theo đó ĐHĐ có thể lập ra các cơ quan bổ trợ hoạt động tại các quốc gia với điều kiện các quốc gia này cho phép.
2.1.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của ĐHĐ
2.1.3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
- ĐHĐ có thẩm quyền đối với các tranh chấp mà mọi quốc gia thành viên hay không phải thành viên của LHQ đưa ra trước ĐHĐ. Tuy nhiên, một quốc gia không phải là thành viên của LHQ chỉ có thể lưu ý ĐHĐ về các vụ tranh chấp mà họ là đương sự nếu họ thừa nhận nghĩa vụ hịa bình giải quyết tranh chấp theo như quy định trong HCLHQ (Điều 35, HCLHQ).
- ĐHĐ có thẩm quyền đối với những tranh chấp mà ĐHĐ xét thấy có thể phương hại đến lợi ích chung, hoặc làm tổn thương quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc (Điều 14, HCLHQ).
- ĐHĐ có thẩm quyền đối với những tranh chấp mà HĐBA đưa ra trước ĐHĐ (khoản 2 Điều 11, HCLHQ).
2.1.3.2. Cách thức giải quyết tranh chấp của ĐHĐ
- ĐHĐ có quyền thảo luận tất cả các vấn đề liên quan hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương, hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất kỳ một cơ quan nào được ghi trong Hiến chương và, trừ các quy định ở Điều 12, có thể ra những khuyến nghị về những vấn đề hoặc những vụ việc ấy cho các thành viên LHQ hay HĐBA hoặc cho cả hai.
- Việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế do bất cứ thành viên nào của LHQ, HĐBA hay một nước không phải thành viên của LHQ đưa ra trước trước ĐHĐ theo khoản 2 Điều 35. ĐHĐ có thể đưa ra kiến nghị về mọi vấn đề thuộc loại này với một hoặc nhiều nước hữu quan, hoặc với HĐBA, hoặc với
cả các nước hữu quan và HĐBA. Nếu vấn đề này đỏi hỏi phải có hành động thì ĐHĐ chuyển lại cho HĐBA, trước hay sau khi thảo luận.
- Tuy nhiên, Theo khoản 2 Điều 12 Hiến chương LHQ, ĐHĐ không được đưa ra một kiến nghị nào đối với các tranh chấp mà HĐBA đang xem xét trừ trường hợp HĐBA yêu cầu
2.1.4. Giá trị pháp lý và thực tiễn của các Nghị quyết và tuyên bố của ĐHĐ của ĐHĐ
Giá trị pháp lý trên thực tiễn được thể hiện tinh thần: “Tất cả các thành viên LHQ giúp đỡ đầy đủ LHQ trong mọi hành động của LHQ theo đúng các điều quy định của Hiến chương này và không giúp đỡ một nước nào bị LHQ áp dụng một biện pháp phòng ngừa hay cưỡng chế”, được quy định tại Khoản 2 Điều 5 HCLHQ quy định
2.1.4.1. Quyết định
ĐHĐ có thể đưa ra những quyết định mang tính ràng buộc hoặc có hiệu lực thi hành. Tuy các quyết định này liên quan chủ yếu đến các vấn đề ngân sách và tổ chức nội bộ, nhưng một số quyết định có tác động trực tiếp hoặc có thể gián tiếp lên các nghĩa vụ của quốc gia.
Một số quyết định (các nghị quyết về ngân sách theo Điều 17) trực tiếp ràng buộc các thành viên, trong khi một số quyết định khác có hiệu quả là những “hành động” được gắn thêm nghĩa vụ “giúp đỡ đầy đủ” như trong khoản 5 Điều 2. Những quy định và cách giải quyết liên quan trong các quyết định có tính ràng buộc đối với từng vụ việc cụ thể và tạo thành tiền lệ cho tương lai.
Tính ràng buộc và hiệu lực thi hành của các quyết định được áp dụng cho mọi nghị quyết được đa số thông qua như quy định trong Điều 18 Hiến chương về việc bỏ phiếu. Về mặt pháp lý số phiếu bầu không quan trọng, tuy nhiên, một quyết định vấp phải sự phản đối mạnh mẽ có thể làm cho một số
quốc gia từ chối hợp tác. Do đó, xét từ quan điểm thực tiễn, việc chấp thuận có thể rất quan trọng thậm chí cả với những quyết định có tính pháp lý ràng buộc.
2.1.4.2. Khuyến nghị
Khuyến nghị là một trong những chức năng quan trọng của Đại đội đồng, có ý nghĩa trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
Những khuyến nghị của ĐHĐ, nếu là các khuyến nghị stricto sensu, thì thường khơng có tính ràng buộc các nước thành viên, tuy nhiên có quy định nghĩa vụ hợp tác và tôn trọng. Liệu các khuyến nghị có thể là những “hành động” theo nghĩa khoản 5 Điều 2 hay khơng vẫn cịn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên các nghị quyết khuyến nghị nên bao gồm nghĩa vụ hỗ trợ như đã quy định trong điều này, hoặc ít nhất là một nghĩa vụ không gây trở ngại cho hành động mà các quốc gia đang thực hiện theo nghĩa vụ của LHQ.
Nghĩa vụ hợp tác, thiện chí và hỗ trợ áp dụng cho mọi khuyến nghị được thông qua một cách hợp pháp, không quá phụ thuộc vào số phiếu bầu. Hiệu quả khích lệ của các khuyến nghị sẽ tăng lên nếu đạt được sự nhất trí hoặc gần như nhất trí hồn tồn. Khuyến nghị cũng có giá trị tiền lệ hoặc có thể có tính ràng buộc nếu được chấp nhận hoặc khơng có mâu thuẫn [57].
2.1.4.3. Tuyên bố
Thực tiễn thông qua các tuyên bố là thống nhất, được công nhận phổ biến và cổ xưa theo nghĩa bắt đầu xuất hiện từ thời mới thành lập LHQ. Mặc dù hiệu lực của các tuyên bố vẫn cịn phải bàn cãi, song chúng khơng phải là các khuyến nghị và cũng không thể được đánh giá như vậy. Tuyên bố là một trong những loại hình nghị quyết của ĐHĐ dựa trên cơ sở thực tiễn được thiết lập bên ngoài những quy định rõ ràng trong Chương IV Hiến chương.
Vai trò của các nghị quyết của ĐHĐ như một công cụ thể hiện sự chấp nhận và ghi nhận của cộng đồng quốc tế của các quốc gia dành cho toàn bộ
các quy phạm mang tính mệnh lệnh (jus cogens) và vai trò tương tự của chúng trong việc công nhận các nguyên tắc cơ bản khác của Luật quốc tế với ý nghĩa như quy định trong Điều 38 (1)(c) Quy chế TAQT.
Những Nghị quyết của ĐHĐ được thừa nhận thể hiện quan điểm chung của toàn thế giới.
Tuy là vậy nhưng nghị quyết gặp khó khăn nổi lên khi cho rằng những nghị quyết này có tính ràng buộc pháp lý.
- Ngoại trừ một vài vấn đề đặc biệt, Điều 10 HCLHQ chỉ trao cho ĐHĐ thẩm quyền đưa ra các khuyến nghị - rõ ràng nó khơng có thẩm quyền lập pháp.
- Các nghị quyết có thể được thơng qua với đa số phiếu đơn giản hay 2/3 số phiếu tùy thuộc vào vấn đề thủ tục hay vấn đề thực chất, mà khơng cần đến sự nhất trí. Thiểu số phản đối nghị quyết có thể làm giảm đi tính tin cậy và ý nghĩa xây dựng luật pháp của một nghị quyết, đặc biệt nếu thiểu số này bao gồm cả các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều bởi nghị quyết.
- Có thể phát sinh một vấn đề khác với nghị quyết được thông qua bằng phương pháp đồng thuận mà không cần phải bỏ phiếu. Các quốc gia không được mong đợi bất kỳ một sự phản đối nào, trừ khi phản đối đó có ý nghĩa trọng yếu đối với các lợi ích của họ (tức là cách thơng qua này tạo ra áp lực buộc các quốc gia không được phản đối nếu đa số đã ủng hộ nghị quyết) [16]. Tuy nhiên, một vài quốc gia vẫn có thể bảo lưu những điểm quan trọng của nghị quyết trước hoặc sau khi nghị quyết được chính thức thơng qua. Do vậy, cần cẩn thận khi đánh giá các nghị quyết để xác định quan điểm của các quốc gia, ngay cả đối với những nghị quyết đã giành được sự đồng thuận rõ rệt. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn nêu trên, phải thừa nhận rằng mặc dù những nghị quyết này về bản chất khơng có giá trị ràng buộc, nhưng chúng có thể trở nên ràng buộc do hoạt động của các quốc gia sau đó.
Giá trị các nghị quyết có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn ràng buộc các quốc gia.
2.2. Hội đồng Bảo an
Theo Điều 24 của Hiến chương LHQ, các nước thành viên LHQ trao cho HĐBA trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hồ bình và an ninh quốc tế. Theo đó, HĐBA có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hồ bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hồ bình, hoặc các hành động xâm lược.
Các quy định của Hiến chương liên quan đến HĐBA nằm trong các chương V, VI, VII, VIII và XII.
HĐBA hiện đang là cơ quan hoạt động nổi bật và hiệu quả nhất của LHQ. Cùng với sự lớn mạnh của LHQ, HĐBA đã trở thành một công cụ đặc biệt quan trọng của tổ chức này. Dần dần, thẩm quyền của HĐBA được mở rộng thơng qua việc giải thích các quy định trong Hiến chương.
2.2.1. Thành viên Hội đồng Bảo an
HĐBA gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước Ủy viên thường trực là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường trực do ĐHĐ LHQ bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia cơng bằng về mặt địa lý và có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tơn chỉ và mục đích của LHQ và không được bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm. 10 nước thành viên không thường trực được bầu theo sự phân bổ khu vực địa lý như sau: 5 nước thuộc châu Phi và châu Á; 1 nước thuộc Đông Âu; 2 nước thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribê; 2 nước thuộc Tây Âu và các nước