NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁM SÁT CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của cộng đồng đối với việc giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (Trang 43)

3.1. Khái niệm về cộng đồng và các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam

a. Khái niệm về cộng đồng

Cộng đồng là một trong những khái niệm xã hội học có nhiều tuyến nghĩa khác nhau. Tính đa nghĩa của khái niệm cộng đồng dễ tạo ra sự không rõ ràng khi trình bày vấn đề. Do đó, cần có một cách hiểu thống nhất về cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường - ít nhất là để đạt được sự thống nhất trong phạm vi nghiên cứu của luận án này.

Nhìn chung, chúng ta có hai cách hiểu cơ bản về cộng đồng: một là cộng đồng tính, hai là cộng đồng thể. Cộng đồng tính là thuộc tính hay là quan hệ xã hội có những đặc trưng có thể xác định và đặt tên cho nó: tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng v.v. Cộng đồng thể là những nhóm người, những nhóm xã hội có chung cộng đồng tính ở mức độ nào đó, với rất nhiều thể có quy mô khác nhau: thể nhỏ, thể vừa, thể lớn, thể cực lớn. Thể cực lớn, có thể lấy ví dụ là: - Cộng đồng thế giới: Thể vừa, có thể lấy ví dụ là - cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người Phi. Thể nhỏ có thể là - cộng đồng làng xã; cộng đồng những người buôn bán nhỏ. Quy mô của các cộng đồng thể cũng là một khái niệm tương đối.

Theo từ điển bách khoa Việt Nam “Cộng đồng xã hội là một tập đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc. Như vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, về địa lí, về ngôn ngữ, về văn hoá, về tín ngưỡng, về tâm lí, về lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng

thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn” [13]

Trong phạm vi luận văn này, chúng ta thống nhất với nhau quan điểm:

Cộng đồng là một tập hợp công dân cư trú trong một khu vực địa lý, hợp

tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị văn hoá

chung”.

Theo quan điểm trên, cộng đồng có tính chất chung về địa lý, văn hoá và lợi ích. Xác định đúng đắn một cộng đồng sẽ tạo ra sức mạnh của sự tham gia, tính đồng nhất và khả năng duy trì lâu dài của mô hình.

Đồng nhất về địa lý: yêu cầu cộng đồng phải cùng chung sống trong một vùng địa lý sinh thái, cùng một đơn vị hành chính. Ví dụ cùng một làng, xã, cùng sống ở một vùng cửa sông, ở ven biển, ven sông hay trên núi ...

Đồng nhất về lợi ích: trong trường hợp bảo vệ môi trường thì lợi ích về môi trường cần xác định rõ cộng đồng chịu thiên tai (lũ, lụt, trượt lở đất), cùng chia sẻ nguồn nước và chịu ảnh hưởng ô nhiễm của nguồn nước đó, cùng khai thác nguồn lợi của một thuỷ vực như đầm phá, vịnh, cửa sông ...

Đồng nhất về văn hoá: tuỳ trường hợp mà tìm kiếm những giá trị văn hoá chung để tổ chức sự tham gia. Ví dụ, cộng đồng xác định theo dân tộc, theo nghề nghiệp (cộng đồng nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn thả gia súc, làng nghề thủ công, các doanh nghiệp ...), theo ngôn ngữ, theo tín ngưỡng v.v.

Hoàn thiện dần các quan điểm về cộng đồng, lý thuyết cộng đồng hiện đại nhìn chung có xu hướng khẳng định 3 yếu tố: Địa vực, kinh tế, văn hoá là những yếu tố chính quyết định sự hình thành cộng đồng, quyết định sự tồn tại và phát triển của cộng đồng:

+ Yếu tố địa vực: Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất. Cộng đồng được hình thành và phát triển trong một không gian địa lý xác định, gắn kết với không gian đó và gắn kết với nhau. Các địa vực khác nhau dẫn đến việc hình thành các cộng đồng khác nhau. Hoàn toàn có thể hiểu được, với địa vực thể là trái đất sẽ hình thành cộng đồng loài người, còn với địa vực là sao hoả, sao kim,... thì chưa có điều kiện để hình thành cộng đồng thể như loài người. Trong những địa vực nhỏ hơn cũng có những điều kiện khác nhau để dẫn đến hình thành những cộng đồng thể khác nhau. Dân gian chỉ khái niệm địa vực và cộng đồng gắn với địa vực bằng các thuật ngữ rất gần gũi: người làng, đồng hương,...

+ Yếu tố kinh tế: Kinh tế là phương tiện để phát triển, trong đó có phát triển cộng đồng. ở nông thôn, yếu tố nghề nghiệp là yếu tố chính (trong yếu tố kinh tế) tạo nên sự cố kết cộng đồng. Mỗi cộng đồng ở nông thôn thường gắn bó với một nghề chính và một số nghề phụ; do đó có chung thị trường, có chung nguồn nguyên liệu, thờ chung một ông tổ nghề -Thành hoàng, làng. Nhiều cái chung tạo ra khả năng trao đổi, từ trao đổi thông tin, kinh nghiệm đến trao đổi tình cảm, tín ngưỡng - tạo ra sự cố kết tinh thần vững chắc.

Ở đô thị, sự cố kết do yếu tố kinh tế ý ít chặt chẽ hơn, tuy nhiên yếu tố này không phải đã dễ dàng bị đô thị hoá xoá nhoà đi hết. Có thể nhìn thấy điều đó khi để ý rằng, trong mỗi cái chợ ở đô thị có những tiểu cộng đồng khác nhau: phường vải, phường cá,... Sự hỗ trợ, trao đổi trong nội bộ các tiểu cộng đồng này giúp họ đứng vững trước sức ép của quá trình đô thị hoá; thị trường hoá. Họ trao đổi và thống nhất với nhau về giá cả, cạnh tranh và chia sẻ với nhau về kinh nghiệm phục vụ.

+ Yếu tố văn hoá: Đây là một biểu thị có tính tổng hợp khi nhận biết các cộng đồng, trong đó thể hiện đặc sắc nhất ở các khía cạnh: truyền thống -

lịch sử, tộc người, tôn giáo - tín ngưỡng, hệ thống giá trị - chuẩn mực, phong tục, tập quán,...

b. Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam

Ngày nay, các tổ chức cộng đồng đang ngày càng phát triển tại Việt Nam. Theo PGS.TS Nguyễn Đắc Hy, có thể phân các tổ chức cộng đồng tại Việt Nam này thành 8 loại:

(1) Các tổ chức nhân dân (PO) (hay còn gọi là các tổ chức chính trị – xã hội) như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh v.v.;

(2) Các tổ chức tự nguyện (VO), gồm: tổ chức dựa trên cộng đồng, các quỹ, các tổ chức tài trợ, các tổ chức tình nguyện v.v.;

(3) Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp (NGOs): hoạt động chủ yếu là phi lợi nhuận, vì mục tiêu cộng đồng; là các tổ chức phi chính phủ nghề nghiệp như: các hội nghề nghiệp, các trung tâm và các viện hoạt động theo Nghị định số 35/NĐBT và các văn bản luật có liên quan khác như: Hội làm vườn, Hội Bảo vệ thiên niên và môi trường Việt Nam, Hội Kiến trúc sư, Hội Người cao tuổi;

(4) Các tổ chức phi chính phủ của chính phủ (GONGO): do Chính phủ thành lập và phục vụ như những công cụ thực hiện chính sách của Chính phủ như: các Trung tâm, Viện thuộc các Bộ, các Trường Đại học, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật, Hội Chữ Thập đỏ v.v.;

(5) Các tổ chức phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam: như WWF, IUCN, v.v.;

(6) Các tổ chức cộng đồng cơ sở: chủ yếu là các tổ chức nhân dân, đoàn thể, câu lạc bộ ở cấp cơ sở như: làng, thôn, bản;

(7) Câu lạc bộ: câu lạc bộ người yêu thơ, câu lạc bộ người cao tuổi; (8) Các loại hình Quỹ: Quỹ Khuyến học, Quỹ Hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam v.v.

Theo thống kê sơ bộ của PGS.TS Nguyễn Đắc Hy, nước ta có hơn 200 Hội và Hiệp hội quy mô quốc gia, hơn 1.400 Hội quy mô cấp tỉnh/ thành, khoảng 200 Quỹ của các tổ chức và cá nhân, 275 các tổ chức hiện đang được định nghĩa là tổ chức phi chính phủ và hàng nghìn tổ chức cộng đồng cơ sở như: các hội, cơ sở bảo trợ, từ thiện tình nguyện quy mô từ cấp quận/ huyện, phường/ xã trở xuống. Các tổ chức phi chính phủ theo điều kiện và mối quan hệ đã hình thành các nhóm như: các tổ chức phi chính phủ vì sự phát triển cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên, các tổ chức phi chính phủ phát triển giáo dục, khoa học, y tế, miền núi v.v. [22]

3.2. Khái niệm và các loại chủ thể giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trƣờng bảo vệ môi trƣờng

a. Khái niệm giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường

Một xã hội sẽ không thể hoạt động bình thường nếu không được quản lý, củng cố bằng các biện pháp tổ chức xã hội. Nhân tố tổ chức đóng vai trò quan trọng trong quản lý xã hội là kiểm tra, giám sát xã hội. Xã hội loài người dù nó đang ở nấc thang phát triển nào đi nữa thì cũng phải kiểm tra, giám sát hoạt động của các giai cấp, của Nhà nước, các nhóm xã hội và các cá nhân cụ thể thông qua các cơ chế kiểm tra, giám sát chuyên môn lẫn thông qua toàn bộ hệ thống tổ chức xã hội. Vậy giám sát là gì?

GS.TS Nguyễn Thị Doan khi nói về hoạt động giám sát cho rằng cần phải có nhận thức đúng và đầy đủ về thuật ngữ này. Theo nghĩa từ nguyên, giám sát có hai nghĩa: Với tư cách là động từ, giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quyết định hoặc quy định không; với tư cách là danh từ, giám sát là tên một chức quan thời xưa chuyên trông nom, coi sóc một loại công việc nhất định. Hiện nay, giám sát là một công việc thường gặp trong lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh. Như vậy, giám sát và kiểm tra có nội hàm gần gũi nhau, trong giám sát có một phần nội dung kiểm tra và trong kiểm tra có một phần nội dung giám sát. Giám sát và kiểm tra có liên quan hữu cơ với nhau, đều nhằm mục tiêu là nắm vững và đánh giá đúng tình hình, từ đó điều chỉnh, uốn nắn mọi hành vi liên quan theo định hướng đã được xác định. Nhưng giám sát được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình hoạt động, phát triển của tổ chức, cá nhân, nên có nội dung rất rộng: giám sát về tư tưởng chính trị; giám sát về công việc; giám sát về các mối quan hệ; giám sát về sinh hoạt, đạo đức lối sống; giám sát về hồ sơ... Nội dung của kiểm tra chủ yếu là kiểm tra việc, kiểm tra người và được tiến hành chủ yếu khi sự việc đã xảy ra và qua mỗi cuộc kiểm tra phải có đánh giá, nhận xét, kết luận cụ thể. [21]

Còn theo PGS.TS Võ Khánh Vinh, thì giám sát ở một nghĩa rộng lớn là một hệ thống có phân chia các thiết chế (định chế) nhà nước và xã hội được tổ chức và hoạt động theo một cơ chế nhất định, biểu thị cho tổng thể các cơ chế xã hội tác động đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đến hành vi của con người với mục đích khắc phục các sai lệch khỏi các quy phạm mà xã hội tiếp nhận. [15, tr 16]

Quan điểm này nhìn nhận giám sát dưới góc độ rộng lớn, nhấn mạnh đến nội dung và giá trị xã hội cuối cùng của nó. Theo đó, về nội dung, giám sát là một hệ thống các thiết chế bao hàm những thành tố, hình thức, các mối

quan hệ và các quy tắc hoạt động. Giá trị xã hội của giám sát thể hiện ở mục đích cuối cùng của hoạt động này, đó là việc làm sáng tỏ sự phù hợp của hoạt động của cơ quan này hay cơ quan khác, của người này hay người khác với các nhiệm vụ đã được đặt ra đối với các cơ quan và những người đó, của các kết quả tác động của các chủ thể quản lý đối với các khách thể bị quản lý, từ đó làm sáng tỏ các sai lệch khỏi các mục đích đã được đặt ra và các phương thức đạt được các mục đích đó, cũng như các nguyên nhân của chúng. Do vậy, giám sát đóng vai trò quan trọng, thể hiện chức năng quản lý xã hội một cách sâu sắc. Giám sát giúp cho những quan hệ xã hội đang có xu hướng đi chệch hướng khỏi một trật tự nhất định được kịp thời phát hiện và điều chỉnh.

Nhìn nhận dưới góc độ hoạt động thuần tuý của con người, Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa về giám sát như sau: “Giám sát là hoạt động theo dõi, đánh giá xem có thực hiện đúng những điều quy định không” [13]. Với định nghĩa này, giám sát có 03 cấu thành chính. Thứ nhất, giám sát là hoạt động theo dõi, đánh giá được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Hoạt động này được thực hiện bởi các chủ thể giám sát và được bảo đảm bằng các thiết chế. Thứ hai, căn cứ để tiến hành hoạt động giám sát là những quy định, quy phạm, chuẩn mực có tính điều chỉnh xã hội. Giám sát có nhiệm vụ phát hiện những quan hệ xã hội bị chệch ra những quy định, quy phạm, chuẩn mực, đánh giá và xác định nguyên nhân của hiện tượng đó. Và cuối cùng, giám sát đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh, buộc các quan hệ xã hội này đi vào khuôn khổ của các quy định, quy phạm và chuẩn bị xã hội.

Xuất phát từ khái niệm chung về giám sát xã hội đã được nói ở trên, có thể hiểu rằng giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường là việc làm sáng tỏ sự phù hợp với nội dung, các hình thức, phương pháp và kết quả hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, của những người lãnh đạo các cơ quan đó và những

người có chức vụ, quyền hạn khác v.v. với Hiến pháp và các đòi hỏi của

pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của giám sát sự

tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường thể hiện không phải ở chỗ để xác nhận các thiếu sót và vi phạm, thu thập các thông tin khác nhau và đưa ra các sửa chữa đối với hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức và cá nhân mà là ở chỗ để cải thiện việc tuân thủ hệ thống pháp luật này và đưa ra các biện pháp hiện thực để khắc phục các thiếu sót và vi phạm đã được làm sáng tỏ và các nguyên nhân của chúng.

b. Phân biệt giám sát với thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường

Giữa giám sát với thanh tra, kiểm tra có những điểm khác nhau nhất định. Khác với hoạt động giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường được hiểu là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới nhằm theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cấp dưới trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường khi cần thiết hoặc kiểm tra cụ thể việc thực hiện một văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nào đó. Hoạt động kiểm tra được thực hiện trong mối quan hệ trực thuộc giữa chủ thể kiểm tra với đối tượng bị kiểm tra. Đây là điểm khác biệt giữa giám sát với kiểm tra bởi quan hệ giữa chủ thể giám sát với đối tượng bị giám sát đa dạng hơn, không bó hẹp trong mối quan hệ trực thuộc giữa cấp trên với cấp dưới trong một tổ chức.

Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường dùng để chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của cộng đồng đối với việc giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)