Thứ nhất: về công tác tham mưu giúp thủ trưởng cùng cấp trong giải quyết khiếu nại
Xác định rõ vị trí, vai trò các cơ quan tham mƣu giúp việc và cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Theo quy định hiện hành việc tham mƣu giải quyết vụ việc phụ thuộc vào chủ quan của ngƣời có thẩm quyền giải quyết, có những vụ việc giao cho cơ quan thanh tra thẩm tra, xác minh, kiến nghị, có những vụ việc giao cho cơ quan chuyên môn tham mƣu giải quyết. Hơn thế nữa mối quan hệ của các cơ quan này trong giải quyết vụ việc không đƣợc làm rõ gây cản trở lớn cho việc xác định trách nhiệm, hoàn thiện cơ chế và việc thực hiện chức năng quản lí nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại bị phân tán. Chính vì vậy cần xác định mối quan hệ giữa các cơ quan chuyên môn và cơ quan thanh tra, phân định nhiệm vụ, thẩm quyền cụ thể tránh đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Về vấn đề này hiện nay vẫn tồn tại hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất, cần quán triệt đúng quy định Luật khiếu nại, tố cáo bổ sung 2004 và 2005 tức là cơ quan thanh tra có thẩm quyền, trách nhiệm tham mƣu giúp thủ trƣởng giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền. Quan niệm thứ hai cho rằng, xuất phát từ thực tiễn phải gắn trách nhiệm của cơ quan chuyên môn trong giải quyết khiếu nại, các cơ quan này có điều kiện nắm chắc những quy định và thông tin về vụ việc thuộc lĩnh vực do mình quản lí, do đó thuận lợi khi giúp thủ trƣởng xem xét giải quyết khiếu nại liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng tuy công tác tiếp dân và tham mƣu có sự gắn bó chặt chẽ với nhau nhƣng với sự phân tích ở trên về tình trạng nhiều “cửa” tiếp dân, nhiều cơ quan có thẩm quyền tham mƣu thì rất cần một sự
phân định rạch ròi. Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay cần “ một cửa” hoá hoàn toàn công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại của ngƣời dân. Cơ quan đảm nhận tốt nhất nhiệm vụ này là Văn phòng tiếp công dân do Uỷ ban nhân dân phụ trách. Trên cơ sở tiếp nhận toàn bộ đơn thƣ khiếu nại thông qua cửa này, từ đó tiến hành phân trách nhiệm giải quyết theo lĩnh vực. Căn cứ thẩm quyền và thời hạn quy định, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm xác minh vụ việc , đề xuất hƣớng giải quyết sau đó chuyển về cơ quan đầu mối đó là Thanh tra các cấp để trình thủ trƣởng cơ quan quản lí ban hành quyết định giải quyết. Nếu những vụ việc đơn giản cơ quan Thanh tra có thể chuyển ngay cho thủ trƣởng cùng cấp, còn vụ việc phức tạp căn cứ vào tình hình thủ trƣởng cơ quan quản lí có thể giao cho thanh tra tiến hành thẩm tra lần hai hoặc tự cơ quan Thanh tra có đề xuất thẩm tra, xác minh khi có ý kiến khác với cơ quan chuyên môn. Trong khi tiến hành thẩm tra, xác minh làm rõ vụ việc, cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên môn.
Cần quy định về trách nhiệm của thủ trƣởng cơ quan quản lí nhà nƣớc trong việc sử dụng kết quả thẩm tra, xác minh, kết luận của thanh tra. Trƣờng hợp không đồng ý, không sử dụng đề xuất, kiến nghị của thanh tra thì thủ trƣởng phải nói rõ lý do. Cơ quan thanh tra có quyền bảo lƣu ý kiến của mình và báo cáo với thủ trƣởng cơ quan quản lí cấp trên và thủ trƣởng cơ quan thanh tra nhà nƣớc cấp trên Đây là một biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại từ phía Nhà nƣớc .
Để kiểm tra, xác minh đạt kết quả thì cần trao cho thanh tra hành chính các cấp những quyền hạn nhất định nhằm thu thập thông tin, tài liệu nhanh chóng, có hiệu quả, đồng thời có quyền xử lý đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc xác minh, kết luận. Đồng
thời cần bổ sung các quy định để tăng cƣờng trách nhiệm của cơ quan thanh tra, cán bộ thanh tra khi tiến hành thẩm tra, xác minh. Phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết quả thẩm tra, xác minh, kiến nghị của mình. Trƣờng hợp gây thiệt hại cho ngƣời khiếu nại thì phải bồi thƣờng.
Hiện nay không ít cán bộ trong và ngoài ngành thanh tra cho rằng quyền lực thanh tra ngày càng bị hạn chế; công tác thanh tra không đƣợc coi trọng vì thanh tra chủ yếu là kiến nghị, không có quyền xử lý mạnh mẽ nhƣ trƣớc kia. Hiểu nhƣ vậy là chƣa đầy đủ và chƣa thấy hết đƣợc ý nghĩa quan trọng và vai trò to lớn của thanh tra trong việc đóng góp vào quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách thông qua việc thực hiện quyền kiến nghị. Vấn đề ở chỗ quyền kiến nghị đó đƣợc thực hiện nhƣ thế nào và cơ chế nào để quyền kiến nghị đó đƣợc xem xét một cách nghiêm túc. Điều này cần xuất phát từ cả hai phía:
Một là: Cơ quan thanh tra cần phải có những kiến nghị thật xác đáng (kể cả kiến nghị về sửa đổi cơ chế chính sách và kiến nghị về xử lý qua thanh tra), có căn cứ pháp luật và phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
Hai là: Cần xây dựng cơ chế để phát huy hiệu quả, hiệu lực các kiến nghị của thanh tra. Trong đó cần quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong việc xem xét và xử lý một cách nghiêm túc những vấn đề mà thanh tra kiến nghị và có cơ chế để thực hiện vấn đề này một cách hiệu quả.
Chỉ có nhƣ vậy thanh tra mới phát huy đƣợc vai trò của mình, mới thực sự là tai mắt của trên, là người bạn của dưới.
Thứ hai: về công tác quản lí nhà nước về giải quyết khiếu nại
Hiện nay, chúng ta đang tăng cƣờng quản lí nhà nƣớc theo ngành và lĩnh vực trong đó công tác thanh tra đƣợc coi là một khâu hết sức quan trọng cũng nhƣ hình ảnh: “ thanh tra là tai mắt của cơ quan quản lí” và nhƣ vậy về
tổ chức cũng nhƣ chức năng, nhiệm vụ, cơ quan thanh tra hành chính các cấp gắn bó chặt chẽ với việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lí. Với xu hƣớng xây dựng một Nhà nƣớc pháp quyền khi mọi tranh chấp cần đƣợc giải quyết tại cơ quan tài phán thì cùng với việc đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính thì vai trò cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong lĩnh vực này cũng cần có sự thay đổi. Cụ thể là :
Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trƣởng cấp dƣới của thủ trƣởng cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại. Nguyên nhân khiếu nại có thể phát sinh do bất cập về chính sách, pháp luật; cơ chế điều hành quản lí của cơ quan, tổ chức; năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức; trình độ dân trí; tác động của kinh tế thị trƣởng và quá trình dân chủ hoá… Nhƣng một trong những nguyên nhân làm cho tình hình khiếu nại phức tạp, tồn động kéo dài là thủ trƣởng cơ quan, tổ chức nơi có vụ việc phát sinh đã không kịp thời xem xét; không có trách nhiệm đầy đủ với quá trình giải quyết, không xử lý dứt điểm các cán bộ, công chức có sai phạm đã đƣợc khiếu nại đề cập đến. Giải quyết khiếu nại là một nội dung của công tác quản lí. Do đó việc giải quyết khiếu nại của các cấp, các ngành cũng phải đƣợc tiến hành thanh tra, kiểm tra. Mà ở đây trọng tâm là cơ quan quản lí cấp trên thanh tra , kiểm tra cấp dƣới; cơ quan thanh tra hành chính các cấp thực hiện chức năng quản lí nhà nƣớc về công tác giải quyết khiếu nại ở cấp mình. Quy định hiện hành, chƣa có chế tài cụ thể ràng buộc trách nhiệm của các cấp, các ngành khi thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại.
Ngoài ra có thể nghiên cứu đến phƣơng án trao thêm quyền hạn cho Thanh tra hành chính các cấp trong quá trình thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nếu phát hiện thấy quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhƣng rõ ràng trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì có quyền khởi kiện
vụ án hành chính để toà án xét xử vụ việc đó. Điều này phù hợp với tình
hình hiện nay là Viện kiểm sát nhân dân các cấp không còn thực hiện chức năng kiểm sát chung. Còn nếu đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính trong đƣợc phê chuẩn thì có thể xem xét đề nghị cơ quan tài phán hành chính quyết định.
Một vấn đề mà chúng ta từng đề cập đến là việc xử lý những vụ việc khiếu tố đông ngƣời và chính ở đây chúng tôi thấy sự cần thiết của cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong quá trình xử lý những vụ việc phức tạp này. Khiếu tố đông ngƣời, từ trƣớc đến nay vẫn là vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết nhƣng chƣa đƣợc điều chỉnh cụ thể, rõ ràng trong quy định của pháp luật. Theo pháp luật hiện hành thì khiếu nại và tố cáo là hai vấn đề khác nhau . Trong trƣờng hợp đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì tách ra để xử lý. Tuy nhiên với những vụ khiếu tố đông ngƣời thƣờng xuất phát từ một số ngƣời bị thiệt hại về lợi ích liên kết lại với nhau để khiếu kiện. Đồng thời với việc đòi quyền lợi cho mình thì thông thƣờng họ tố cáo những hành vi vi phạm của một số cán bộ có chức có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có biện pháp xử lý. Vì vậy nội dung khiếu nại và tố cáo gắn chặt chẽ với nhau. Với tính chất nhƣ vậy không thể giải quyết các vụ việc khiếu tố đông ngƣời theo trình tự thủ tục chung đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nhƣ hiện nay. Điều quan trọng là giải quyết triệt để, tận gốc những vụ việc đó là phải tiến hành xem xét một cách khách quan, toàn diện tất cả những khía cạnh liên quan đến vụ việc, đánh giá những yếu tố kinh tế- xã hội và luật pháp để giải quyết từng mâu thuẫn trong vụ việc. Và để làm điều đó cần tiến hành một cuộc thanh tra toàn diện và những giải pháp đƣa ra phải hết sức thận trong trên cơ sỏ những kiến nghị xác đáng và có tính khả thi cao. Và nhƣ vậy, pháp luật nên qui định trách nhiệm cơ quan thanh
trƣờng hợp đó việc xem xét sẽ tiến hành theo trình tự và thủ tục đƣợc quy định trong pháp luật thanh tra .