b. Một số quy định mới về phần các tội phạm
2.1.2. Vấn đề quyền con ngƣờ
Trong bản tuyên ngôn thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và tuyên bố theo Nghị quyết số 217A ngày 10/12/1948 có quy định rõ tại Điều 3: "Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân" và ngay trong Tuyên ngôn độc lập ngày 02/09/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Bác Hồ đã khẳng định: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" [29]. Hơn nữa tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992 cũng quy định: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm" [36]. Tiếp tục kế thừa tinh thần này, Điều 19 Hiến pháp 2013 quy định: "Mọi người có quyền sống . Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ . Khơng ai bi ̣ tước đ oạt tính mạng trái luật " [40], Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 cũng quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" [40]. Do đó, việc áp dụng hình phạt tử hình đối với bất kỳ con người nào cũng là xâm hại trực tiếp tới quyền được sống của họ và đây là lý do cơ bản khiến 140 Quốc gia trên thế giới hiện nay đã xóa bỏ hồn tồn hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt của họ.
Điều 6 của Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định:
1. Mọi người đều có quyền sống. Đây là một quyền bẩm sinh được luật pháp bảo vệ. Khơng ai có thể bị tước đoạt quyền sống một cách độc đoán.
2. Trong các quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt tử hình, tịa án chỉ được tuyên án tử hình đối với những tội hình sự nghiêm trọng nhất chiếu theo luật pháp áp dụng trong thời gian phạm pháp và không trái với những điều khoản của Công Ước này và của Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng. Hình phạt tử hình chỉ có thể được thi hành chiếu theo một bản án chung thẩm của một tịa án có thẩm quyền.
4. Các bị cáo bị tun án tử hình có quyền xin ân xá hay ân giảm hình phạt. Lệnh đại xá, ân xá hay ân giảm hình phạt có thể được ban hành trong mọi trường hợp.
5. Án tử hình khơng được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp, và cũng không được thi hành đối với các phụ nữ mang thai [52].
Tại Bình luận chung số 6 khuyến nghị của Ủy ban công ước Liên hợp quốc nhận định: tuy các quy định trong Điều 6 cho thấy các quốc gia không bắt buộc phải xóa bỏ hồn tồn hình phạt tử hình, các quốc gia có nghĩa vụ phải hạn chế sử dụng hình phạt này; cụ thể là chỉ sử dụng hình phạt này với "những tội ác nghiêm trọng nhất". Theo đó, các quốc gia phải rà sốt, sửa đổi luật hình sự của nước mình theo hướng này và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giới hạn việc áp dụng hình phạt tử hình với "những tội ác nghiêm trọng nhất". Điều này cũng bao gồm gợi ý rõ ràng trong khoản 2 rằng việc xóa bỏ hình phạt tử hình là đáng mong muốn. Ủy ban kết luận rằng tất cả các biện pháp nhằm xóa bỏ hình phạt tử hình cần được các quốc gia cân nhắc trong quá trình bảo đảm quyền sống nêu ở Điều 40, và cần được báo cáo với Ủy ban. Ủy ban lưu ý rằng một số quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình hay hỗn việc áp dụng nó.
Ủy ban ủng hộ các quan điểm cho rằng việc diễn giải cụm từ "những tội ác nghiêm trọng nhất" phải được hiểu một cách nghiêm túc theo nghĩa
hình phạt tử hình chỉ nên là một biện pháp ngoại lệ. Cũng từ cách diễn đạt các cụm từ ở Điều 6 cho thấy hình phạt này chỉ có thể được áp dụng theo quy định pháp luật đang có hiệu lực pháp luật tại thời điểm phạm tội và không đi ngược lại với các quy định khác của cơng ước.
Cũng có ý kiến cho rằng:
Suy cho cùng, một người khi đã thực hiện một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức người đó đã đem quyền sống của mình ra đánh đổi vì anh ta nhận thức được rằng, hành vi của mình đã tước đi bao nhiêu mạng sống của đồng loại. Vì thế, trong trường hợp này, không ai vi phạm quyền sống của bị cáo mà chính bị cáo đã tự khước từ quyền được sống của mình [4].
Ở góc độ này, tác giả đồng ý với quan điểm này trong tình hình kinh tế, xã hội, chính trị thực tế của Việt Nam hiện nay, việc duy trì và áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội thể hiện người thực hiện hành vi đã mất hết nhân tính, bị xã hội lên án và khơng thể cải tạo, cảm hóa thành người có ích cho xã hội và cần loại bỏ cá nhân đó ra khỏi xã hội thì có thể áp dụng hình phạt tử hình, như vụ án Nguyễn Đức Nghĩa là một ví dụ điển hình. Suy rộng ra, nếu một người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện hành vi phạm tội, xâm hại đến một trong những khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ, hơn nữa, tội phạm ấy "gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội" thì nghĩa là người đó đã tự mang tự do, thậm chí cả quyền sống của mình ra để đánh đổi. Bởi vì họ hồn tồn có khả năng nhận thức được và phải nhận thức được xử sự của mình khơng đáp ứng được các chuẩn mực (xã hội, đạo đức...) mà pháp luật cho phép. Trong trường hợp Nhà nước thấy rằng cần phải áp dụng chế tài nghiêm khắc nhất (tử hình) mới tương xứng với tính chất, mức độ của tội phạm người đó đã thực hiện thì có nghĩa rằng khơng ai vi phạm quyền được sống của họ, mà chính họ đó tự khước từ quyền sống của mình. Và lúc này việc "thừa nhận hình phạt tử hình là biện pháp bảo vệ quyền được sống chứ không phải vi phạm quyền sống của con người". Ngay trong Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành BLHS năm 1999, Bộ Tư pháp có ý kiến:
Nghiên cứu bổ sung thêm điều kiện áp dụng hình phạt tử hình nhằm hạn chế đến mức tối đa khả năng áp dụng hình phạt này theo hướng hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với một số ít trường hợp phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất dã man, tàn bạo xâm phạm tính mạng của con người (như: giết người một cách man rợ; giết người cướp của; giết người và hiếp dâm; giết người vì động cơ đê hèn...); đe dọa sự tồn vong của Nhà nước (một số tội xâm phạm an ninh quốc gia, một số tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân); đe dọa nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã
hội và sự phát triển giống nòi (một số tội phạm về ma túy); các tội phạm mang tính tồn cầu, đe dọa hịa bình và an ninh quốc tế (khủng bố, tham nhũng, các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh) [6].
Ngoài ra, Vụ Pháp luật Quốc tế - Bộ Tư pháp cũng có quan điểm: Trong bối cảnh phát triển mới của quốc tế và trong nước thì cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu cân nhắc giảm số tội danh quy định hình phạt tử hình và chỉ áp dụng hình phạt tử hình với một số ít các trường hợp phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất dã man, tàn bạo, xâm phạm nghiêm trọng tính mạng của con người, đe dọa sự tồn vong của Nhà nước để làm cơ sở, tạo tiền đề cho việc tiếp tục hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế trên mọi lĩnh vực [58]. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của tác giả, thì nhóm các tội xâm hại trật tự quản lý kinh tế và nhóm các tội phạm về chức vụ hồn tồn khơng thuộc phạm vi của những nhóm tội phạm có tính chất dã man nêu trên. Những người này thực hiện hành vi thường có mục đích tư lợi hoặc vi phạm các quy định về trật tự quản lý nhà nước, hậu quả của hành vi phạm tội hồn tồn có khả năng khắc phục, người phạm tội cũng có thể trở thành người tốt khi được cảm hóa, cải tạo theo đúng phương pháp phù hợp. Vì vậy, đây cũng là một cơ sở để các nhà lập pháp xem xét loại bỏ hình phạt tử hình đối với nhóm các tội xâm hại trật tự quản lý kinh tế và nhóm các tội phạm về chức vụ.