Chủ thể của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự việt nam (Trang 44 - 46)

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là những thiệt hại do người phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cho khách thể của tội phạm. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, khi thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tội phạm đã được coi là hoàn thành. Mặc dù tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là tội phạm có cấu thành hình thức, nhưng điều đó không có nghĩa, hậu quả do tội phạm này gây ra không có ý nghĩa gì đối với với việc quyết định hình phạt. Phải thấy rằng, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, gây ra những hậu quả xấu đối với trật tự xã hội và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa; việc chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, vì chúng gián tiếp khuyến khích các hành vi phạm tội chiếm đoạt tài sản, phá hoại thị trường, làm đảo lộn các giá trị xã hội. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có còn gây thiệt hại đến quyền sở hữu của chủ tài sản, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Khi phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, người phạm tội tiếp tục tước bỏ quyền sở hữu của chủ tài sản. Cho nên, việc chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có gây ra những bức xúc nhất định cho nhân dân.

3- Chủ thể của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có phạm tội mà có

Chủ thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm. Theo luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định khi thực hiện hành vi phạm tội. Năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi luật định là hai dấu hiệu của chủ thể của tội phạm nói chung và tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng.

Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội có thể nhận thức được hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội và điều khiển được hành vi đó. Người phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhận thức được rằng, hành vi của họ nằm ngoài chuẩn mực xã hội, trái pháp luật và sẽ bị xã hội lên án. Họ cũng nhận thức được rằng, tài sản mà họ chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có và thông qua hành vi phạm tội, họ tuy có được lợi ích nhất định, nhưng lại tiếp tục làm thiệt hại đến lợi ích của chủ tài sản hợp pháp. Khi thực hiện tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bằng hình thức đồng phạm, người phạm tội không những nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, mà còn nhận thức được hành vi của những người đồng phạm khác cũng nguy hiểm cho xã hội và có quan hệ chặt chẽ với hành vi của mình.

Năng lực trách nhiệm hình sự của một người không thể có ngay khi người đó được sinh ra, mà phải khi đạt độ tuổi nhất định, người ta mới có nhận thức và điều khiển hành vi của mình theo các đòi hỏi và chuẩn mực của xã hội. Tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999, nhà làm luật đã quy định chính thức độ tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng".

Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là loại tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, vì vậy, căn cứ vào cách phân loại tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, thì những trường hợp phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thuộc khoản 3, 4 Điều 250 Bộ luật hình sự năm 1999, là những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng. Do đó, theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999, những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội

mà có theo khoản 3, 4 Điều 250 Bộ luật này, còn những người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trong luật hình sự việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)