Cấu trúc vốn đa dạng của CTCP đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản lý và cũng là mối quan tâm của các cổ đông trong CTCP là giải pháp để quản lý và sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả. Chính vì vậy, việc tạo ra một cơ chế, bộ máy làm nhiệm vụ quản lý, sử dụng vốn điệu lệ là hết sức quan trọng.
So với các mô hình công ty khác thì các CTCP thường có quy mô lớn và cơ cấu vốn khá phức tạp. Chính vì vậy, pháp luật quy định tương đối chặt chẽ về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của CTCP qua đó quy định về cơ chế quản lý, sử dụng vốn trong CTCP thông qua các cơ quan:
Đại hội đồng cổ đông: với vị trí là cơ quan cao nhất, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định hầu hết các vấn đề quan trọng, cơ bản của công ty, trong đó chủ yếu là các vấn đề liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn, cụ thể là:
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.
Đại hội đồng cổ đông, quản lý công ty và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích của công ty do pháp luật và Điều lệ công ty quy định. Với việc quản lý và sử dụng vốn điều lệ trong công ty, Hội đồng quản trị có quyền:
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định chào bán số cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng.
- Quyết định giá mua lại cổ phần;
- Quyết định giá chào bán cổ phần của công ty; - Quyết định mức cổ tức được trả.
Có thể thấy, LDN đã quy định tương đối cụ thể và phân rõ quyền hạn của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của công ty trong việc quản lý, quyết định những vấn đề liên quan đến vốn điều lệ, tạo nên cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng cho quá trình quản lý và sử dụng vốn của công ty.