Tăng cường năng lực kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của cộng đồng đối với việc giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (Trang 127 - 142)

2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN TẰNG CƯỜNG VAI TRÒ GIÁM SÁT CỦA

2.8. Tăng cường năng lực kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý

Tăng cường hiệu lực thi hành hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, bên cạnh việc phát huy vai trò tham gia giám sát của cộng đồng thì một giải pháp quan trọng là phải tăng cường năng lực kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm. Đây là hai giải pháp có vai trò tác động, bổ trợ cho nhau. Muốn tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát từ phía các cơ quan quản lý nhà nước rất cần có sự tham gia phối hợp tích cực của cộng đồng, song muốn phát huy tối đa vai trò giám sát của cộng đồng thì cần thiết phải tăng cường năng lực kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Do cộng đồng không phải là một chủ thể quản lý nhà nước nên cộng đồng không thể sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi các biện pháp chế tài mang tính chất cưỡng chế mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ví dụ như việc xử phạt tiền, đình chỉ hoạt động, buộc phải di dời địa điểm v.v. Cộng đồng chỉ có thể sử dụng một số biện pháp chế tài mang tính chất giáo dục, thuyết phục như: tạo áp lực đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, tẩy chay hàng hoá của các doanh nghiệp vi phạm v.v. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, việc áp dụng cũng như thực thi các biện pháp chế tài này không mang lại hiệu quả cao. Rõ ràng,

ở đây chúng ta cần phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa hai bên: cộng đồng và nhà nước trong việc giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp cho việc phát hiện các hành vi vi phạm một cách nhanh chóng, kịp thời và sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ giúp cho việc xử lý hành vi vi phạm được nghiêm minh, có tính chất răn đe nhằm ngăn ngừa việc nảy sinh các hành vi vi phạm tiếp theo. Như vậy, chính việc tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sẽ giúp cộng đồng phát huy vai trò một cách đầy đủ hơn, hiệu quả hơn trong việc tham gia vào các hoạt động này.

Để thực hiện tốt giải pháp này, Nhà nước cần thực hiện ngay một số nhiệm vụ dưới đây:

- Nhanh chóng kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. ở Trung ương, cần thành lập các đơn vị chuyên trách về quản lý môi trường tại các Bộ, ngành, khắc phục tình trạng từ trước tới nay, chức năng này do các đơn vị kiêm nhiệm đảm nhiệm (hiện nay, phần lớn ở các Bộ, ngành, chức năng quản lý môi trường do Vụ Khoa học và Công nghệ đảm nhiệm). ở địa phương, nhanh chóng kiện toàn các cơ quan quản lý môi trường ở cấp tỉnh, cấp huyện, bổ sung cán bộ chuyên trách về môi trường tại các cơ quan chính quyền cấp xã. Hình thành lực lượng cảnh sát môi trường trong lực lượng cảnh sát nhân dân.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trước mắt, cần tập trung xây dựng và ban hành Nghị định về Thanh tra môi trường; Nghị định về xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong đó quy định rõ tiêu chí đánh giá,

phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm căn cứ quyết định các biện pháp xử lý triệt để; tiếp tục đồng bộ hoá các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (do một số văn bản quy định xử phạt hành chính trong các lĩnh vực có liên quan chồng chéo nhau nên xuất hiện tình trạng một hành vi vi phạm về môi trường lại có nhiều văn bản quy định hình thức xử phạt, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng khi áp dụng pháp luật), bổ sung thêm chế tài xử phạt hành chính đối với một số hành vi vi phạm mới được quy định (do Luật Bảo vệ môi trường 2005 mới được ban hành có bổ sung thêm một số hành vi cấm thực hiện để bảo vệ môi trường); sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Chương XVII quy định về Tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1999.

- Tăng cường đầu tư các trang thiết bị về quan trắc, đo đạc, phân tích mẫu, thành lập và phát triển mạng lưới các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn quốc gia, đồng bộ hoá các quy trình, quy phạm cho hoạt động quan trắc môi trường. Do một yếu tố đặc thù của các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả với hành vi đòi hỏi phải có các bằng chứng khoa học rõ ràng, thể hiện trên kết quả phân tích các thông số môi trường nhằm đánh giá chất lượng môi trường bị ô nhiễm. Do đó, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị về đo đạc và phân tích mẫu, hệ thống các phòng thí nghiệm được phát rộng khắp tạo điều kiện cho hoạt động xác định các thông số môi trường, các quy trình, quy phạm được chuẩn hoá thì mới giúp các cơ quan này phát hiện, chứng minh và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Hiện nay, do điều kiện thiết bị của Việt Nam còn nghèo nàn, quy trình, quy phạm về đo đạc và phân tích chưa được thống nhất hoá nên việc xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như việc ô nhiễm môi trường sông Sài Gòn - Đồng Nai dẫn đến việc cá chết hàng

loạt mới xảy ra gần đây, việc rau xanh bị nhiễm độc ở Thanh Trì - Hà Nội đã và đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, khi các cơ quan chức năng vào cuộc, nghiên cứu xác định nguyên nhân thì có trường hợp lại đưa ra những kết luận trái ngược nhau (trường hợp kết luận của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế trái ngược với kết luận của Chi cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đối với việc nhiễm độc rau xanh ở Thanh Trì) do chưa thống nhất được quy trình, quy phạm về đo đạc và phân tích mẫu cũng như các thiết bị đo đã rất lạc hậu.

KẾT LUẬN

1. Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người cũng như các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi trường đã không còn là vấn đề của riêng một quốc gia, một khu vực, mà đã thực sự trở thành mối quan tâm toàn cầu. Trong hơn 4 thập kỷ trở lại đây, hệ thống pháp luật quốc tế bảo vệ môi trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ, được đánh dấu bằng 03 Hội nghị thượng đỉnh Trái đất lớn vào các năm 1972 (tại Stockholm, Thụy Điển), 1992 (tại Rio de Janneiro, Braxin) và 2002 (tại Johannesburg, Cộng hoà Nam Phi).

Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của thời đại. Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới đất nước, mở cửa để hội nhập với thế giới, công tác bảo vệ môi trường đã bắt đầu được nhận thức và quan tâm đúng vị trí, vai trò quan trọng của nó. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường đã bắt đầu được hình thành một cách rõ nét và có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Luật Bảo vệ môi trường 1993 sau hơn 10 năm đi vào cuộc sống, có những đóng góp quan trọng vào sự chuyển biến công tác bảo vệ môi trường ở nước. Tuy nhiên, Luật này đã được thay thế bằng Luật Bảo vệ môi trường 2005 với những nội dung toàn diện hơn.

Mặc dù hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ trong thời gian gần đây song việc thi hành chưa thật sự nghiêm minh, hiệu lực của pháp luật còn thấp.

Mặt khác, các vi phạm bị xử lý hình sự về môi trường mới tập trung vào hành vi chặt phá rừng trái phép. Nhiều hành vi vi phạm khác có tính chất nghiêm trọng không kém lại chưa được xử lý kịp thời, chẳng hạn như việc làm ô nhiễm nước tại các dòng sông của hàng trăm cơ sở sản xuất, nạn buôn

bán trái phép động thực vật hoang dã quý hiếm, nạn khai thác tài nguyên bằng các phương tiện, công cụ có tính chất huỷ diệt v.v.

2. Giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường, thể hiện chức năng quản lý xã hội một cách sâu sắc. Đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa trong việc tăng cường hiệu lực thi hành của hệ thống pháp luật, góp phần ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm, hạn chế sự gia tăng ô nhiễm môi trường đang ngày một trầm trọng ở nước ta. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội ở nước ta còn có nhiều hạn chế, chưa mang lại những hiệu quả thiết thực. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước còn nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội còn mờ nhạt, chưa mang tính hệ thống, chưa phát huy được sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị – xã hội. Chính vì vậy, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả.

3. Thực tiễn cho thấy, cộng đồng có sức mạnh to lớn trong hoạt động giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa, phát hiện và đấu tranh với các hành vi vi phạm. Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia áp dụng thành công các mô hình cộng đồng tham gia giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, góp phần giữ cho môi trường luôn Xanh – Sạch - Đẹp. Trong khi đó, vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức ở nước ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song chủ yếu là do còn thiếu một hành lang pháp lý hoàn thiện cho sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường nói

chung cũng như giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường nói riêng; nhận thức và ý thức trách nhiệm của một bộ phận cộng đồng dân cư còn thấp và đặc biệt là chúng ta còn thiếu các mô hình thực tiễn cho việc huy động sự tham gia của cộng đồng, thiếu các cơ chế phát huy quyền tự chủ của cộng đồng v.v.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân cũng như xác định rõ vai trò của cộng đồng đối với hoạt động giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, luận văn đã mạnh dạn đề xuất, kiến nghị một hệ thống 7 các giải pháp chính cần được triển khai một cách đồng bộ để phát huy có hiệu quả vai trò của cộng đồng đối với việc giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống pháp luật này, ngăn chặn một bước sự gia tăng ô nhiễm.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng như trình độ nhận thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế, vì vậy, bản luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp quý báu, chân tình của các thầy giáo, cô giáo, các chuyên gia, nhà quản lý để có điều kiện phát triển đề tài lên một mức cao hơn.

Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, cụ thể và sâu sắc của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Thị Kim Quế – Phó Chủ nhiệm Khoa Luật, trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các đồng chí, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Một người mà tôi không thể không bày tỏ sự biết ơn sâu sắc, đó là Tiến sỹ Trần Hồng Hà - Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, người thủ trưởng cũng là người thầy đã tận tâm chỉ bảo, dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và trưởng thành.

Tôi hy vọng rằng, bản luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Các văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng

1. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII (1998),

Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

2. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2004),

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3. Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 4 (1993), Luật Bảo vệ môi trường; 4. Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 8 (2005), Luật Bảo vệ môi trường; 5. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

6. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

7. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

8. UBND xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (2000), Quy ước xây dựng nếp sống văn hoá làng Vĩnh Lộc;

2. Tác phẩm, giáo trình

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Khoa học môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục;

10. Cục Môi trường (2002), Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972 – 1992 – 2002, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội;

11. Cục Bảo vệ môi trường (2004), Thanh niên với công tác bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.

12. GS. Phan Đài Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hoá làng xã Việt Nam trong lịch sử. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội;

13. Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995;

14. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường, Nhà Xuất bản Thống kê;

15. GS.TSKH Đào Trí Úc, PGS.TS Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay,

Nhàxuất bản Công an nhân dân;

3. Tạp chí, hội thảo, đề tài, công trình khoa học, báo cáo

16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2002), Báo cáo của Đoàn Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững tại Johannesburg, Cộng hoà Nam Phi;

17. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Báo cáo tổng kết 10 năm thi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của cộng đồng đối với việc giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (Trang 127 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)