Các tranh chấp quốc tế trên biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Liên Hợp Quốc trong giải quyết tranh chấp về Biên giới - Lãnh thổ vận dụng vào các tranh chấp ở Biển Đông (Trang 52 - 55)

1.1.4 .Thành viên của LHQ

1.5. Khái quát tranh chấp chủ quyền Biên giới-Lãnh thổ trên biển

1.5.3. Các tranh chấp quốc tế trên biển

Tính tới thời điểm hiện tại, có nhiều tranh chấp quốc tế trên biển tuy nhiên tranh chấp phức tạp và kéo dài thường rơi vào những loại tranh chấp sau:

Chủ quyền quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập được thể hiện trên mọi phương diện như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hiến pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Lãnh thổ quốc gia bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng lịng đất, vùng trời. Theo Cơng ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng nước nội thủy và vùng nước lãnh hải thuộc lãnh thổ quốc gia.

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển là tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thường được tạo nên bởi một hoặc một số quốc gia đã lợi dụng cơ hội và sử dụng vũ lực để chiếm đóng một phần hay toàn bộ quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia khác.

Thứ hai là tranh chấp về quyền chủ quyền và quyền tài phán

Quyền chủ là quyền xuất phát từ chủ quyền, ở các vùng biển đặc thù như vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, các quốc gia khơng có chủ quyền hồn tồn và đầy đủ mà chỉ có các quyền liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán.

Quyền chủ quyền thường thể hiện ở quyền thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Quyền tài phán là quyền liên quan đến thẩm quyền tác động đến con người, tài sản, tổ chức - quyền quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các chủ thể trong một khu vực lãnh thổ hoặc vùng biển nhất định. Theo Điều 56 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì quyền tài phán được chia theo lĩnh vực hoạt động như: lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị cơng trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển. Các tranh chấp biển về chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển nảy sinh khi có sự bất đồng về cách giải thích và áp dụng các quy định của luật biển quốc tế, đặc biệt là các quy

định trong Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tại vùng tiếp giáp mà thực chất là một phần của vùng đặc quyền kinh tế, theo Điều 33 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982: các quốc gia ven biển có một số thẩm quyền về thuế, vệ sinh dịch tễ và nhập cư. Còn ở vùng thềm lục địa, các quốc gia ven biển có một số quyền chủ quyền độc quyền trong việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình (Điều 77 Cơng ước). Đây là đặc quyền mà các nước khơng được thực hiện nếu khơng có sự chấp nhận một cách rõ ràng của quốc gia ven biển. Hiện nay, trên thế giới còn khoảng 416 tranh chấp về ranh giới biển, thềm lục địa cần được hoạch định, trong đó khu vực Đơng Nam Á có khoảng 15 tranh chấp [40].

Tiểu kết: Chương 1 nghiên cứu khái quát tranh chấp biên giới – lãnh

thổ, những vấn đề mang tính cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý về cơ chế giải quyết tranh chấp tại LHQ. Để có một cách tiếp cận tổng thể về cơ chế giải quyết tranh chấp, Chương này sẽ nghiên cứu khái quát về quá trình thành lập LHQ, trên cơ sở đó nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc định hình nên các cơ chế giải quyết trong các thể chế của LHQ. Các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp và việc áp dụng vào thực tế sẽ được phân tích chun sâu từ góc độ các tranh chấp giữa các quốc gia, nhất là đối với vấn đề tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Nội dung nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo của luận văn và việc đề xuất phương án giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông của Việt Nam thông qua các thể chế của LHQ.

CHƢƠNG 2 – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIÊN GIỚI – LÃNH THỔ THƠNG QUA VAI TRỊ CÁC THỂ CHẾ LIÊN HỢP QUỐC

LHQ là một tổ chức quốc tế phổ cập nhất hiện nay, được cấu thành từ các cơ quan của mình, có một số cấu trúc thể chế - một cơ quan bao gồm các đại diện được đề cử từ hầu hết các quốc gia (ĐHĐ), một cơ quan có quyền hành pháp (HĐBA), và một tịa án (TAQT) và chúng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Liên Hợp Quốc trong giải quyết tranh chấp về Biên giới - Lãnh thổ vận dụng vào các tranh chấp ở Biển Đông (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)