2.3. Một số kiến nghị áp dụng những nhân tố hợp lý của tư tưởng phân
2.3.2. Cơ quan hành pháp Chính phủ
Ở phần lớn các nước đương đại, bộ máy nhà nước thường có một nhân vật trung tâm của quyền lực nhà nước, có ảnh hưởng tới nhà nước lớn đến mức hễ nói đến nhà nước đó là người ta nhắc ngay đến nhân vật này. Đó có thể là Nguyên thủ quốc gia hoặc Thủ tướng. Người này là linh hồn, trung tâm quyết sách của Chính phủ, có quyền lựa chọn nhân sự và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Theo tập tục và truyền thống phương Đông thì ở nước ta, người này nên là Chủ tịch nước. Thực tế đã chứng minh nếu nguyên thủ quốc gia là một người tài đức và có thực quyền trong lĩnh vực hành pháp thì có thể dẫn dắt quốc gia vững bước trên con đường phát triển. Bác Hồ của chúng ta là một trong những ví dụ điển hình. Thiết nghĩ, Hiến pháp nên tăng thêm quyền lực cho Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp, nhất là những vấn đề liên quan tới nhân sự và chỉ đạo hoạt động của Chính phủ.
Hiện tại Hiến pháp qui định cho Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc ủy ban Thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ. Song theo chúng tôi, Hiến pháp nên qui định cho Chủ tịch nước có quyền đề cử và với sự
tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Chủ tịch nước vừa đứng đầu Nhà nước, vừa là thành viên của Chính phủ và có tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp, chủ trì việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Chính phủ và phải là trung tâm quyết sách của nó. Thủ tướng sẽ chỉ đạo việc thực hiện các chính sách này. Trong một số trường hợp nhất định, Thủ tướng có thể làm thay công việc của Chủ tịch nước như điều hành một phiên họp nào đó của Chính phủ với chương trình nghị sự có sẵn. Các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ thì bên cạnh chữ ký của Chủ tịch nước phải có chữ ký của Thủ tướng và Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về những nghị định, nghị quyết ấy.
Quyền lực của Thủ tướng theo Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 đã được tăng cường hơn nhiều so với các bản Hiến pháp trước, chế độ trách nhiệm của Chủ tịch nước, Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ cũng được ấn định chặt chẽ và rõ ràng hơn qua quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, xem xét và quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức họ. Song theo tôi, nếu chấp nhận phương án tăng cường quyền lực cho Chủ tịch nước và tăng thêm tinh thần trách nhiệm của tập thể Chính phủ thì Hiến pháp nên quy định Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách và nếu quá nửa tổng số thành viên của Chính phủ bị Quốc hội bất tín nhiệm thì Chính phủ phải từ chức tập thể để thành lập Chính phủ mới. Muốn cho cơ chế này đạt hiệu quả thì luật phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, chế độ trách nhiệm cho người đứng đầu các cơ quan nhà nước theo hướng tăng cường quyền lực và trách nhiệm cá nhân của họ, vì quyền và lợi ích phải đi đôi với trách nhiệm, ở đâu có trách nhiệm thì ở đó có thực quyền. Qui định theo hướng ấy thì có thể khắc phục được tình trạng phổ biến ở các cơ quan nhà nước hiện nay là quyền và lợi ích thì cá nhân hưởng, còn trách nhiệm thì tập thể gánh chịu và Nhà nước rất khó truy cứu trách nhiệm cá nhân. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng việc trả lời chất vấn của các Bộ trưởng trước Quốc hội nhiều khi rất chung chung,
không cụ thể và đôi khi có vị Bộ trưởng còn né tránh, không trả lời trực diện vào vấn đề bị chất vấn hoặc không thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã hứa trước Quốc hội. Và qui định theo hướng trên còn có thể khẳng định được tài năng của mỗi cá nhân để qua đó mà phát hiện và sử dụng người tài.
Theo tôi, Hiến pháp nên qui định cho Chủ tịch nước quyền yêu cầu Quốc hội thảo luận lại hoặc xem xét lại một dự luật mà Quốc hội đã thông qua trong một thời gian nhất định và quyền này không thể bị từ chối. Nếu ở lần thảo luận lại này mà Quốc hội vẫn thông qua với ít nhất là 2/3 số phiếu thì Chủ tịch nước phải công bố. Qui định như vậy sẽ vừa làm tăng trách nhiệm, sự cẩn trọng của Quốc hội trong việc làm luật, vừa làm cho quy trình làm luật cẩn thận, kỹ càng và chắc chắn hơn, qua đó mà nâng cao sự ổn định của luật, vừa tăng cường được ảnh hưởng, sự quan tâm và trách nhiệm của Chủ tịch nước với việc làm luật của Quốc hội. Đồng thời qui định rõ không ai có thể làm Chủ tịch nước quá hai nhiệm kỳ, vì khả năng của con người không phải vô hạn. Thiết nghĩ trong hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước và Chính phủ như vậy, khả năng, tâm trí và sức lực của Chủ tịch nước đã được huy động đến mức tối đa, tài năng đã được bộc lộ hết. Vì vậy chức vụ này phải được trao lại cho người khác để vừa có thể huy động được nhiều nhân tài phục vụ cho đất nước, vừa có thể tránh được tình trạng chuyên quyền, trì trệ khi quyền lực nằm quá lâu trong tay một người, vừa có thể mang lại sự đổi mới trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và bước phát triển mới cho đất nước. Ngoài ra, Hiến pháp cần phải thể chế hóa càng sớm càng tốt một trong những luận điểm đã nêu trong văn kiện Đại hội Đảng IX là cán bộ chủ chốt từ cấp huyện trở lên giữ một chức vụ lãnh đạo ở một đơn vị không quá hai nhiệm kỳ, mà trước hết là các chức vụ lãnh đạo được đề cập đến trong Hiến pháp nhằm ngăn chặn và giảm bớt sự lạm quyền, tham nhũng và trì trệ trong bộ máy nhà nước.
Để đảm bảo có sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì theo chúng tôi, Hiến pháp nên qui định rõ không ai có thể đồng thời là đại biểu Quốc hội và thành viên của Chính phủ hoặc Tòa án hoặc Viện kiểm sát trừ Chủ tịch nước, Thủ
tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Qui định như vậy sẽ giúp cho các cơ quan đó có thể độc lập với nhau trong hoạt động, tránh sự chồng chéo, giẫm chân lên nhau đồng thời có thể giúp cho thành viên của các cơ quan này dồn hết thời gian, khả năng, tâm trí và sức lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ của mình; vì những yếu tố trên của mỗi người là có hạn nên một người có thể làm tốt một việc trong một thời gian mà khó có thể làm tốt nhiều việc trong cùng một lúc. Một thực trạng đang diễn ra ở đất nước ta hiện nay là bộ máy của Chính phủ quá đồ sộ để thực hiện các chức năng không phải chỉ của nó mà của cả Quốc hội vì đến 2/3 số thành viên và người đứng đầu các cơ quan của Chính phủ là đại biểu Quốc hội. Thêm vào đó, Chính phủ hiện phải đảm trách phần lớn các giai đoạn của quá trình lập pháp đối với từng dự án luật, từ khâu soạn thảo, trình dự án, sửa đổi, bổ sung, thảo luận, chỉnh lý dự án cho đến khâu hướng dẫn thi hành khi luật đã được thông qua. Vì thế, nếu qui định như trên sẽ góp phần làm tinh giảm bộ máy của Chính phủ và nâng cao được hiệu quả hoạt động của nó cũng như của lập pháp và tư pháp.
Về vị trí của Chính phủ, việc quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thì không có gì phải bàn cãi, song việc quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội thì có một số điểm cần xem xét lại. Thực tế, Chính phủ là cơ quan chấp hành cao nhất của quyền lực nhà nước chứ không phải chỉ là cơ quan chấp hành cao nhất của Quốc hội. Bởi lẽ Chủ tịch nước ra lệnh ân xá, quyết định tặng quà nhân ngày thương binh liệt sĩ... thì Chính phủ phải tổ chức thực hiện. Tòa án ban hành ra các bản án, Chính phủ cũng phải tổ chức thực hiện. Mặt khác, nếu hiểu sự chấp hành chỉ là việc thực hiện các quy định pháp luật do Quốc hội ban hành ra và việc chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội thì cả Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Vì thế, Hiến pháp chỉ nên qui định chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đủ vì như vậy sẽ vừa bảo đảm sự phân công giữa lập pháp với hành pháp, vừa giúp Chính phủ chỉ tập trung vào việc thực hiện quyền hành pháp. Tất nhiên Chính phủ vẫn có thể trình dự án
luật ra trước Quốc hội vì thông qua chức năng trực tiếp quản lý mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống cũng như tổ chức thực hiện Hiến pháp và Luật, Chính phủ có đủ khả năng làm được công việc này. Thực tế cho thấy ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, Chính phủ đều có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội. Kể cả Mỹ là nước mà Hiến pháp không hề cho phép Tổng thống và Chính phủ có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội, song thực tế thì khoảng gần 50% số dự án luật của Quốc hội là do Tổng thống đề nghị thông qua các thông điệp gửi cho Quốc hội. Ngay cả dự án ngân sách, về mặt pháp lý thì không thể là công việc của Tổng thống, song thực tế, dự án đó chỉ có thể do Tổng thống mà ra vì chỉ Chính phủ mới có đủ tài liệu và kinh nghiệm để làm được văn kiện đó.
Để cho các quyết sách của Chính phủ phù hợp, vừa thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế, văn hóa-xã hội, vừa đảm bảo sự ổn định và phát triển của đất nước, Chính phủ nên có một bộ máy giúp việc gồm các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Họ không thực hiện các chức năng quản lý hành chính, chỉ đảm nhiệm chức năng phân tích khoa học và tư vấn. Họ sẽ được tuyển lựa, bổ nhiệm theo các cấp bậc, được xếp vào ngạch viên chức Nhà nước. Họ là các viên chức chuyên nghiệp nên không thể bị thay đổi khi thành lập Chính phủ mới. Khi xây dựng các chính sách kinh tế cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn, Chính phủ cần phải tham khảo ý kiến của các nhà sản xuất kinh doanh, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ và tác động của pháp luật với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, góp phần làm cho nền kinh tế vừa ổn định vừa tăng trưởng.
Việc đổi mới cơ cấu tổ chức của Chính phủ cũng là một vấn đề cần thiết để thúc đẩy sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan của nó. Sau cuộc bầu cử Quốc hội Khóa XI, cơ cấu tổ chức của Chính phủ đã được đổi mới một bước. Song hiện tại, vẫn cần xác định rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Chính phủ để tránh sự chồng lấn về chức năng, thẩm quyền giữa chúng giống như sự chồng lấn về quản lý công tác quảng cáo giữa Bộ Thương mại với Bộ Văn hóa Thông tin; về quản lý các hoạt động trong một số lĩnh vực khác giữa các Ban của Thủ tướng với các Bộ (Bộ Công nghiệp với Ban quản lý các khu
công nghiệp Việt Nam… Ngoài ra phải đổi mới, hoàn thiện đội ngũ công chức làm việc ở Chính phủ theo hướng chỉ giữ lại những người có chuyên môn giỏi và đạo đức tốt. Cần có qui chế tuyển dụng công chức mới (theo tỉ lệ phần trăm 70 cũ và 30 mới) [22, tr.297-310]. Về phương hướng tinh giản bộ máy của Chính phủ, thiết nghĩ, chúng ta có thể tham khảo kiến nghị của Tổng Ủy ban Kế hoạch đối với Nhà nước Pháp là: "Chính phủ chỉ nên có tối đa 15 Bộ trưởng" [38, tr. 109], "Số lượng các vụ, cục, tổng cục ở trung ương cần giảm đi ít nhất 1/3 trong vòng 5 năm tới" [38, tr. 111] và "Cần giảm số lượng cán bộ làm việc trong các cơ quan văn phòng bộ xuống còn 100 người" (hiện tại là 600 người) [38, tr. 113].
Hiện nay Việt Nam được xếp hạng khá cao trên thế giới về thực hiện Chính phủ điện tử, nhưng những hoạt động này vẫn chưa nhiều, chưa phổ biến và cũng chưa trở thành một hoạt động thường xuyên. Để tăng cường hoạt động hành pháp thiết nghĩ việc hoàn thiện Chính phủ điện tử là một vấn đề rất cấp thiết.
Thông qua hệ thống thông tin trực tuyến, Chính phủ có thể nhanh chóng tiếp nhận thông tin từ các bộ, cơ quan ngang bộ cũng như từ các chính quyền địa phương, chỉ đạo kịp thời các biện pháp đối phó với tình hình. Cũng thông qua hệ thống mạng toàn cầu Internet, các dịch vụ hành chính công của Nhà nước có thể được thực hiện nhanh chóng. Nhiều nước ở Châu Âu đã cho phép đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, ký kết hợp đồng kinh tế - thương mại... trên mạng. Thậm chí như ở Đan Mạch, Chính phủ còn tiến hành chi trả các khoản mua sắm của mình thông qua mạng, và đang dự tính sẽ sử dụng phương cách này để trả lương cho nhân viên nhà nước.
Từ thực tiễn các nước như vậy, trong tình hình nước ta hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính công có thể tiến hành qua việc: nhận yêu cầu và cấp một số loại giấy tờ như chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư, khai thác...; hoặc giải quyết một số thủ tục như hải quan, kiểm toán...; hoặc là nhận đơn thư yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của nhân dân... thông qua hệ thống mạng.
hỏi một khoản đầu tư lớn, cũng như một khoảng thời gian lâu dài để cán bộ, nhân viên cũng như nhân dân làm quen với phương thức làm việc mới, nhưng hiệu quả và giá trị của nó mạng lại cũng sẽ là rất lớn: giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất cũng như cho đời sống nhân dân... Thực hiện Chính phủ điện tử là một bước quan trọng tiến tới bộ máy hành chính đơn giản, gọn nhẹ, phục vụ tốt nhất cho nhân dân.
Mục tiêu lâu dài của Chính phủ điện tử là có thể tiến tới thu chi ngân sách nhà nước qua hệ thống mạng. Các doanh nghiệp có thể nộp thuế thông qua hình thức chuyển khoản thẳng vào tài khoản của kho bạc nhà nước thông qua giao dịch điện tử; Nhà nước cũng có thể chi các khoản mua sắm, trả lương cho bộ máy công nhân viên chức hay chuyển giao, hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan như trường học, bệnh viện, các viện nghiên cứu, các tổ chức chính trị - xã hội... bằng phương thức này, áp dụng cách làm này có thể làm giảm bớt hàng vạn hóa đơn, chứng từ, biên lai... được sử dụng mỗi năm, giúp công tác lưu trữ cũng như hạch toán đơn giản và nhanh gọn hơn