b. Một số quy định mới về phần các tội phạm
2.3.1. Nâng cao trách nhiệm của Nhà nƣớc và xã hội đối với quản lý xã hội và ngƣời phạm tộ
lý xã hội và ngƣời phạm tội
Như trên tác giả đã phân tích, các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ. Nếu cơ chế quản lý của Nhà nước hợp lý, thủ tục hành chính cơng khai, nhanh gọn, chính xác, chế độ tiền lương của cán bộ, công chức được cải thiện sẽ hạn chế rất nhiều, thậm chí triệt tiêu loại tội phạm này. Như vậy, các bị cáo phạm vào nhóm tội tham nhũng một phần
do cơ chế quản lý chưa phù hợp, nếu cho rằng toàn bộ lỗi thuộc về người phạm tội là cứng nhắc và áp dụng hình phạt tử hình với tội tham ơ, nhận hối lộ hay tội phạm chức vụ nào khác là quá nghiêm khắc. Nguồn gốc sâu xa của lý do họ thực hiện hành vi phạm tội như trên tác giả đã trình bày đó là do lợi ích kinh tế, vật chất. Nếu Nhà nước đảm bảo về cuộc sống sinh hoạt vật chất cho họ, để họ toàn tâm toàn ý tập trung vào hoạt động quản lý, chun mơn, nghiệp vụ thì sẽ hạn chế được cơ bản những hành vi tiêu cực này.
Ngoài ra, cịn có những lỗ hổng từ phương cách quản lý của bộ máy quản lý hành chính, giả sử để một người có thể tham ơ tài sản cơng cộng, thì đương nhiên phải có lỗ hổng từ việc quản lý khối tài sản đó để những người này nảy lịng tham hịng chiếm đoạt khối tài sản đó hoặc để một người thực hiện hành vi nhận hối lộ cũng có một phần từ hoạt động quản lý, phân công nhiệm vụ đối với họ, giao cho họ những quyền năng chi phối, khiến những người đưa hối lộ dựa vào đó để dùng tiền, lợi ích vật chất tác động vào tâm lý hám lợi.
Tương tự như vậy, đối với các nhóm các tội xâm hại trật tự quản lý kinh tế cũng vậy, xuất phát từ nền kinh tế của chúng ta còn rất non trẻ, mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chưa lâu, Nhà nước chưa có kinh nghiệm trong hoạt động quản lý kinh tế trong thời kỳ mở cửa, nên còn nhiều lỗ hổng về quản lý kinh tế, nên đã tạo điều kiện cho các tội phạm này được gia tăng.
Xem xét ở góc độ chung hơn, mỗi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định, đều nằm trong những hồn cảnh, mơi trường, gia đình, xã hội cụ thể bởi con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Một con người khơng thể tồn tại khi người đó chỉ có một mình, họ ln sống trong một môi trường xã hội, chính mơi trường xã hội đó đã tạo ra những ngoại cảnh tác động vào hoạt động tâm lý cá nhân của người đó, khiến họ thực hiện tội phạm, trong khoa học pháp lý chúng ta hay sử dụng từ "động
Bản chất của tội phạm là một loại bệnh do môi trường tác động, do đó cần nhìn tội phạm dưới góc độ bệnh tật để tìm cách chữa trị, cần chữa trị từ môi trường và không loại bỏ một con người ra khỏi xã hội, đó là sự khơng sịng phẳng giữa một bên là đơng đảo quần chúng, Nhà nước, Tòa án… với một bên là cá nhân người phạm tội [34].
Chúng ta khơng thể quy kết việc một người nào đó thực hiện hành vi phạm là hoàn toàn lỗi thuộc về họ và xử tội chết đối với họ. Việc người đó phạm tội có nguyên nhân từ phương cách quản lý của Nhà nước, từ phương pháp giáo dục của Nhà trường, Gia đình và từ tác động của xã hội đã tạo cho họ lối tư duy, nhận thức về xã hội lệch lạc và cũng chính xã hội đã đẩy họ vào hồn cảnh phạm tội. Từ đó, cần cải tạo từ môi trường xã hội, cải tạo phương cách hoạt động quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực, nâng cao trách nhiệm gia đình, xã hội tham gia hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức quần chúng nhân dân để phòng ngừa tội phạm.
"Một người phạm tội, toàn xã hội phải cùng gánh vác trách nhiệm". Vì vậy, thay vì chúng ta tiến hành đưa những người vi phạm ra xử tử, chúng ta hãy cải tổ ngay từ chính những hoạt cảnh xung quanh chúng ta để lấp đầy những lỗ hổng trong hoạt động quản lý xã hội, để ý thức pháp luật quần chúng nhân dân được nâng cao, giảm thiểu tâm lý tội phạm ngay từ những tế bào nhỏ nhất của xã hội.