* Đối tượng có thể bị áp dụng hình phạt tử hình
Hình phạt tử hình có thể áp dụng đối với bất kỳ người nào thực hiện một hoặc nhiều tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định bởi BLHS, ngoại trừ một số trường hợp được quy định tại Điều 35 BLHS:
Không áp dụng án tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân [37].
Người chưa thành niên phạm tội là người chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội nhưng đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên). Phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử là người phụ nữ trước khi phạm tội hoặc trước khi bị đưa ra xét xử đã có thai và hiện vẫn chưa sinh con, sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình. Phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi là đối tượng khơng bị áp dụng hình phạt tử hình. Nếu sau khi tuyên án tử hình mới có cơ sở kết luận người phụ nữ có thai hoặc người phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi thì khơng thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân.
Vậy, tại sao những đối tượng nêu trên khơng bị áp dụng hình phạt tử hình? Ta biết rằng người chưa thành niên, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là những đối tượng đặc biệt trong chính sách hình sự của Nhà nước Cộng hịa XHCN Việt Nam. Do đặc điểm tâm - sinh lý của người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang ni con nhỏ và ảnh hưởng của những đặc điểm này đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ; đồng thời, cân nhắc khả năng cải tạo, giáo dục của người chưa thành niên phạm tội và hậu quả của hình phạt đối với phụ nữ có thai hoặc đang ni con nhỏ mà Luật quy định không áp dụng cũng như khơng thi hành án tử hình đối với các đối tượng này trong các trường hợp cụ thể nêu trên.
Các quy định nêu trên của BLHS là phù hợp với các chuẩn mực pháp lý của thế giới, cũng như các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc công nhận. Điểm 5, Điều 6 phần III Công ước quốc tế về những
quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng ghi nhận: "án tử hình khơng được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp và càng không được thi hành đối với các phụ nữ mang thai".
Về phạm vi đối tượng không bị áp dụng án tử hình của BLHS năm 1999 được mở rộng hơn rất nhiều so với BLHS năm 1985, cho thấy tính nhân đạo biểu hiện rõ nét hơn. Trong BLHS năm 1985, hình phạt tử hình chỉ được quy định khơng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị đưa ra xét xử thì trong BLHS, ngồi những đối tượng nêu trên, luật cịn loại trừ hình phạt này đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Theo quy định của BLHS năm 1985, nếu phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi chỉ được phép "hỗn" thi hành hình phạt tử hình, thì theo BLHS, khơng những họ không phải thi hành (được chuyển thành hình phạt tù chung thân) mà những phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi cũng được áp dụng quy định này. Mặt khác, BLHS đã bỏ quy định về việc thi hành án tử hình ngay sau khi xét xử. Đoạn 4 Điều 27 BLHS năm 1985 quy định: "Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xử" [35]. Do bản chất của hình phạt tử hình liên quan trực tiếp đến cuộc sống của con người và sẽ không thể khắc phục được hậu quả nếu bản án đã thi hành trên thực tế nên việc bỏ quy định thi hành án tử hình ngay sau khi xét xử là phù hợp, đảm bảo thực hiện pháp chế XHCN.
Trong BLHS, so sánh về đối tượng bị áp dụng giữa hình phạt tù chung thân và tử hình ta thấy điểm giống nhau giữa chúng là cả hai hình phạt này đều không áp dụng nếu đối tượng là người chưa thành niên phạm tội. Điểm khác nhau giữa chúng là: hình phạt tử hình chỉ có thể được áp dụng nếu người phụ nữ khơng phải là người có thai khi phạm tội, hoặc khi bị đưa ra xét xử, càng không phải là người phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Hình phạt tù chung thân khơng loại trừ các trường hợp nêu trên.
Mở rộng việc so sánh với đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình trong PLHS một số nước trên thế giới, ta sẽ thấy sự đa dạng trong chính sách hình sự của các quốc gia. Xuất phát từ tư tưởng nhân đạo, đa số các quốc gia đều khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, hoặc phụ nữ có thai. Điều 48 và Điều 49 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: "Tử hình chỉ được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng nhất, trừ người phạm tội là người chưa đủ 18 tuổi hoặc là phụ nữ có thai khi xét xử" [19]. BLHS Liên bang Nga mở rộng một cách đặc biệt đối tượng không bị áp dụng hình phạt tử hình: "Tử hình khơng áp dụng đối với phụ nữ, cũng như những người phạm tội chưa đủ 18 tuổi, nam giới trên 65 tuổi" [53]. Như vậy, theo pháp luật của Liên bang Nga ngồi phụ nữ và người chưa thành niên thì nam giới trên 65 tuổi nếu phạm tội cũng không phải chấp hành hình phạt nghiêm khắc nhất này. Điều đó thể hiện tính nhân đạo sâu sắc và sự tiến bộ của luật hình sự Liên bang Nga.
* Căn cứ áp dụng hình phạt tử hình
Hình phạt tử hình được áp dụng dựa trên các căn cứ sau: - Mức độ phạm tội của người phạm tội:
Một trong những điểm mới của BLHS là việc phân chia các tội phạm thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, thì tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là "tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình" [37, Điều 8].
Điều 35 BLHS quy định: "Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng" [37]. Tính "đặc biệt" của hình phạt tử hình trước hết được thể hiện ở việc theo pháp luật và bằng pháp luật tước bỏ quyền sống của người phạm tội. Nếu so sánh với tất cả các hình phạt
khác trong hệ thống hình phạt ta thấy đối với các hình phạt này thì người phạm tội hoặc bị cách ly hoặc không bị cách ly khỏi xã hội nhưng luật pháp vẫn mở ra những khả năng khuyến khích q trình cải tạo, giáo dục người bị kết án để họ có thể tái hịa nhập vào cộng đồng. Riêng đối với hình phạt tử hình, người phạm tội sau khi thi hành án sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội.
- Hậu quả của hành vi phạm tội:
Là hình phạt nghiêm khắc nhất, tử hình chỉ được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên không phải bất cứ người nào phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị áp dụng hình phạt tử hình. Thực tiễn xét xử cho thấy, hình phạt này chỉ có thể áp dụng trong trường hợp người phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia, hoặc phạm một trong các tội như tội hiếp dâm trẻ em, tội giết người, tội tham ô... gây ảnh hưởng rất xấu đối với xã hội, bị dư luận kịch liệt lên án.
- Tình thiết của vụ án và nhân thân của người phạm tội.
Khi cân nhắc giữa hình phạt tù chung thân với hình phạt tử hình mà thấy cịn băn khoăn, thì Tịa án sẽ khơng áp dụng hình phạt tử hình. Trên cơ sở xem xét, đánh giá một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, khi khơng cịn khả năng nào khác, thì Tịa án mới áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội. Nói cách khác, hình phạt tử hình chỉ được áp dụng nếu tồn bộ tình tiết của vụ án và những đặc điểm thuộc về nhân thân của người phạm tội đó phủ nhận hồn tồn khả năng cải tạo, giáo dục đối với họ. Việc đánh giá người phạm tội cịn hay khơng cịn khả năng giáo dục là một yếu tố "định tính" mà người "Thẩm phán" phải dựa trên tổng thể các dấu hiệu để quyết định như họ có thuộc đối tượng tái phạm, tội phạm nguy hiểm hay khơng? bản thân họ có phạm nhiều tội hoặc phạm tội nhiều lần hay không?...
Căn cứ áp dụng hình phạt tử hình của BLHS năm 1999 có nội dung tương đồng với quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS Liên bang Nga (có hiệu
lực từ ngày 01/3/1996). Theo đó, "Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ có thể áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tính mạng" [53]. BLHS Liên bang Nga cũng phân chia tội phạm thành 4 loại như BLHS Việt Nam. Trong đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là "những hành vi cố ý mà Bộ luật này quy định hình phạt đối với chúng là trên 10 năm tù hoặc hình phạt nghiêm khắc hơn" [53, khoản 5 Điều 15]. Tuy nhiên, khả năng áp dụng hình phạt tử hình của BLHS Liên bang Nga rất hạn chế, cụ thể là chỉ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tính mạng mới có thể bị áp dụng hình phạt tử hình. Trong số những tội xâm phạm tính mạng cũng chỉ có duy nhất một điều luật quy định hình phạt này, đó là tội giết người. Hình phạt tử hình được quy định là chế tài lựa chọn với hình phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn.