Quy định về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng khily hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 75 - 80)

3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định tài sản vợ chồng

3.1.1. Quy định về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng khily hôn

3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn chồng khi ly hôn

Muốn pháp luật được áp dụng hiệu quả thì trước tiên các quy định của pháp luật phải có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn xã hội, các nội dung điều luật phải rõ ràng, cụ thể, không chồng chéo, mâu thuẫn.

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi sẽ đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn như sau:

3.1.1. Quy định về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ly hôn

Thứ nhất, theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì hoa lợi, lợi tức

phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Nếu đứng từ góc độ bảo vệ quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng thì đây là một quy định không hợp lý, thiết nghĩ chỉ nên quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là nguồn sống duy nhất của gia đình là tài sản chung, nếu hoa lợi, lợi tức đó không là nguồn sống duy nhất của gia đình nữa thì vẫn là tài sản riêng trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Thứ hai, tài sản chung của vợ chồng nhưng do một bên đứng tên trong

giấy tờ về quyền sở hữu:

Tại khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy

định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Tiếp đó, tại khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:

“Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng”.

Như đã phân tích, việc áp dụng quy định trên đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, ảnh hưởng tới quyền lợi của người phụ nữ, trong gia đình khó có thể đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng. Nếu cho rằng, tài sản riêng có trước khi kết hôn hoặc tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng do một người đứng tên mặc dù được đưa vào khai thác, sử dụng chung nhưng không có văn bản thoả thuận đưa vào tài sản chung thì vẫn là tài sản riêng. Theo quan điểm này, người phụ nữ trong gia đình sẽ chịu nhiều thiệt thòi đặc biệt là nó không phản ánh đúng thực trạng xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi. Chính vì thế, có quan điểm cho rằng, tài sản mà vợ chồng đang quản lý, sử dụng chung (có trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân) mặc dù do một người đứng tên nhưng không có văn bản thoả thuận là tài sản riêng thì đó vẫn là tài sản chung; tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào khai thác, sử dụng chung là tài sản chung. Ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi việc cha mẹ tặng cho con đất để cất nhà ở khi người con lập gia đình thường chỉ thực hiện bằng lời nói hoặc hành vi. Khi xảy ra tranh chấp thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng là rất khó khăn. Hoặc nếu có thể hiện bằng văn bản, thì thông thường cha mẹ sẽ tặng cho con trai và vì vậy người phụ nữ cho dù qua bao nhiêu năm chung sống cũng chỉ được xem xét đến

công sức đóng góp trong việc tôn tạo, tu sửa. Theo tinh thần của pháp luật là phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, song việc áp dụng trên thực tế đang trở thành ngược lại. Vì vậy, việc áp dụng quy định trên cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, mặc dù hiện nay Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành nhưng với những quy định mang tính khái quát sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, quan điểm cá nhân tôi cho rằng nên có hướng dẫn theo tinh thần sau:

Trường hợp vợ, chồng sau khi kết hôn cất nhà ở trên đất của cha mẹ bên vợ (hoặc chồng) nhưng không có giấy tờ gì thể hiện là được cho tặng quyền sử dụng đất đó; khi ly hôn, cha mẹ bên vợ (hoặc chồng) nói là chỉ cho mượn đất nhưng nếu phần đất cất nhà ở riêng biệt với đất cha mẹ đang sinh sống hoặc trên cùng thửa đất nhưng đã có ranh giới, khuôn viên rõ ràng; Vợ chồng cất nhà sinh sống, ổn định, lâu dài, xây dựng các công trình trên đất cha mẹ biết nhưng không phản đối…. thì Toà án xác định quyền sử dụng đất gắn liền nhà hoặc quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng và chia theo quy định nhưng có xét đến công sức đóng góp của mỗi bên.

Ngoài tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, trên thực tế những loại tài sản đặc biệt như giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm chỉ ghi tên một người, nhưng tài sản đó có thể là tài sản chung của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2014: “Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó”

[44]. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba, nhưng trên thực tế giao dịch được xác lập giữa người đứng tên trong các giấy tờ này với người thứ ba có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu không chứng minh được giao dịch đó đã có ý kiến đồng ý của đồng sở hữu. Do vậy, cần có hướng dẫn cụ thể quy định

đối với tài sản chung theo Luật HN&GĐ năm 2014, đặc biệt là những tài sản mà trên giấy tờ do một người đứng tên cho phù hợp, ngoài đảm bảo quyền lợi của vợ chồng còn phải đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi xác lập giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng theo hướng: Nên có quy định nếu tài sản chung của vợ chồng là các loại giấy tờ có giá, tài sản chung mà giấy tờ sở hữu chỉ đứng tên một bên vợ hoặc chồng thì coi người đứng tên là người đại diện để tham gia giao dịch với người khác. Nếu bên vợ hoặc chồng có yêu cầu huỷ giao dịch này với lý do không có ý kiến đồng ý của người kia thì không coi đó là vi phạm quyền định đoạt của chủ sở hữu chung.

Thứ ba, nguyên tắc suy đoán tài sản chung: Khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung” [44]. Đây là quy định mang tính chất như một nguyên tắc suy đoán, đến nay Luật HN&GĐ không quy định gì về các loại bằng chứng được sử dụng để chứng minh trong tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng, quy định này còn rất đơn giản về tài sản chung nên trong thực tiễn tất cả các loại bằng chứng đều có thể được chấp nhận. Để bảo vệ tốt hơn quyền của chủ sở hữu tài sản riêng đồng thời làm đơn giản hoá việc tìm các chứng cứ chứng minh trong tranh chấp, pháp luật HN&GĐ Việt Nam có thể tham khảo thêm trong Luật dân sự Pháp khi đưa ra hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:

Nếu không có chứng cứ hoặc dấu vết về nguồn gốc của tài sản thì khi có tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ, chồng phải được chứng minh bằng văn bản. Trong trường hợp không có bản kiểm kê tài sản thì khi có tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ, chồng phải được chứng minh bằng văn bản. Trường hợp không có kiểm kê tài sản hoặc không có chứng cứ nào được xác lập từ trước, thẩm phán có thể xem xét mọi loại giấy tờ, đặc biệt là các loại

giấy tờ, sổ sách của gia đình cũng như các loại tài liệu của ngân hàng và các hoá đơn thanh toán. Thẩm phán cũng có thể chấp nhận lời khai của nhân chứng hoặc suy đoán nếu nhận thấy vợ, chồng không có khả năng cung cấp chứng cứ bằng văn bản [27, Điều 1402].

Quy định như vậy sẽ thể hiện rõ các loại bằng chứng chứng minh được liệt kê cụ thể, trong đó Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có giá trị pháp lý cao nhất trong thủ tục chứng minh nguồn gốc tài sản.

Thứ tư, một tranh chấp phổ biến hiện nay trong các tranh chấp về tài sản

chung của vợ chồng đó là khi ly hôn thì bố mẹ của vợ hoặc chồng cho rằng nhà, đất mà vợ chồng đang tranh chấp là bố mẹ cho mượn hoặc chỉ cho con trai, con gái, không cho con dâu, con rể, khi giải quyết Tòa án khó có thể phân định rõ ràng là bố mẹ đã cho hay chưa cho, cho chung hay cho riêng vì thường thì việc này không thể hiện bằng văn bản mà hai bên chỉ thỏa thuận bằng miệng. Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào chính thức quy định về vấn đề này, thiết nghĩ cần có văn bản chính thức quy định nếu đất do bố mẹ mua để cho vợ chồng người con đứng tên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giao cho vợ chồng người con sử dụng trong một thời gian dài, trong quá trình sử dụng vợ chồng con đã kê khai, đứng tên trong sổ địa chính hoặc các con chưa đứng tên trong GCNQSDĐ nhưng đã có thời gian sử dụng lâu dài, khuôn viên đất mà vợ chồng ở độc lập với nơi ở của bố mẹ, trong quá trình sử dụng vợ chồng đã cùng nhau xây dựng nhà ở và sản xuất, sinh hoạt trên đất nhưng bố mẹ không có ý kiến gì chỉ đến khi vợ chồng các con xin ly hôn thì bố mẹ mới khai là đất của bố mẹ chưa cho thì cần xác định là tài sản chung của vợ chồng nếu bố mẹ không có chứng cứ khác để chứng minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 75 - 80)