KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự việt nam (Trang 38 - 40)

Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, mặc dù có mối liên hệ về mặt khách quan với tội phạm do người khác thực hiện, nhưng không phải là nguyên nhân gây ra hậu quả của tội phạm đó. Đây là đặc điểm giúp phân biệt hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với những hành vi của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức trong đồng phạm. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng nó không nằm trong mối liên kết thống nhất với tội phạm được thực hiện bởi người khác. Người thực hiện tội phạm trước đó không biết trước được việc tài sản do mình mang về từ hành vi phạm tội sẽ được người khác chứa chấp hoặc tiêu thụ. Điều đó có nghĩa, hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có không tác động vào mặt ý thức chủ quan đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước đó, không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện tội phạm của người đó.

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã được quy định rất sớm trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam. Điều đó chứng tỏ, các Nhà nước phong kiến đã nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này. Đáng chú ý, trong Bộ luật Hồng Đức, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được nhà làm luật đánh giá là ít nguy hiểm cho xã hội hơn so với tội phạm chính (ăn trộm). Người mua phải đồ gian, nhưng ngay tình, thì được lấy lại số tiền đã mua ở người bán, còn đồ

gian thì được trả lại cho người mất trộm. Đây là quy định rất hợp lý, hợp tình, thể hiện trình độ kỹ thuật lập pháp rất cao của Bộ luật Hồng Đức.

Nghiên cứu những quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong pháp luật hình sự của các nước: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Nga, Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển… cho thấy, tội phạm này được quy định rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý xã hội của từng nước.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự việt nam (Trang 38 - 40)