Thống nhất khái niệm quảng cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo ở việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 103 - 104)

Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh hƣởng đến việc thể chế hoá các quan hệ quảng cáo bằng pháp luật. Theo quan điểm của một số nhà làm luật, quảng cáo bao gồm cả quảng cáo thƣơng mại quảng cáo phi thƣơng mại. Song, qua nghiên cứu tìm hiểu và cũng phù hợp với pháp luật các nƣớc, quảng cáo là một hành vi thƣơng mại, chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận. Do tính chất thƣơng mại của nó mà các qui định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động quảng cáo thƣơng mại khác nhiều so với những thông tin cũng gọi là quảng cáo nhƣng thực chất đó chỉ là những thông tin xã hội, không vì mục đích kinh doanh. Vì thế, không thể có cùng một luật chơi chung cho hai đối

tƣợng tồn tại vì hai mục đích khác nhau. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Pháp lệnh Quảng cáo điều chỉnh cả quảng cáo thƣơng mại và quảng cáo phi thƣơng mại.

Với quan điểm, mặc dù những hoạt động quảng cáo không mang tính thƣơng mại (không có mục đích sinh lời) nhƣng cũng phải đƣợc điều chỉnh theo một hành lang pháp lý để đảm bảo tính thống nhất, tính trung thực, chính xác, tính văn hoá. Đồng thời để bảo vệ quyền lợi của ngƣời quảng cáo cũng nhƣ ngƣời tiếp nhận quảng cáo, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giữ gìn thuần phong mỹ tục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh, trật tự trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Vì những lẽ đó Pháp lệnh Quảng cáo qui định: "Pháp lệnh này qui định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo"[14,tr.5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo ở việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)