Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác thanh tra trong giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 86)

Theo Luật Thanh tra 2004, cơ quan thanh tra hành chính các cấp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trƣởng cơ quan quản lí nhà nƣớc cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra cấp trên. Nhƣ vậy, các tổ chức thanh tra đƣợc tổ chức theo nguyên tắc “ song trùng trực thuộc” và có “ sự độc lập tƣơng đối” nhƣng trên thực tế cơ quan thanh tra hành chính các cấp nói riêng cũng nhƣ toàn ngành thanh tra nói chung gần nhƣ lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quản lí hành chính cùng cấp về mọi mặt nhƣ : tổ chức, biên chế, kinh phí, chƣơng trình hoạt động…. Thực tiễn cho thấy ở đâu lãnh đạo cơ quan cơ quan nhận thức vị trí, vai trò của tổ chức thanh tra thì ở đó hoạt động thanh tra đƣợc tăng cƣờng, có hiệu quả, thực sự tham mƣu tốt cho lãnh đạo đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Ngƣợc lại thì ở đó tổ chức thanh tra chậm đƣợc kiện toàn, đội ngũ thanh tra thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng, không đáp ứng đƣợc chức năng “ là tai là mắt” cho cơ quan quản lí. Chính vì vậy sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng và chính quyền có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra. Thanh tra là để phục vụ sự lãnh đạo của

uỷ đảng và chính quyền phải quan tâm đến công tác thanh tra. Ngƣời nói: “Các Ban Thanh tra làm việc khá hay kém, nhanh hay chậm, trƣớc hết do bản thân mỗi Ban Thanh tra cố gắng, mỗi cán bộ thanh tra cố gắng nhiều hay ít; nhƣng còn do các cấp lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phƣơng có quan tâm đến công tác thanh tra hay không. Các cấp lãnh đạo cần quan tâm giúp đỡ các Ban Thanh tra làm việc tốt” [26].

Sự quan tâm của các cấp uỷ đảng và chính quyền đối với công tác thanh tra đƣợc thể hiện ở các mặt sau đây:

Thứ nhất: Thƣờng xuyên chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện, tập trung, sâu sát và cụ thể cơ quan Thanh tra hành chính các cấp xây dựng định hƣớng công tác giải quyết khiếu nại, tập trung vào những vấn đề, vụ việc nổi cộm, bức xúc đang tồn tại, bám sát yêu cầu chính trị của địa phƣơng và tình hình phát triển kinh tế xã hội

Thứ hai: Phải quan tâm đến việc tăng cƣờng cán bộ, củng cố tổ chức của các cơ quan thanh tra. cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Thứ ba: Phải quan tâm đến việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Thanh tra. Thanh tra là công cụ, là tai, mắt của ngƣời lãnh đạo, ngƣời quản lý cho nên hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào việc các cơ quan lãnh đạo có quan tâm đến việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Thanh tra hay không. Nếu nhƣ các kết luận, kiến nghị của Thanh tra không đƣợc các cấp uỷ và chính quyền các cấp quan tâm, thực hiện thì ý nghĩa, vai trò của công tác thanh tra bị ảnh hƣởng, uy tín của Thanh tra cũng sẽ giảm sút và nói chung công tác thanh tra sẽ kém hiệu lực và hiệu quả.

Xuất phát từ tính chất, vị trí và vai trò của công tác thanh tra nên đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ, sự trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu lực, hiệu

quả công tác thanh tra.

3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về vai trò của cơ quan thanhtra hành chính các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)