- Về chủ thể:
19 Các loại tội phạm về ma túy 6,44 14,15 20 Các loại tội phạm khác 20,35 21,
3.2.2. Công tác thực thi và áp dụng pháp luật
Cơng tác xây dựng pháp luật chiếm vị trí hết sức quan trọng, bởi pháp luật chính là cơng cụ, phương tiện để Nhà nước quản quản lý mọi mặt của đời sống xã hội hiện nay, điều này đã được chứng minh qua thực tế mỗi một lĩnh vực của đời sống xã hội đều do một ngành luật đảm đương và điều chỉnh. Bên cạnh công tác xây dựng pháp luật, chúng ta không thể không đề cập đến công tác áp dụng và thực hiện pháp luật. Nếu xây dựng hệ thống pháp luật tốt, nhưng quá trình áp dụng và thực hiện khơng tốt, thì hệ thống pháp luật đó cũng chỉ nằm trên giấy tờ. Do vậy, pháp luật có nhanh chóng đi vào trong cuộc sống, cần phải đẩy mạnh công tác áp dụng và thực thi pháp luật.
Qua nghiên cứu về nhân thân người phạm tội cố ý làm trái, chúng ta thấy trình độ nhận thức của người phạm tội này cịn hạn chế. Tình hình đó địi hỏi cơng tác tun truyền và phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân, nhất là luật pháp về kinh tế là hết sức cần thiết. Chúng ta không thể để những cán bộ lãnh đạo kinh tế mà không hiểu biết những điều cơ bản về pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh. Do vậy, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc ban hành pháp luật mà còn phải quan tâm đến việc tổ chức và thi hành pháp luật. Đối với những cán bộ làm công tác quản lý, trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế cần có chủ trương đào tạo để họ có được trình độ pháp luật nhất định.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề kinh tế là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm hiện nay. Do vậy tội cố ý làm trái những quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra
khá phổ biến nhưng cơng tác xử lý hình sự lại rất hãn hữu nhiều trường hợp đáng số đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng đã bị cố tình xé nhỏ thiệt hại để xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật. Thực tế nhiều vụ án do khơng bưng bít được, đơn từ khiếu nại quá nhiều mới bị đưa ra xử lý hình sự. Điều này đã được chứng minh qua thực tế. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên trong 3 năm vừa qua từ năm 2004 - 2007 chỉ có duy nhất một vụ được đưa ra xét xử đó là vụ xảy ra ở Trung tâm dịch vụ việc làm (nay đổi tên là Trung tâm giới thiệu việc làm) trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên, mới được xét xử sơ thẩm ngày 20/6/2007 vừa qua [39].
Đi đôi với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, phải đẩy mạnh công tác kiểm tra việc chấp hành, xử lý thật nghiêm minh những người có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, cho dù họ là ai? Trong xử lý tội phạm, cần xử lý kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Cần phải xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi cố tình lạm dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, tài sản của các tổ chức kinh tế khác.
Trong công tác xử lý tội phạm, cần phải chống mấy khuynh hướng sau: + Chống lạm dụng xử lý hành chính, xử lý nội bộ đối với các trường hợp lẽ ra cần thiết phải xử lý bằng các biện pháp khác phù hợp hơn.
+ Chống khuynh hướng xử nhẹ như đáng tù giam lại chỉ xử bị can án treo; đáng tù thời hạn dài lại cho bị can tù thời hạn ngắn nhẹ hơn (điển hình như vụ Đồ Sơn - Hải Phịng)
+ Nên rà sốt lại tất cả các phiên tịa xét xử những người có chức vụ, những vụ án điểm vừa qua để tìm xem có bao nhiêu người bị xử nhẹ và nguyên nhân của các trường hợp xử nhẹ đó? Ai tác động vào vụ án làm cho vụ án xử khơng đúng?.
Trong q trình điều tra, phát hiện và xử lý tội phạm, các cơ quan của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cần tơn trọng tính độc lập của cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo đảm cho cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện đúng theo yêu cầu của pháp luật đề ra. Chống mọi sự can thiệp không hợp pháp và thô bạo vào hoạt động kiểm tra, kiểm soát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án của bất kỳ ai, bất kỳ phía nào.
Ngồi một số hạn chế trong công tác thực thi pháp luật, trong quá trình phát hiện và xử lý "Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Nếu chúng ta khắc phục được những yếu nêu trên, sẽ góp phần đem lại cho cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội cố ý làm trái nói riêng một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về khái niệm, sự hình thành và phát triển của "Tội
cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong luật hình sự Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. "Tội cố ý làm trái những quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng", cũng như những tội phạm khác phát triển theo
quy luật nhất định, chịu sự tác động của các nguyên nhân, điều kiện nảy sinh trong xã hội chúng ta. Vì vậy, việc xem xét và nghiên cứu tìm hiểu tội này một cách khoa học và toàn diện, là một nhiệm vụ hết sức cần thiết.
2. Qua việc đi sâu tìm hiểu chúng ta thấy được quá trình hình thành và phát triển các quy phạm của tội này qua các giai đoạn, các thời kỳ phát triển. Rút ra được khái niệm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Từ khái niệm đó ta có thể rút ra được dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, giúp ta hiểu được bản chất của hành vi cố ý làm trái. Qua những phân tích, đánh giá một cách khách quan và đúng đắn, một số điểm bất cập và hạn chế, những quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cần phải được sửa đổi bổ sung cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn, để cho việc răn đe, phòng chống và xử lý tội phạm này có hiệu quả hơn và góp phần trong một chừng mực nào đó hồn thiện pháp luật nói chung.