Quyền tình dục trong pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tình dục pháp luật, thực tiễn trên thế giới và việt nam luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 53 - 60)

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, là một trong những nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, Nho giáo. Vì vậy, mặc dù không nằm trong số những nước tiến bộ, cởi mở về tình dục nhưng cũng không phải là một quốc gia “khắc nghiệt” với vấn đề này.

Ngay trong thời kỳ phong kiến, pháp luật đã gián tiếp thừa nhận quyền tình dục thông qua các quy định bảo vệ quyền tuyệt đối của người chồng trong gia đình như: quy định liên quan đến vợ cả, quy định liên quan đến vợ lẽ, quy định nghĩa vụ tôn trọng chồng. Bộ luật Hồng Đức cũng không nhắc đến đồng tính mà chỉ nhắc đến hãm hiếp, ngoại tình, loạn luận. Như vậy, pháp luật phong kiến gần như không quy định quyền của người đồng tính. Mặc dù vậy, sử sách vẫn ghi lại rằng có một vài vua, chúa có thê thiếp là đàn ông [18]. Ngay cả khi chính quyền thực dân Pháp đô hộ, mại dâm nữ bị coi là phạm pháp nhưng vẫn không có quy định nào ghi nhận về mại dâm nam. Cách mạng tháng Tám thành công, Hiến pháp năm 1946 ra đời, đánh dấu sự chuyển mình của đất nước sang thời kỳ độc lập, tự do. Đây là bản hiến pháp đầu tiên của nước ta, là một bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản hiến pháp nào trên thế giới, nó là bản hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện [29]. Theo Hiến pháp này thì các hành vi liên quan đến tình dục đồng giới không bị coi là trái pháp luật; hiến pháp đảm bảo quyền bình đẳng của nam và nữ trước pháp luật và trong mọi phương diện. Mặc dù vậy, vẫn chưa có quy định nào tại bản Hiến pháp này ghi nhận trực tiếp quyền tình dục.

Formatted: Position: Horizontal: Center,

chưa có luật cụ thể về chống phân biệt đối xử, cũng như chưa thừa nhận các quyền dân sự của các cặp đồng giới. Không chính thức ghi nhận quyền tình dục nhưng pháp luật Việt Nam vẫn ghi nhận quyền tình dục rải rác ở một số quy định tại các lĩnh vực khác nhau.

 Bộ Luật Dân Sự:

Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005) mặc dù không quy định trực tiếp quyền tình dục nhưng đã thừa nhận nhiều nội dung của quyền tình dục. Theo đó, quyền và lợi ích của công dân được bảo đảm toàn diện hơn so với thời kỳ trước đó, việc phân biệt đối xử về giới bị nghiêm cấm. Điều 5 BLDS 2005 quy định Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng

với nhau. Hơn thế, công dân có quyền xác định lại giới tính của mình. Tuy

nhiên, quy định về xác định lại giới tính trong BLDS 2005 và các văn bản dưới luật về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Điều 36 BLDS 2005 quy định việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có

sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.Điều này được chi tiết

hóa tại Nghị định số 88/2008/NĐ-CP, trong đó nghiêm cấm việc thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính và cấm phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính. Rõ ràng rằng, quy định nói trên tránh những trường hợp chuyển đổi giới tính vì lệch lạc tâm lý, tránh trường hợp chuyển đổi giới tính vì mục đích thương mại, vì mưu lợi cá nhân, trốn lệnh truy nã….Tuy nhiên, quy định trên vẫn còn hạn chế bởi người có khuyết tật bẩm sinh về giới hay người có giới tính chưa được định hình chính xác khác với người đồng tính. Khuyết tật giới tính bẩm sinh hay giới tính chưa được định hình chính xác là bệnh lý nên đương nhiên họ có

Formatted: Position: Horizontal: Center,

quyền được làm rõ giới tính của mình mà không có quy định nào là không cho phép điều này. Việc giới hạn đối tượng nói trên đã bỏ qua mong muốn chính đáng và rất nhân văn của người đồng tính - những người đã xác định rõ là nam hay nữ nhưng lại mong muốn được sống với giới tính khác.

 Luật Hôn nhân và gia đình:

Năm 1997, đám cưới đồng tính đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh và bị nhiều người dân phản đối. Những đám cưới đồng tính sau đó đã được tổ chức nhưng không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Luật hôn nhân và gia đình 2000 đã quy định về những trường hợp cấm kết hôn trong đó quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính (Khoản 5 Điều 10) mặc dù trước đó Luật hôn nhân và gia đình 1959, 1986 không quy định cấm hôn nhân đồng giới. Việc Luật hôn nhân và gia đình cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng lại không có quy định cấm quan hệ tình dục đồng tính đã làm phát sinh những vấn đề pháp lý không nhỏ. Trên thực tế, những người đồng tính dù không được công nhận đăng ký kết hôn nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng. Mặc dù không có hôn thú chính thức nhưng những cặp đôi đồng giới này không vi phạm các điều kiện kết hôn vì vậy họ đều đáng phải được hưởng các quyền dân sự theo quy định pháp luật, những tranh chấp phát sinh phải được giải quyết như những trường hợp có đăng ký kết hôn [12,7,5] . Dự thảo luật sửa đổi và bổ sung một số điều của

Luật hôn nhân và gia đình đã thay đổi việc “cấm hôn nhân đồng giới” bằng

cụm từ “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới”. Đồng thời, Luật

này cũng thừa nhận việc sống chung của LGBT, cấm kỳ thị, cấm sự can thiệp hành chính một cách thô bạo; luật còn quy định rõ cách thức giải quyết việc phân chia tài sản khi những người đồng tính không chung sống với nhau nữa.

 Luật về người khuyết tật và Luật bình đẳng giới.

Formatted: Position: Horizontal: Center,

quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật. Đồng thời, Luật này còn ghi nhận người khuyết tật có quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động xã hội, sống độc lập, hòa nhập với cộng đồng, được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, được trợ giúp pháp lý, được tiếp cận các công trình công cộng, phương tiện giao thông, dịch vụ văn hóa thể thao, du lịch, tiếp cận công nghệ thông tin và các dịch vụ khác…Như vậy, Luật về người khuyết tật đã gián tiếp thừa nhận quyền tình dục của người khuyết tật. Luật này chưa quy định cụ thể về quyền tình dục cũng như các nghĩa vụ liên quan để bảo đảm các điều kiện hưởng thụ tình dục của người khuyết tật nhưng những điểm mới của nó đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước cũng như sự tiến bộ đáng kể trong nhận thức làm luật đối với người khuyết tật.

Các quốc gia như Canada, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Nauy, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, một số bang của Hoa Kỳ đã thừa nhận quyền sử dụng giới tính mới của người dân. Ở Việt Nam chưa chính thức thừa nhận quyền được sử dụng giới tính mới. Luật bình đẳng giới năm 2006 xác định chỉ có hai nhóm giới tính là nam và nữ chứ không có quy định nào xác định giới tính khác.

 Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính.

Quyền tình dục là quyền tự nhiên và là nhu cầu tất yếu của con người. Quyền tự nhiên của con người nói chung và quyền tình dục nói riêng là vấn đề làm nãy sinh những quan hệ xã hội, là đối tượng điều chỉnh của pháp luật hành chính. Pháp lệnh phòng, chống mại dâm số 10/2013/PL-UBTVQH 11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định số 178/2004/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh phòng, chống mại dâm là những văn bản pháp luật hành chính liên quan đến vấn đề quyền tình dục. Các văn bản nói trên quy định về xử phạt đối với hành vi mại dâm; không quy định mại dâm dựa trên yếu tố giới tính nên mại dâm đồng tính vẫn bị điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật này.

Formatted: Position: Horizontal: Center,

Luật xử phạt vi phạm hành chính và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ có những quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi và bổ sung năm 2009 và nghị định số 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội cũng điều chỉnh một số trường hợp cụ thể đối với mại dâm, liên quan đến mại dâm trong đó bao gồm cả mại dâm nam và mại dâm đồng tính.

 Bộ luật Hình sự.

Quyền tình dục là một nội dung được thể hiện rất rõ trong pháp luật hình sự của nước ta từ trước tới nay. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, các hành vi xâm hại quyền tình dục của con người bị coi là tội phạm và bị áp dụng chế tài rất nghiêm khắc. Đó có thể là hành vi giao cấu trái ý m uốn của nạn nhân, có thể là hành vi ép buộc nạn nhân phải thực hiện hành vi giao cấu khi họ không muốn việc đó, có thể là hành vi giao cấu xâm hại sự phát triển bình thường, lành mạnh về tình dục của trẻ em, cũng có thể là hành vi dâm ô đối với nạn nhân là trẻ em. Các hành vi này được quy định tại các điều sau: Điều 111 (Hiếp dâm); Điều 112 (Hiếp dâm trẻ em), Điều 113 (Cưỡng dâm); Điều 114 (Cưỡng dâm trẻ em); Điều 115 (Giao cấu với trẻ em); Điều 116 (Dâm ô với trẻ em).

Mặc dù những năm qua số lượng người đồng tính nam, đồng tính nữ công khai xu hướng tình dục của mình và người cùng giới ngày càng gia tăng; kéo theo sự phức tạp của vấn đề xâm hại tình dục giữa những đối tượng này cũng như sự gia tăng của mại dâm nam, mại dâm đồng tính. Nhưng hiện nay, Nhà nước chưa chính thức thừa nhận người đồng tính và người cùng giới nên đã gây ra không ít khó khăn trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật

Formatted: Position: Horizontal: Center,

của các đối tượng nói trên. Hiện nay, trong Bộ luật hình sự không có quy định nào liên quan đến người cùng giới và người đồng tính với tư cách là chủ thể hay nạn nhân của hành vi phạm tội, nhất là các tội xâm hại tình dục hoặc có liên quan đến hành vi giao cấu như: chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người chưa thành niên…

 Pháp luật tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.

Pháp luật tố tụng hình sự có một số biện pháp cưỡng chế cần căn cứ vào giới tính của đối tượng áp dụng như: khám người, tạm giữ, tạm giam. Pháp luật thi hành án hình sự có thi hành án phạt tù có thời hạn và thi hành án phạt tù chung thân cũng cần phải căn cứ vào giới tính của đối tượng áp dụng.

Khám người là biện pháp điều tra bằng cách lục soát, tìm kiếm trong người, trong quần áo đang mặc, hoặc đồ vật mang theo của bị can, người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trong trường hợp phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã nhằm tìm ra các tài liệu, vật chứng liên quan đến vụ án.

Tạm giữ người là biện pháp ngăn chặn do những người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người đang bị truy nã hoặc người phạm tội ra tự thú, đầu thú.

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn do những người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nhằm ngăn chặn tội phạm hoặc bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án hình sự.

Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của luật tố tụng hình sự và thi hành án hình sự buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để trở thành những người có ích cho xã hội.

Hiện nay, trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định thủ tục khám người tại Điều 142. Theo đó, khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. Quy định này của Bộ luật tố tụng hình sự

Formatted: Position: Horizontal: Center,

mang tính nhân văn sâu sắc khi căn cứ vào giới tính của đối tượng bị áp dụng. Tính nhân văn sâu sắc đó cũng được thể hiện rõ trong các quy định về thủ tục tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù có thời hạn và thi hành án phạt tù chung thân. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự thì phải bố trí, phân loại khu vực giam giữ bị can, bị cáo, phạm nhân theo giới tính: nam giam, giữ riêng; nữ giam, giữ riêng.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, số lượng người đồng tính nam, đồng tính nữ công khai giới tính thật của mình, người đồng tính và người chuyển đổi giới tính đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án dân vẫn còn một số thiếu sót dẫn đến việc áp dụng trong thực tiễn đối với nhóm người đồng tính và người chuyển đổi giới tính gặp một số khó khăn nhất định và có khi xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và quyền tự do của nhóm đối tượng này.

Thật vậy, những người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ hoặc từ nữ thành nam nhưng trên giấy tờ nhân thân vẫn ghi giới tính cũ của họ nên nếu để người thực hiện khám người là người cùng giới tính với giới tính của họ thì sẽ xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của ngườ bị khám. Thiết nghĩ, cơ quan nhà nước cần dự liệu vấn đề này theo hướng người khám và người chứng kiến trong trường hợp này phải là người cùng giới tính với giới tính của họ sau khi đã phẫu thuật chuyển giới.

Đối với người đồng tính, nhất là đồng tính nam, khi giam, giữ họ chung phòng với phòng giam, giữ của nam giới sẽ gây nên sự kỳ thị, phân biệt giới tính; thậm chí người đồng tính còn có thể bị tấn công, xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tính mạng. Vì vậy, rất cần thiết có khu giam, giữ riêng dành cho những người đồng tính để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho họ, tránh sự tủi nhục do phải sống trong sự kỳ thị, phỉ báng không đáng có.

Formatted: Position: Horizontal: Center,

3.2. Những vấn đề nảy sinh về quyền tình dục trong thực tiễn ở Việt Nam

Jayne Werner và Daniele Belanger đã nhận xét rằng nghiên cứu về

tình dục và quan hệ riêng tư của phụ nữ ở Việt Nam còn rất hiếm [19]. Vấn

đề quyền tình dục mới được thảo luận rộng rãi ở Việt Nam trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, chủ yếu bởi các tổ chức xã hội dân sự [4]. Trên các diễn đàn tại Việt Nam, các cuộc thảo luận không chỉ xoay quanh hai nhóm chính là LGBT và người khuyết tật mà còn mở rộng đến một số nhóm khá như phụ nữ, thanh thiếu niên, người lao động di trú…Vì vậy, dù mới được đưa ra thảo luận trong thời gian gần đây nhưng quyền tình dục nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của cộng đồng và nhất là các cơ quan hoạch định chính sách, pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tình dục pháp luật, thực tiễn trên thế giới và việt nam luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 53 - 60)