Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về quảng cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo ở việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 112 - 115)

3.3.1.Đổi mới tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về quảng cáo

Hiện nay, theo xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc, hoạt động quảng cáo ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, muôn hình muôn vẻ. Quảng cáo không còn là một hoạt động đơn lẻ, thủ công mà nó đang dần khẳng định mình là một ngành công nghiệp tuy còn rất non trẻ. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế. Do đó, để tạo môi trƣờng kinh doanh tốt, đòi hỏi một hành lang pháp lý thật sự phù hợp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng nói riêng, xã hội nói chung. Theo quy định của Pháp lệnh Quảng cáo, Bộ Văn hoá -Thông tin là cơ quan quản lý nhà nƣớc về quảng cáo (bao gồm cả quảng cáo thƣơng mại và quảng cáo phi thƣơng mại). Chức năng cơ bản của Bộ Văn hoá- Thông tin là đảm bảo môi trƣờng quảng cáo lành mạnh, phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục của ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, tại Điều 8 Luật Thƣơng mại có quy định Bộ Thƣơng mại chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về quảng cáo thƣơng mại. Nhƣ vậy, theo đó khái niệm quản lý nhà nƣớc về quảng cáo tại Pháp lệnh Quảng cáo đã bao hàm cả quản lý nhà nƣớc về quảng cáo thƣơng mại. Vì vậy, trên thực tế đã xuất hiện thêm khái niệm quảng cáo thƣơng mại chƣa đƣợc định nghĩa trong Pháp lệnh Quảng cáo. Mặt khác, khái niệm quảng cáo thƣơng mại đƣợc thể hiện trong luật đã đƣợc thể chế hoá ở các văn bản hƣớng dẫn, điều đó dẫn đến các khái niệm: Quảng cáo thƣơng mại (Luật Thƣơng mại); quảng cáo dịch vụ có mục đích sinh lời, quảng cáo dịch vụ không có mục đích sinh lời (Pháp lệnh Quảng cáo) chƣa đƣợc thống nhất, dẫn đến sự hiểu sai hoặc không hiểu trong quá trình áp dụng pháp luật.

Với tất cả những gì đã trình bày ở trên, tác giả kiến nghị trong quá trình xây dựng Luật Quảng cáo nên xác định rõ khái niệm quảng cáo cho thống

(bao gồm cả quảng cáo thƣơng mại và phi thƣơng mại). Tổ chức hệ thống quản lý về hoạt động quảng cáo một cách khoa học, hợp lý. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về quảng cáo, phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc là phƣơng hƣớng quan trọng cần xác định rõ trong quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành. Muốn đạt đƣợc mục tiêu này thì việc phân công, phân cấp quản lý nhà nƣớc cần dựa trên nguyên tắc:

- Đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ thông qua một cơ quan đầu mối; cơ quan này chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về quảng cáo.

- Cơ quan chuyên trách quản lý nhà nƣớc về quảng cáo phải đảm bảo đƣợc tính khách quan, độc lập trong hoạt động của mình, không vì những lợi ích trƣớc mắt, tính cục bộ, địa phƣơng.

Việc phân cấp quản lý nhà nƣớc về quảng cáo cho Uỷ ban nhân dân các cấp vừa phải đảm bảo tính thống nhất về chính sách, pháp luật vừa đảm bảo thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nƣớc cấp trên, đồng thời đảm bảo tính khả thi của những nội dung đƣợc phân cấp.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động quảng cáo. Đổi mới cơ chế quản lý và cải cách thủ tục hành chính về giấy phép thực hiện quảng cáo không những nâng cao hiệu lực của công tác quản lý nhà nƣớc, thúc đẩy ngành quảng cáo phát triển mà còn có tác dụng khuyến khích rất lớn các tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào hoạt động quảng cáo. Không thể gọi là khuyến khích đầu tƣ khi mà tổ chức, cá nhân muốn xin Giấy phép thực hiện quảng cáo phải trải qua nhiều cửa, nhiều cơ quan, nhiều tầng nấc trung gian với những qui định phiền hà, phức tạp. Điều này càng trở nên bức xúc hơn đối với các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài muốn đầu tƣ vào lĩnh vực quảng cáo hay thực hiện quảng cáo vì mục đích kinh doanh. Trong thời gian trƣớc khi Pháp lệnh quảng

cáo đƣợc ban hành, tình trạng quan liêu, cửa quyền gây phiền hà, sách nhiễu trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động quảng cáo không phải không xảy ra, nếu không muốn nói là khá phổ biến. Điều này đã làm ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng kinh doanh. Do đó, việc đổi mới cơ chế quản lý mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính về Giấy phép thực hiện quảng cáo đã trở nên hết sức cần thiết. Xa hơn, đó là quan điểm có nên tồn tại loại Giấy phép này không khi mà nó làm ảnh hƣởng đến quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tƣ và không đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là tƣ tƣởng chủ đạo của Luật doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo ở việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)