Xu thế phát triển, đổi mớ

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang pot (Trang 40 - 43)

e) Qui cách sản phẩm

5.3.9. Xu thế phát triển, đổi mớ

Những năm qua, do tình hình xăng dầu, chi phí vận chuyển và các yếu tố đầu vào của sản xuất phân bón các nước trên thế giới đều có biến động theo xu thế tăng làm cho giá phân bón trên thị trường thế giới tăng và có diễn biến rất phức tạp, gây ra nhiều khó khăn cho người bán lẫn người mua phân. Thời gian qua, việc nhập khẩu và cung ứng phân bón được thực hiện theo cơ chế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay để nhập khẩu nên phải tính toán rất chặt chẽ để hạn chế rủi ro, thua lỗ. Mặt khác, nhu cầu phân bón lại theo mùa vụ và điều kiện của từng vùng, đòi hỏi các doanh nghiệp nhập khẩu, cung ứng đều phải bố trí lịch hàng về tương đối sát với thời vụ mà nông dân cần để tránh lưu kho, giảm giá thành. Thực trạng này, đã làm thị trường phân bón diễn ra rất sôi động nhất là vào thời vụ và thường xảy ra 2 trường hợp:

 Một là, khi giá bán trong nước cao hơn với giá thế giới thì các doanh nghiệp đổ xô vào nhập khẩu, tăng mạnh nguồn cung ứng, gây dư thừa, tác động ngược trở lại giá phân bón trong nước.

 Hai là, khi giá bán trong nước thấp hơn so với giá thế giới các doanh nghiệp nhập khẩu cầm chừng hoặc không nhập khẩu, xảy ra tình trạng thiếu phân bón, đẩy giá trong nước lên. Trong khi đó, lại thiếu lực lượng dự trữ lưu thông để chủ động can thiệp nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

Tình hình trên, đòi hỏi phải có sự thống nhất điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với mặt hàng này, nhằm vừa đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh và nhập khẩu của các doanh nghiệp, vừa đảm bảo lực lượng hàng hoá với giá cả hợp lý cho từng vùng, từng vụ.

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp chiếm gần 80%, có lượng nông sản xuất khẩu lớn, có lượng xuất khẩu gạo hàng năm chiếm thứ 2 thị trường thế giới. Trong khi đó nguồn phân chính Urê trong nước còn nằm trong lòng đất, thì rất cần có sự an toàn và bền vững cho nông nghiệp. Quá trình phát triển ngành sản xuất phân đạm Urê trong nước diễn ra như sau: bắt đầu từ năm 2004-2005 các dự án phân bón Urê Việt Nam đã đi vào khai thác như phân đạm Hà Bắc 150.000 tấn khai thác năm 2003, và có dự án khả thi mở rộng thêm 560.000 tấn từ năm 2004-2006, dự án đạm Phú Mỹ 750.000-800.000 tấn đưa vào khai thác năm 2004-2005, đạm Urê Cà Mau 800.000 tấn đưa vào khai thác cuối năm 2005- 2006.

Bên cạnh các hoạt động phát triển và mở rộng qui mô sản xuất của ngành phân bón Urê trong nước bằng các hình thức xây dựng thêm nhà máy sản xuất, cải tiến cơ chế, đổi mới

công nghệ, phát huy nội lực, thi đua làm ra nhiều sản phẩm bảo đảm chất lượng để tiến lên, đủ điều kiện dần dần làm bá chủ thị trường phân bón Việt Nam thì Chính phủ còn chủ trương cho phép các đơn vị nhập khẩu làm nhiệm vụ dự trữ lưu thông được lấy lợi nhuận cộng lại để mua phân bón dự trữ. Cơ chế dự trữ như vậy mới đánh giá được khách quan thực chất những doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp mạnh kinh doanh có hiệu quả.

Hiệp hội Phân bón Việt Nam chủ động tìm kiếm nguồn phân bón ổn định trực tiếp với những nhà sản xuất, những tập đoàn lớn (không qua trung gian), để ký hợp đồng những lô hàng lớn, nhằm đảm bảo ổn định giá và giá thành bao giờ cũng hợp lý hơn từ 3-5 đô/tấn và nếu số lượng lớn thì 7-8 USD/tấn. Ngoài ra, Chính phủ còn có chính sách hổ trợ nông dân mà thiết thực nhất là hạ thuế VAT về sản xuất, nhập khẩu phân bón từ 5% xuống 0%.

Nhìn chung, thời gian vừa qua Chính phủ đã có những sự can thiệp kịp thời khi xảy ra những cơn “sốt giá” đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh phân bón đi vào kinh doanh theo pháp luật, tăng khả năng cạnh tranh và từng bước tham gia hợp tác, hội nhập nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, sự can thiệp của Chính phủ dường như chưa được chuẩn bị chu đáo nhất, vẫn còn bị động, các văn bản chính sách không đồng bộ, công tác quản lý, hiệu lực chưa tối đa, thiếu kinh nghiệm nên để xảy ra nhiều cơn “sốt giá”.

5.4.Tóm tắt

Tất cả các thông tin, dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, từ dữ liệu thứ thấp đến dữ liệu sơ cấp đều đã được phân tích cụ thể trong nội dung của chương 5. Thông qua nội dung phân tích, chúng ta có thể xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của công ty Hòa Phát và các cơ hội, nguy cơ từ thị trường phân bón Urê ở An Giang trước khi đưa vào phân tích trong ma trận S.W.O.T trong chương tiếp theo.

Phân tích nội bộ công ty Hòa Phát, những điểm mạnh và điểm yếu của công ty được xác định như sau:

Điểm mạnh:

 Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Hòa Phát đã xây dựng và thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp sản phẩm, các tổ chức bên ngoài như ngân hàng, công ty vận tải,…

 Hệ thống thông tin hoạt động đặc biệt hiệu quả, luôn luôn cập nhật và xác định tình hình thị trường một cách chính xác nhất về nhiều mặt: nhu cầu thị trường, mong muốn, kỳ vọng khách hàng,…

 Phương pháp làm hiệu quả của đội ngũ nhân viên công ty nhờ vào tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong tác phong làm việc.

 Là một công ty trẻ nhưng Hòa Phát biết cách phát huy các thế mạnh của mình, lấy uy tín làm tiền đề nên được sự tín nhiệm từ khách hàng.

 Hệ thống về cơ sở vật chất của công ty ổn định, không có nhiều biến động, giúp công ty yên tâm hơn trong vấn đề kinh doanh.

Điểm yếu:

 Nguồn vốn kinh doanh cho phân Urê của công ty chưa thể chủ động được và còn phải phụ thuộc nhiều vào ngân hàng thông qua hợp đồng liên kết với họ.

 Ở lĩnh vực phân bón, công ty cần bổ sung nhiều hơn nữa nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm vì thị trường phân bón rất lớn và nhiều khách hàng.

 Hệ thống phân phối của Hòa Phát cần phải phát triển và hoàn thiện hơn nữa.

Phân tích tình hình thị trường phân Urê, những cơ hội và nguy cơ được xác định như sau:

Cơ hội:

 Nhu cầu tiêu thụ phân Urê ở khu vực ĐBSCL là rất lớn, lớn nhất cả nước, có thể khai thác tiềm năng trong dài hạn.

 An Giang là một tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, là vựa lúa lớn nhất cả nước.

 Xu hướng phát triển và mở rộng qui mô ngành phân bón trong nước đang được thực hiện.

 Nhà Nước ban hành các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, đặc biệt là vấn đề thuế suất với thuế nhập khẩu được xác định là 0%.

Nguy cơ:

 Hiện nay, nguồn cung ứng phân Urê nước ta phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường phân thế giới.

 Giá cả phân Urê biến động thất thường, theo xu hướng tăng, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

 Công ty chịu áp lực cạnh tranh cao từ nhiều đối thủ mạnh.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Luận văn: Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang pot (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)