Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng phân quyền và sự vận dụng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 61 - 71)

pháp quyền

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thể hiện quyền lực Nhà nước là thống nhất, vì mục tiêu chung là phục vụ cho lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc. Công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia thảo luận những vấn đề chung của cả nước và địa phương và kiến nghị với các cơ quan nhà nước. Đó là một mô hình Nhà nước tiến bộ mà bất cứ một xã hội nào cũng cần phải hướng tới.

Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là người khởi xướng những quan điểm về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Ngay từ năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, Người đã yêu cầu phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương theo hướng người bản xứ cũng được hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người châu Âu; xóa bỏ hoàn toàn và triệt để các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và đàn áp bộ phận trung thực nhất của nhân dân Việt Nam; Người yêu cầu phải để cho nhân dân Việt Nam có các quyền như tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do giáo dục, đặc biệt hơn nữa, Người yêu cầu: “thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” [27, tr.436]. Năm 1922, trong bài Việt Nam yêu cầu ca, Người đã thể hiện nội dung của những yêu sách trên để phổ biến rộng rãi trong dân chúng:

Bảy xin hiến pháp ban hành,

vì dân cũng được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng ta từ thời kỳ tiền khởi nghĩa. Tuy nhiên, những ý tưởng đó chưa được hiện thực hóa trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ. Đến khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công - kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh với sự đoàn kết của toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước- Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước kiểu mới, Nhà nước công nông đã ra đời thì những ý tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân được thực hiện từng bước và ngày càng hoàn thiện trong quá trình xây dựng và phát triển.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II năm 1951, Đảng ta đã xác định rõ: “chính quyền là của dân, do dân”. Đó là Nhà nước thể hiện ý chí, quyền lực, lợi ích của nhân dân. Vì mục tiêu xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Đảng ta đi đến khẳng định: “Cho nên mặc dầu ở địa vị nào, làm công việc gì, chúng ta cũng phải dính liền đến nhân dân, căn cứ vào nhân dân mà định chủ trương và thi hành chủ trương. Chủ trương sai hay đúng, thi hành được hay không là do chúng ta sát hay không sát với nhân dân” [13, tr.236].

Văn kiện Đại hội II cũng xác định: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa căn bản là một nước cộng hòa nhân dân”. Vì lẽ đó, chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân phải thể hiện: “một chính quyền, một Nhà nước cách mạng do giai cấp công nhân và chính Đảng của nó lãnh đạo”. Tuy nhiên, Đại hội II cũng nhận định rằng, chính quyền của ta:

Chỉ biết dùng mệnh lệnh mà giải quyết mọi vấn đề với dân. Không chữa bệnh quan liêu, mệnh lệnh này thì các Hội đồng nhân dân cũng chẳng qua là hình thức dân chủ, có vỏ mà không có ruột, hiện nay, bệnh quan liêu mệnh lệnh đã khá nặng trong các tổ chức chính quyền của ta từ trên xuống dưới. Nếu không chỉ mặt vạch trán nó, nêu tất cả tệ hại của nó để đánh lui nó, tiêu diệt nó thì nó còn phát triển và làm hại nhiều hơn [13, tr.234, 226].

Những ý tưởng về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân của Đảng ta đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946 và ngày càng được thể hiện rõ nét

hơn và phù hợp hơn với từng giai đoạn, nhiệm vụ cách mạng cụ thể trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980. Những bản Hiến pháp này luôn đề cao các nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, nguyên tắc bình đẳng, công bằng, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện pháp luật.

Tuy nhiên, quá trình hình thành quan điểm, tư tưởng của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân gắn liền với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xuất phát từ những tiền đề kinh tế – xã hội và yêu cầu của đất nước cũng như những tác động của xu thế hội nhập quốc tế.

Từ Đại hội VI, Đảng ta đã khởi xướng đường lối đổi mới, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Trong quá trình đó đã nảy sinh nhiều quan niệm khác nhau về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện, chúng ta đã có những lúc vận dụng chưa đúng, chưa phù hợp với thực tiễn, cụ thể nhất là những cải cách trong vấn đề lập pháp, hành pháp và tư pháp chưa theo kịp với những đòi hỏi khách quan của công cuộc đổi mới.

Đến năm 1994, khái niệm về “xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” [9, tr.13] đã được Đảng ta nêu lên tại Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII. Theo đó, các cơ quan nhà nước đều phải hoạt động theo pháp luật và tuân thủ theo các quy định của pháp luật, phải chịu trách nhiệm của mình trước nhân dân. Mọi công dân của Nhà nước đều phải có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phải sống và làm việc theo pháp luật. Đồng thời với việc đưa ra khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng ta cũng nhận thức rõ rằng lý luận về Nhà nước pháp quyền là một thành tựu vĩ đại của tư tưởng nhân loại và không chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có mô hình Nhà nước pháp quyền mà dựa trên các cơ sở kinh tế – xã hội khác nhau, bản chất chế độ xã hội khác nhau sẽ tồn tại mô hình Nhà nước pháp quyền khác nhau: Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đến Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (tháng 1-1995), Đảng ta thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính, nêu lên những quan điểm chỉ đạo

việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, việc cải cách hành chính và những nội dung cơ bản trong phương thức lãnh đạo của Đảng với Quốc hội và Chính phủ. Đảng tiếp tục đặt vấn đề “xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa” [10, tr.129].

Văn kiện Đại hội VIII năm 1996 của Đảng đã nhấn mạnh: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [11, tr.129].

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII (tháng 6 năm 1997), tiếp tục khẳng định quan niệm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương: “từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” [12, tr.36].

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh những nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong những năm tiếp theo, Đảng ta đã đưa ra khái niệm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là một nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, có tính chiến lược trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2001 – 2010.

Để hiện thực hóa những vấn đề cụ thể trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tại diễn đàn Quốc hội các khóa IX và X, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có dịp trình bày những quan điểm cơ bản, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp lớn để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch và vững mạnh. Cụ thể là:

Trước hết, Đảng ta khẳng định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng theo các quan điểm có tính nguyên tắc: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoàn toàn không có sự phân lập giữa các quyền đó. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán

Thứ hai, cần phải tiến hành mạnh mẽ việc cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước bao gồm Quốc hội (cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước), Chính phủ (cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất), Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm soát nhân dân tối cao (cơ quan cao nhất về tư pháp).

Các văn kiện Đại hội Đảng cũng khẳng định một trong những nội dung quan trọng để thực hiện việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là cần phải phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đại hội IX cũng nêu nên những yêu cầu nghiêm ngặt về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực, có đạo đức, có kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, được sắp xếp theo đúng chức danh, tiêu chuẩn, được định kỳ kiểm tra và đánh giá chất lượng.

Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền vững mạnh, nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng được Đại hội lần IX của Đảng đặc biệt nhấn mạnh. Đại hội cũng đòi hỏi cuộc đấu tranh này cần phải được đẩy mạnh trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, gắn đấu tranh chống tham nhũng với đấu tranh chống lãng phí, quan liêu, đặc biệt là các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính, có những hành vi trái pháp luật.

Có thể nói, Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong nhận thức của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là một bước phát triển trong tư duy lý luận về xây dựng Nhà nước kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta. Nhằm thực hiện những nhiệm vụ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Quốc hội và một số luật khác về tổ chức bộ máy nhà nước, tạo ra một khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc hoạt động của Quốc hội và các cơ quan nhà nước trong thời kỳ mới.

Cũng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Nghị quyết về sửa đổi và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xã, phường, thị trấn, tạo cho hệ thống chính trị cấp cơ

sở có những khả năng mới trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa IX (tháng 1- 2004) của Đảng đã khẳng định “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc” [16, tr.79].

Trong quá trình thực hiện, những Nghị quyết của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đã được Nhà nước ta thể chế hóa và đưa vào cuộc sống, trong đó nhiều vấn đề như đổi mới quản lý và điều hành, cải cách nền hành chính nhà nước… đã đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và đối ngoại, đưa đất nước ta lên tầm cao mới.

Văn kiện Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định:

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiếm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền [17, tr.45].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI diễn ra từ ngày 12/1/2011 đến ngày 19/1/2011, tại thủ đô Hà Nội đã khẳng định bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua khảo sát, tìm hiểu vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01/1994) cho đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, trên cơ sở đối chiếu, so sánh với Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, có thể rút ra một số điểm mới được nêu trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thể hiện tại các văn kiện, nghị quyết khác nhau của Đảng và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Trong Văn kiện Đại hội XI, các đặc trưng cơ bản đó đã được khái quát một cách cô đọng, tập trung tại một luận điểm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) có ghi rõ:

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng phân quyền và sự vận dụng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)