3.3. Cần có chế tài cụ thể trong việc việc định giá tài sản góp vốn
3.3.1. Một số điểm hạn chế từ quy định của pháp luật về định giá tài sản
3.3.1.1. Chưa quy định rõ ràng tổ chức định giá chuyên nghiệp
Quy định tại Điều 37, LDN 2014 chỉ nhắc đến tổ chức định giá chuyên nghiệp mà không hệ nhắc đến tổ chức định giá này được chọn theo trình tự, thủ tục nào và do chủ thể nào tiến hành lựa chọn và cũng không quy định cụ thể về chuyên môn của các thành viên trong hội đồng định giá. Đối với những loại tài sản khó định giá như quyền sở hữu trí tuệ hay quyền tài sản việc định giá không thể được thực hiện bởi một tổ chức định giá không chuyên về lĩnh vực tài sản đó. Theo pháp luật hiện hành thì không nhất thiết các bên phải chọn một tổ chức định giá chuyên nghiệp đối với mỗi loại tài sản đặc thù như đã nói ở trên và như vậy, có thể dẫn đến tình trạng định giá sai tài sản góp vốn.
3.3.1.2. Trách nhiệm khi định giá sai
Thực tế trong quá trình định giá, có trường hợp các cổ đông sáng lập cố ý xác định giá trị vốn góp cao hơn giá trị thực tế, có nhiều lý do để lãnh đạo các công ty “cố ý” xác định giá trị tài sản góp vốn cao hơn so với giá trị thực tế, trong đó không loại trừ các lý do chủ quan có tính chất tiêu cực, như: gia tăng chi phí khấu hao tài sản để giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, làm ảo tổng số vốn góp của chủ sở hữu nhằm giả tạo năng lực tài chính của công ty, giúp cho người góp vốn bằng tài sản (phải định giá) được hưởng quyền lợi nhiều hơn các cổ đông, thành viên khác… Khi đó, quyền lợi của công ty, của chủ nợ và của các đồng chủ sở hữu khác đồng thời bị xâm phạm. Cũng có trường hợp tổ chức định giá tài sản định giá sai giá trị của tài sản được đưa vào góp vốn. Trong trường hợp này, luật chỉ quy định chung chung
các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm, góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thực định giá trong trường hợp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn thực tế. Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa quy định trách nhiệm của tổ chức định giá chuyên nghiệp khi tổ chức này định giá tài sản góp vốn.
3.3.1.3. Về thời điểm kết thúc định giá
Theo quy định hiện hành, các cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm liên đới về khoảng chênh lệch giữa giá trị định giá và giá trị thực tế của tài sản trí tuệ tại thời điểm kết thúc định giá. Tuy nhiên, thực tế đặt ra vướng mắc là thời điểm phát hiện việc định giá chênh lệch cách xa thời điểm kết thúc định giá tài sản góp vốn ban đầu thì không xác định được khoản chênh lệch để ấn định trách nhiệm của thành viên định giá. Các loại tài sản cần định giá thường khá đặc biệt, giá trị có thể thay đổi theo thời gian, do đó, việc xác định giá tại thời điểm định giá là rất khó khăn chính vì vậy cũng gây khó khăn cho việc xác định trách nhiệm của những người tham gia định giá.
3.3.2. Một số kiến nghị
Các phân tích trên đây cho thấy rằng, pháp luật hiện hành không tạo đủ cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình các công ty thu nhận tài sản góp vốn điều lệ của CTCP. Do vậy, cần quy định hướng dẫn bổ sung đối với thẩm quyền quyết định loại và giá trị tài sản góp vốn cần chặt chẽ, đầy đủ hơn, quy định trách nhiệm pháp lý, chế tài cụ thể cụ thể áp dụng đối với người tham gia quyết định giá vi phạm đồng thời quy định mới quyền khởi kiện của các chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm do lỗi của các bên gây ra trong quá trình định giá. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật về định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, chúng tôi có một số kiến nghị cụ thể như sau:
- Cần quy định cụ thể hơn về tổ chức định giá chuyên nghiệp, các điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn phù hợp với lĩnh vực tài sản được định giá để đảm bảo tính chính xác về giá trị tài sản được định giá.
- Quy định cụ thể trách nhiệm chọn, trình tự thủ tục chọn tổ chức định giá khi công ty có nhu cầu định giá tài sản, nếu trong trường hợp nội bộ công ty không quyết định được, có thể quy định một cơ quan tài phán chỉ định.
- Cần quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm pháp lý cả về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự đối với những chủ thể có hành vi định giá không chính xác giá trị của tài sản góp vốn trong đó phân biệt trách nhiệm của tổ chức định giá chuyên nghiệp và trách nhiệm của cổ đông sáng lập, những người có trách nhiệm phê duyệt các phương án về vốn khi định giá sai giá trị của tài sản góp vốn.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp theo hướng hoàn thiện những quy định vẫn chưa đồng bộ hiện nay của pháp luật liên quan đến vấn đề quy định và quản lý việc góp vốn của CTCP, góp phần giảm hiện tượng khai vốn khống, giám sát chặt chẽ hơn quy trình góp vốn, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với việc đóng góp vốn vào CTCP. Hi vọng, một số giải pháp trên sẽ có hiệu quả trong việc minh bạch hóa việc góp vốn điều lệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoàn thiện một bước hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý vốn điều lệ, làm hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, nhà nước và các chủ thể khác trên thị trường.
KẾT LUẬN
Với vai trò là một mô hình doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh phổ biến nhất cho các DN quy mô lớn [51, tr.39], CTCP ngày càng khẳng định tầm quan trọng với những ưu điểm nổi bật, chính vì vậy, ngày càng nhiều nhà đầu tư chọn mô hình này để bắt đầu khởi nghiệp. Việc quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp này cũng là bài toán khó mà các nhà làm luận cần đưa ra lời giải để làm sao hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, chủ nợ, khách hàng nhưng đồng thời cũng giúp thúc đẩy nên kinh tế phát triển. Tuy đã có những nỗ lực lớn về hoàn thiện chính sách, luật pháp liên quan nhưng mức độ bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư ở nước ta vẫn liên tục bị xếp hạng rất thấp so với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, mức độ bảo vệ nhà đầu tư ở nước ta được xếp thứ 160 trong 189 quốc gia, nền kinh tế [31]. Với những thay đổi của LDN 2014, nhìn chung, khung pháp lý quản lý về CTCP mà đặc biệt là về vốn điều lệ của CTCP đã có một số thay đổi tiến bộ, góp phần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào sự cố gắng của nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư kinh doanh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan của nền kinh tế cũng như đời sống kinh doanh của doanh nghiệp hi vọng rằng một số kiến nghị đã nêu sẽ góp phần làm cho hệ thống pháp luật điều chỉnh về vốn điều lệ chặt chẽ hơn, đồng bộ hơn, đầy đủ hơn, có hiệu quả khi triển khai thi hành trong thực tiễn, qua đó khuyến khích, là bệ đỡ cho các chủ thể kinh doanh làm giàu cho đất nước.
Những tranh cãi xung quanh việc quy định về vốn điều lệ như thế nào vấn còn là một vấn đề khá phức tạp, việc nghiên cứu các quy định của LDN 2014 vừa có hiệu lực đối với vấn đề vốn điều lệ đòi hỏi cần phải có kiến thức, sự nghiên cứu sâu rộng và thời gian để đánh giá một cách toàn diện mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô thành viên Hội đồng và Quý đọc giả để luận văn được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Phương Anh (2012), Chế độ pháp lý về vốn trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Bích (2003), Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần, NXB Trẻ.
3. Nguyễn Thanh Bình (2000), “Mối quan hệ giữa các loại vốn trong công ty theo Luật doanh nghiệp Việt Nam”, Dân chủ và Pháp luật, (4), tr.31- 33, 47. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Quyết định 337/QĐ-BKH của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tổng kết thi hành Luật doanh nghiệp 2005, Hà Nội.
6. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thông pháp luật Hoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Chính phủ (1998), Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 03/10/1998 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
8. Chính phủ (2006), Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
9. Chính phủ (2009), Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Hà Nội.
10. Chính phủ (2010), Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thay thế Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/07 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Hà Nội.
11. Chính phủ (2010), Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.
12. Chính phủ (2011), Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP về ban hành Danh
mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
13. Chính phủ (2012), Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, Hà Nội.
14. Chính phủ (2013), Nghị định 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 sửa đổi bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.
15. Chính phủ (2013), Nghị định 155/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Hà Nội.
16. Chính phủ (2014), Tờ trình số 116/TTr-CP ngày 22/5/2014 về dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi), Hà Nội.
17. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
18. Nguyễn Thùy Dương (2006), Những khía cạnh pháp lý cơ bản về vốn trông công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2005, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Hoàng Thị Giang (2005), “Cấu trúc vốn của công ty cổ phần - các giải pháp nhằm hoàn thiện Luật doanh nghiệp 1999 dưới góc độ cấu trúc vốn”, Nhà nước và Pháp luật, (7), tr.30 - 32, 39.
24. Bùi Xuân Hải (2006), “So sánh cấu trúc quản lý nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới”, Khoa học pháp lý, (6), tr.37-42.
25. Bích Hạnh (2009), Thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Am Hiểu (2003), “Hình thức pháp lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ luật so sánh”, Nhà nước và pháp luật, (1), tr.20-23.
27. Phạm Hoài Huấn (2011), “Vốn điều lệ của công ty từ quy định của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, Nghiên cứu lập pháp, (1), tr.50 - 53.
28. Dương Đăng Huệ (2004), “Luật Doanh nghiệp chung: cần hay không cần ban hành?”, Nghiên cứu lập pháp, (5), tr.29-35.
29. Dương Đăng Huệ, (1999), Các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật kinh tế và vai trò của các biện pháp hình sự trong việc bảo đảm trật tự quản lý kinh tế, Báo cáo khoa học tại Bộ Tư pháp, Hà Nội.
30. Michel Fromont (2006), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, NXB Tư pháp, Hà Nội.
31. Ngân hàng thế giới (2014), Báo cáo kinh doanh 2014 của Ngân hàng thế giới.
32. Trần Huỳnh Thanh Nghị (2012), Quy định về vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam - dưới một góc nhìn so sánh.
34. Phạm Duy Nghĩa (2006), “Ước mơ nửa triệu doanh nghiệp và một đạo luật chung: Luật doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh”, Nhà nước và Pháp luật, (7), tr.50 -56.
35. Phạm Duy Nghĩa (2006), Luật doanh nghiệp - Tình huống, phân tích, bình luận, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
36. Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa (2001), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
37. Lê Minh Phiếu (2006), “Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Pháp”,
Khoa học Pháp luật, (4), tr.35-38.
38. Quốc hội (1990), Luật số 47-LCT/HĐNN8 ngày 21/12/1990 về công ty,
Hà Nội.
39. Quốc hội (1999), Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6
năm 1999 của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.
40. Quốc hội (2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005 của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.
41. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2005 của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.
42. Quốc hội (2006), Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6
năm 2006 của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.
43. Quốc hội (2006), Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập tổ chức
thương mại thế giới (WTO) của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.
44. Quốc hội (2010), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội.
45. Quốc hội (2014), Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.
46. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.
47. Trần Hữu Quỳnh (2003), “Xây dựng hệ thống giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, Nghiên cứu lập pháp, (1), tr.10-16.
48. Dương Anh Sơn (2006), “Cần thiết phải có cơ chế giám sát vốn điều lệ trong Luật doanh nghiệp”, Nghiên cứu lập pháp, (10), tr.56 - 59, 62
49. Từ Thanh Thảo (2011), “Bàn về chế định vốn điều lệ công ty cổ phần”,