2.1. Quy định của pháp luật quốc tế
2.1.2. Các điều ước quốc tế song phương, đa phương
Từ năm 1948 đến nay, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã được sử dụng làm nền tảng cơ sở cho việc xây dựng và thông qua hàng loạt các công ước khác về quyền con người của Liên hiệp quốc về cấm và trừng trị những tội ác chống lồi người như Cơng ước về trấn áp và trừng trị tội diệt chủng năm 1948, Cơng ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Nghị đinh thư về sửa đổi Công ước về chế độ nô lệ năm 1953, Công ước về trấn áp việc bn người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949, Công ước bổ xung về xố bỏ chế độ nơ lệ, bn bán nô lệ và các thể chế, tập tục tương tự như chế độ nô lệ năm 1956, Công ước về chống tra tấn và những hành động đối xử hoặc trừng phạt mang tính độc ác, vơ nhân đạo hay hạ nhục năm 1984.
Liên hiệp quốc cũng đã thông qua những công ước và nghị định thư về bảo vệ quyền con người của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, lạm dụng và bóc lột mà cơ bản nhất gồm Cơng ước về vị thế người tị nạn năm 1951, Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
năm 1979, Công ước về quyền trẻ em năm, Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả người lao động di cư và thành viên gia đình của họ năm, Công ước về quyền của người tàn tật năm 2006.
Ngoài ra, Liên hiệp quốc đã thông qua hàng trăm văn kiện khác gồm các tuyên bố, tuyên ngôn, quy ước đạo đức, quy tắc, nguyên tắc... liên quan đến việc bảo vệ và thực hiện quyền con người.
Một số khu vực cũng đã có những thoả thuận có tính chất ràng buộc pháp lý như Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950, Công ước châu Mỹ về quyền con người năm 1969, Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc năm 1981, Hiến chương Ả rập về quyền con người năm 1994... Hiện khu vực châu Á chưa có một văn bản pháp lý tương tự.
Công ước Giơnevơ về việc cải thiện tình cảnh của những người bị thương và bị bệnh thuộc các lực lượng vũ trang trên chiến trường ngày 12-8- 1949; Công ước Giơnevơ về việc cải thiện tình cảnh của những người bị thương, bị bệnh và bị đắm tàu trong các lực lượng vũ trang trên mặt biển ngày 12-8-1949; Công ước Giơnevơ về việc đối xử với các tù binh chiến tranh ngày 12-8-1949; Công ước Giơnevơ liên quan đến việc bảo hộ thường dân trong thời kỳ chiến tranh ngày 12-8-1949. Hội nghị Ngoại giao quốc tế về khẳng định lại và Phát triển luật nhân đạo quốc tế áp dụng trong xung đột vũ trang cũng do Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ sau 4 kỳ họp cũng đã thông qua 2 nghị định thư bổ sung sau trong ngày 8-6-1977 do Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế chuẩn bị:
Nghị định thư số 1 bổ xung các công ước Giơnevơ ngày 12-8-1949 và liên quan đến việc bảo hộ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang quốc tế; Nghị định thư số 2 bổ xung Công ước Giơnevơ liên quan đến việc bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang phi quốc tế quốc tế.
Năm 1998 Đại hội đồng kêu gọi triệu tập một hội nghị tại Roma về việc thành lập một Tòa án Tội phạm Quốc tế (ICC), tại đây "Quy chế Roma" đã được thơng qua. Tịa án Tội phạm quốc tế bắt đầu hoạt động năm 2002 và tiến hành phiên xử đầu tiên năm 2006. Đây là tòa án quốc tế thường trực đầu tiên chịu trách nhiệm xét xử những người bị cho là phạm các tội ác nghiêm trọng theo luật pháp quốc tế gồm cả tội ác chiến tranh và diệt chủng. Tuy nhiên, hoạt động của ICC độc lập với Liên Hiệp Quốc cả về nhân sự và tài chính, dù một số cuộc gặp gỡ của cơ quan điều hành ICC, Đại hội đồng các Quốc gia tham gia Quy chế Roma, được tổ chức tại Liên Hiệp Quốc. Có một "thỏa thuận quan hệ" giữa ICC và Liên Hiệp Quốc để quy định mối quan hệ giữa hai định chế này với nhau. Năm 2002, Liên Hiệp Quốc đã thành lập Tòa án đặc biệt cho Sierra Leone để đối phó trước những hành động tàn bạo xảy ra trong thời gian nội chiến tại nước này.
Các điều ước quốc tế được ký kết do Liên hiệp quốc đề xuất, khởi xướng hoặc thông qua trong khuôn khổ Liên hiệp quốc. Công ước về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ vũ khí vi trùng, vũ khí độc hại và phá hủy chúng năm 1972: Cơng ước về chống bắt cóc con tin năm 1979 cũng khẳng định vai trò của Liên hiệp quốc đối với việc bảo vệ quyền con người trong cuộc chiến chống khủng bố. Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân năm 1979. Công ước về đánh dấu vật liệu nổ để nhận biết năm 1991. Công ước về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hóa học và phá hủy chúng năm 1993. Công ước về việc trừng trị khủng bố bằng bom năm 1998. Công ước quốc tế về trừng trị những hành vi tài trợ khủng bố năm 1999. Công ước về trừng trị những hành vi khủng bố bằng hạt nhân năm 2005. Hiệp ước về cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ và dưới nước năm 1963. Hiệp ước về khơng phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968. Hiệp ước về cấm đặt vũ khí hạt nhân và các vũ khí giết người hàng loạt ở đáy biển, đáy đại dương năm 1971. Hiệp ước về cấm thử hạt nhân tồn diện năm 1996.
Cơng ước về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đường biển, 1971
Công ước quốc tế về thành lập Quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu, 1971.
Quy tắc quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển, 1972.
Nghị định thư 1978 sửa đổi Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển, 1974.
Nghị định thư 1988 sửa đổi Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển, 1974.
Công ước quốc tế Toremolinos về an toàn tàu cá, 1977. Cơng ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải, 1979.
Nghị định thư Toremolinos 1993 liên quan đến Công ước quốc tế Toremolinos về an tồn tàu cá.
Cơng ước quốc tế về trách nhiệm và bồi thường tổn thất đối với vận chuyển chất nguy hiểm, độc hại bằng đường biển, 1996.
Sửa đổi công ước về Tổ chức vệ tinh di động quốc tế, 1998. Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, 1999.
Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển, 1982.
Nghị định thư năm 1934 của Công ước về miễn trừ tàu biển thuộc sở hữu quốc gia, 1934.
Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến quyền tài phán hình sự đối với các vấn đề đâm va hoặc các tai nạn hàng hải khác, 1952.
Công ước về trách nhiệm của người khai thác tàu hạt nhân, 1962.
Nghị định thư sửa đổi năm 2005 của Công ước về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp đối với an toàn hàng hải năm 1988
Hiệp định khung ASEAN về Vận tải đa phương thức Hiệp định COSPAS-SARSAT Quốc tế
Cơng ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển năm 1979
Hiệp định ASEAN về tạo thuận lợi tìm kiếm tàu gặp nạn và cứu người bị nạn trong tai nạn tàu biển, 1975
Công ước quốc tế về bồi thường trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại từ ô nhiễm dầu nhiên liệu tàu biển năm 2001 (Bunker Convention)