Mặt khách quan là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, dựa vào một số biểu hiện khách quan được thể hiện ra bên ngoài của tội phạm mà chúng ta có thể phân biệt được giữa tội này với tội phạm khác. Một số dấu hiệu khách quan là một trong những yếu tố định tội với một số loại tội, đặc biệt là các tội cấu thành hình thức. Thì dấu hiệu khách quan lại vô cùng quan trọng. Vậy mặt khách quan của tội phạm là gì? Có thể rút ra khái niệm mặt khách quan như sau, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm hành vi của kẻ phạm tội thực hiện, hậu quả thiệt hại do tội phạm gây ra; mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm. Theo TSKH.PGS. Lê Văn Cảm đưa ra khái niệm mặt khách quan của tội phạm như sau: là sự tổng hợp các dấu hiệu do luật hình sự quy định và các
tình tiết phản ánh hành vi bên ngồi của sự xâm hại cụ thể nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự [14, tr. 365].
Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, dấu hiệu khách quan cũng hết sức quan trọng. Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu một số dấu hiệu khách quan của tội này bao gồm.
* Về mặt hành vi
Hành vi khách quan của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế chính là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là trường
hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn mà Nhà nước giao cho về quản lý kinh tế và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế xảy ra hai trường hợp.
Thứ nhất: Không làm, những quy định của Nhà nước đã đề ra trong
quản lý kinh tế và theo quy định của Nhà nước là phải thực hiện những quy định đó của Nhà nước.
Thứ hai: Có làm nhưng làm không đầy đủ (làm không đến nơi đến
chốn) hoặc làm nhưng làm khác với quy định của Nhà nước đề ra. Trong trường hợp này là các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế được coi là hệ quả của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tiền đề, là thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để làm trái với quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Nếu trường hợp cũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhưng không làm trái với quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, mà trái với quy định khác về quản lý hành chính, quản lý cán bộ, quản lý xã hội…thì khơng thuộc trường hợp quy định tại Điều165 Bộ luật hình sự năm 1999, tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ (Điều 281 Bộ luật hình sự năm 1999) hoặc các tội phạm tương ứng có quy định lợi dụng chức vụ, quyền hạn là yếu tố định khung hình phạt.
Trong thực tiễn xét xử, nếu người phạm tội biết việc mình làm là trái với quy định của Nhà nước nhưng trước khi bắt tay vào thực hiện đã hỏi ý kiến cấp trên và được cấp trên đồng ý. Khi hậu quả của hành vi làm trái xảy ra, người phạm tội thường đổ lỗi cho cấp trên. Trong trường hợp này người có hành vi làm trái phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình, ngồi ra cấp trên của họ cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về việc đồng ý cho cấp dưới thực hiện hành vi làm trái đó.
Trường hợp nếu cấp dưới hồn tồn khơng biết hành vi mình thực hiện là trái, nhưng trước khi thực hiện đã xin ý kiến cấp trên và cấp trên cũng không biết và đồng ý cho thực hiện hành vi làm trái đó, thì cả hai khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Tuy nhiên, việc xác định chính xác xem họ có biết hay khơng là một việc làm khơng hề đơn giản.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các chính sách kinh tế của Nhà nước ln ln thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế từng thời kỳ, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nên nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước không nên quy định tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, nếu không thì vơ hình trói buộc các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử và hiện nay nhiều người đứng đầu trong các cơ quan nhà nước vẫn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đến tiền của Nhà nước, nên nhà làm luật vẫn quy định tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế là cần thiết.
* Thủ đoạn và tính chất hoạt động của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
Những năm 70 và đầu 80, hầu hết các vụ tham ô, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế có ít người tham gia, thông thường trong từng vụ án chỉ có từ một đến hai người phạm tội, số vụ có từ trên hai người phạm tội trở lên chỉ chiếm từ 30% đến 35% tổng số các vụ án được đưa ra xét xử. Kể từ sau Đại hội VI (1986) nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng "thơng đồng, móc ngoặc…" và hiện tượng "phạm tội tập thể", mà biểu hiện rõ nhất là ở tội tham ô, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng này đang có xu hướng ngày càng tăng. Những năm gần đây tội cố ý làm trái mang tính chất "tập thể", trong đó khơng
ít các vụ án bao gồm cả tập thể những người lãnh đạo, những cán bộ trong một đơn vị, một cơ quan, một tổ chức thống nhất cùng phối hợp thực hiện hành vi phạm tội. Số người phạm tội trong từng vụ án ngày càng đơng, có những vụ lên tới hàng chục người.
Hiện nay trong hoạt động của nền kinh tế thị trường tình hình tội phạm kinh tế nói chung và tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng nói riêng. Những năm gần đây diễn ra khá đa dạng và phức tạp kẻ phạm tội đã triệt để lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, của cơ chế chưa được hồn thiện để thực hiện tội phạm. Chính vì vậy người phạm tội dùng thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình. Hiện tượng cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng lại được núp dưới nhiều nghĩa khác nhau như làm ăn theo kiểu, "năng động, sáng tạo…" những hiện tượng như vậy rất khó phát hiện để xử lý.
* Phương thức thủ đoạn che giấu tội phạm
Về thủ đoạn phạm tội, các kết quả khảo sát cho thấy trong những năm gần đây, đã có những biểu hiện rất đa dạng, vừa trắng trợn, vừa tinh vi, vừa khôn khéo. Trong mỗi vụ án tuy các thủ các thủ đoạn đều có những nét riêng biệt, nhưng chúng lại giống nhau ở chỗ, kẻ phạm tội đã triệt để lợi dụng những sơ hở trong chính sách pháp luật, trong các biện pháp quản lý và tổ chức điều hành để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Trong quá trình thực hiện tội phạm, ngay từ đầu người phạm tội đã tìm mọi cách để che giấu hành vi phạm tội, tránh sự phát hiện của cơ quan điều tra. Chúng tìm mọi cách để đối phó với cơ quan điều tra, kiểm tra, kiểm soát bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như; không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ sách…Hoặc cung cấp số liệu sai sự thật hợp thức hóa tài liệu, sửa chữa sổ sách, chứng từ, hóa đơn... Mặt khác, kẻ phạm tội ln tìm mọi cách che giấu hành vi của mình, che giấu hậu quả của việc làm trái bằng cách phát thưởng,
phát lương cho nhân viên cao hơn mức lương bình thường để thể hiện tính hiệu quả của cơng việc, một mặt để duy trì sự hoạt động của các cơ quan đó, mặt khác làm cho các cơ quan chức năng khơng tập trung sự chú ý của mình vào các hoạt động sai trái đó.
Thủ đoạn thực hiện tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế rất đa dạng và phức tạp nhưng phổ biến là dưới mấy dạng sau:
+ Thủ đoạn lợi dụng việc ký kết hợp đồng
Trong các vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, kẻ phạm tội đã thực hiện tội phạm bằng cách sửa chữa sổ sách, giấy tờ, hóa đơn, chứng từ, lập chứng từ khống, thanh quyết tốn khống, thanh quyết tốn ngồi hợp đồng, sửa chữa hợp đồng, lợi dụng cơ chế nhiều giá mà quyết tốn hợp đồng theo "giá" có lợi nhất, khác với "giá" thị trường khi thực hiện hợp đồng để lấy chênh lệch chia nhau
Ngoài ra, lợi dụng "quyền tự chủ" trong sản xuất, kinh doanh nhiều
đơn vị đã ký kết hợp đồng kinh tế với nhau và thực hiện các hợp đồng kinh tế bằng cách: lấy tiền, hàng từ hợp đồng kinh tế này để thanh toán cho hợp đồng kinh tế khác, chứ khơng phải dùng tiền, hàng vào mục đích kinh doanh, sản xuất có lãi, do vậy rất nhiều hợp đồng kinh tế không được thanh tốn sịng phẳng, dây dưa trong việc quyết tốn. Trong khi đó tiền, hàng đã được rút ra từ hợp đồng để sử dụng cho mục đích tiêu xài cá nhân hoặc vào túi một số cá nhân có chức, có quyền tham gia ký kết hợp đồng. Nhiều vụ án cho thấy, trong nhiều trường hợp, việc ký kết hợp đồng kinh tế về mặt giấy tờ chỉ là thủ tục, hình thức mang tính "hợp pháp hóa" cịn việc thực hiện và thanh toán
theo sự thỏa thuận "miệng". Thậm chí, có nhiều hợp đồng kinh tế được ký
không đúng nguyên tắc, nhiều trường hợp còn giả mạo chữ ký của giám đốc, kế tốn.
Có nhiều hợp đồng kinh tế được ký kết, các bên ứng trước tiền cho nhau để thực hiện hợp đồng, nhưng số tiền ứng trước không được sử dụng
đúng mục đích trong hợp đồng mà được dùng vào mục đích khác. Trong nhiều hợp đồng kinh tế, các bên tham gia ký kết hợp đồng đã thỏa thuận với nhau nâng "giá" thanh quyết toán cao hơn "giá" thực tế, nâng tỷ lệ hao hụt cao hơn so với thực tế để lấy chênh lệch….
+ Lợi dụng việc liên doanh, liên kết
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, những năm gần đây, hoạt động liên doanh, liên kết diễn ra khá phổ biến và sống động. Phù hợp với nền kinh tế hàng hóa có nhiều thành phần đan xen, hoạt động liên doanh, liên kết đã tạo ra khả năng hợp tác giữ các thành phần kinh tế, qua đó phát huy mọi tiềm năng và thế mạnh của các bên tham gia ký kết. Nhưng khơng ít kẻ phạm tội đã lợi dụng việc liên doanh, liên kết trong kinh tế để cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Hầu hết trong các vụ án cố ý làm trái có thủ đoạn phạm tội này. Ở địa phương và các ngành có nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh tuy có tư cách pháp nhân, nhưng về thực chất những đơn vị đó chỉ tồn tại trên danh nghĩa giấy tờ và con dấu, còn tư cách pháp nhân đó đã được
"bán" cho một số tư nhân. Hay nói khác đi, đó là hiện tượng "tư thương núp bóng" hiện tượng "thơng đồng", "móc ngoặc" dẫn đến việc bn bán lịng vòng giữa cơ quan này với cơ quan khác thông qua hoạt động liên doanh, liên kết. Khi tư cách pháp nhân đã được "bán" cho tư thương có nghĩa là các cơ quan nhà nước đã "vơ tình" tiếp sức, tạo điều kiện cho tư thương phạm tội.
Bởi vì nhờ có cái "danh" cái "tư cách" pháp nhân ấy mà tư thương có thể thực hiện một loạt các hợp đồng kinh tế với nhiều đơn vị khác để làm thất thốt nhiều tiền, hàng hóa tài sản của Nhà nước.
+ Lợi dụng việc trích thưởng và việc bng lỏng kiểm tra, kiểm sốt.
Một thủ đoạn phạm tội khác cũng khá phổ biến trong tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, là lợi dụng việc trích thưởng. Hiện tượng này xảy ra phổ biến, tràn lan: cấp trên thưởng cho cấp dưới, cấp dưới cũng "thưởng" cho cấp trên, cơ quan này thưởng cho cơ quan khác… Lý do
để "thưởng" rất nhiều. Có thể nói, những năm gần đây việc "thưởng" cho nhau được xem như chuyện bình thường trong xã hội. Chính vì vậy đã xuất hiện tình trạng thưởng tràn lan, thưởng để ký hợp đồng, thưởng vì thanh tốn được hợp đồng, thưởng ví có quyết định thành lập pháp nhân, thưởng vì xin được quota xuất, nhập khẩu, thưởng vì được cấp phát vốn, thưởng vì nghiệm thu được cơng trình, thưởng vì được cơng nhận là hồn thành kế hoạch…
Ngoài những thủ đoạn phạm tội nêu trên, kẻ phạm tội còn triệt để lợi dụng sự buông lỏng về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát để cố ý làm trái... Thời gian gần đây khi chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường, cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt đã bộc lộ những thiếu sót, sơ hở. Tình hình phổ biến là do quá nhấn mạnh "quyền tự chủ", "tính năng động sáng tạo" mà buông lỏng
hoạt động kiểm tra, kiểm sốt. Thậm chí cịn xuất hiện quan điểm không đúng cho rằng việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên làm cản trở việc sản xuất, kinh doanh. Lợi dụng việc buông lỏng kiểm tra, kiểm sốt mà kẻ phạm tội có thể thực hiện một loạt hành vi như: chi tiêu bừa bãi, chi sai nguyên tắc, quy định về tài chính; chi tiêu khơng có sổ sách, chứng từ thanh quyết tốn ngồi hợp đồng, lấy tiền của Nhà nước để trích và chia thưởng tràn lan, sử dụng vốn, tiền mặt vào các hoạt động khơng đúng mục đích, hay nói chính xác là cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Về tính chất
Trước đây kẻ phạm tội mới chỉ dừng lại ở mức độ "thơng đồng, móc
ngoặc…" với nhau trong một tổ chức nhỏ, tính tổ chức khơng cao. Nhưng
hiện nay qua nghiên cứu một loạt các vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, cho thấy kẻ phạm tội thường được tổ chức một cách chặt chẽ, có sự chỉ huy, phân công phân nhiệm một cách cụ thể. Nhiều khi người phạm tội được " chun mơn hóa" chỉ thực hiện một công việc hoặc
kẻ phạm tội cùng trong một "đường dây" mà không biết nhau chỉ biết được
phận sự của mình. Nhiều vụ án thể hiện sự liên kết rất chặt chẽ giữa người trong cơ quan nhà nước với người ngoài xã hội, giữa cán bộ cấp trên với cán bộ cấp dưới, giữa cơ quan đơn vị này với cơ quan đơn vị khác… thành một
"đường dây" tội phạm, một vịng trịn khép kín rất khó phát hiện và xử lý.
+ Về quy mô
Quy mô hoạt động của loại tội phạm này rộng hơn trước rất nhiều. Nó khơng chỉ dừng lại ở phạm vi trong một đơn vị, một huyện, một tỉnh mà xảy ra ở nhiều đơn vị, nhiều huyện, nhiều tỉnh có sự liên kết chặt chẽ với nhau