Quyền tình dục của nhóm LGBT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tình dục pháp luật, thực tiễn trên thế giới và việt nam luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 63 - 66)

Trong cuốn “Tình dục trong xã hội Việt Nam – Chuyện dễ đùa khó

nói”, Khuất Thu Hồng đã viết tình dục đồng giới không được biết nhiều ở Việt Nam cho đến mãi gần đây. Thậm chí mười năm trước cũng không mấy

người hiểu được khái niệm này. Sở dĩ tình dục đồng giới được biết đến ở Việt

Nam muộn màng như thế là vì Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo – là những tôn giáo không nói đến tình dục đồng giới. Mãi đến năm 1997, đám cưới đồng tính đầu tiên diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều phản ứng trái chiều mà đa số là phản đối, lên án kịch liệt. Đến năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình quy định cấm kết hôn giữa những người đồng tính khiến tình dục đồng tính được biết đến nhiều hơn với những thái độ cũng rõ ràng hơn. Cũng từ đây, những nghiên cứu khoa học liên quan đến người đồng giới xuất hiện nhiều hơn, được xem xét dưới nhiều góc độ nhưng chủ yếu tập trung vào thái độ của xã hội đối với nhóm người LGBT. Theo đó, trong xã hội Việt Nam, người đồng giới phải chịu không ít sự kỳ thị của cộng đồng. Nguyên nhân sâu xa là bởi người Việt Nam quan niệm chỉ có đàn ông và đàn bà là hai thái cực để cân bằng giới tự nhiên; chính quan hệ tình dục giữa đàn ông và đàn bà mới là quan hệ tình dục chính đáng vì nó nhằm mục đích sinh sản và hướng tới giá trị truyền thống. Người đồng giới và tình dục của nhóm LGBT không giới hạn trong hôn nhân và cũng không nhằm mục đích sinh đẻ nên nó mặc nhiên bị coi là vô dụng, phí hoài, thậm chí là bệnh hoạn, không được chấp nhận.

Từ những năm 2003 trở lại đây, tình dục của nhóm LGBT đã nhận được sự quan tâm rộng rãi không chỉ của các nhà nghiên cứu; của các nhà

Formatted: Position: Horizontal: Center,

hoạch định chính sách, pháp luật mà còn của cả cộng đồng. Hiện nay, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu mang giá trị khoa học và quan điểm đúng đắn, nhìn nhận tình dục đồng giới như một trong những khuynh hướng tình dục. Điều này, tạo nên sự cảm thông, hình thành những quan niệm cởi mở và tôn trọng hơn đối với người đồng giới và tình dục của người thuộc nhóm LGBT. Như vậy, tình dục của nhóm LGBT đã dần trở thành một khái niệm mà nhiều người biết đến. Hiện nay, ở Việt Nam, tình dục của nhóm LGBT không được thừa nhận nhưng cũng không bị trừng phạt hà khắc và sự kỳ thị của cộng đồng cũng đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, với số lượng khoảng 50.000 đến 125.000 người đồng tính, chiếm khoảng 0,06 – 0,15% dân

số [20], quá trình để người đồng tính khẳng định tư cách pháp lý của mình

không phải chuyện dễ dàng. Điều này cần có thời gian, sự nỗ lực tuyên truyền và sự chung sức của toàn xã hội, nhất là các nhà hoạch định chính sách, pháp luật bởi thực tế quyền tình dục của nhóm LGBT tại Việt Nam hiện nay vẫn còn có nhiều vấn đề phải quan tâm.

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không hà khắc nhưng không dễ dàng chấp nhận tình dục đồng tính. Quyền tình dục của người thuộc nhóm LGBT bị xâm phạm không ít, kéo theo đó là sự phân biệt đối xử, chửi bới, xa lánh, cô lập, thậm chí là xâm phạm sức khỏe, bạo hành tình dục. Không ít người khi biết người thân của mình là LGBT đã có những hành vi đối xử không thân thiện như: trói, nhốt, cách ly với xã hội, chửi bới, đánh đập, đưa vào trại tâm thần, uống thuốc điều trị…với hi vọng con mình “khỏi bệnh”. Thậm chí, nhiều gia đình đã ép con em của mình là lấy chồng, lấy vợ khi phát hiện họ là người đồng tính. Chính điều đó đã khiến cuộc sống của người LGBT không dám bày tỏ cảm xúc tình dục theo đúng khuynh hướng tình dục của mình. Một số người LGBT thì kín đáo, cố gắng che đậy cảm xúc tình dục của mình; không ít số khác sống trong vỏ bọc giả tạo hôn nhân với

Formatted: Position: Horizontal: Center,

người khác giới nhưng lại rơi vào trầm cảm nặng nề. Điều này không những xâm phạm đến quyền tự do tình dục, quyền con người cơ bản của nhóm LGBT mà còn gián tiếp làm phát sinh những gia đình bất hạnh bởi những cuộc hôn nhân giả tạo trong đó đau khổ còn thuộc về những người vợ, người chồng và những đứa trẻ được sinh ra của người thuộc nhóm LGBT.

Đi liền với quyền tự do tình dục thì quyền bình đẳng tình dục, quyền được tiếp nhận những thông tin khoa học về tình dục và quyền được giáo dục tình dục toàn diện hay quyền được chăm sóc sức khỏe tình dục của người LGBT cũng bị hạn chế rất nhiều trên thực tế.

Nếu như người không thuộc nhóm LGBT được bình đẳng, tự do lựa chọn bạn tình thì người LGBT gần như không thực hiện được quyền này. Nói vậy bởi thực tế cho thấy, những người LGBT bị ép buộc lấy chồng lấy vợ là không ít. Và ngay cả dưới góc độ pháp lý thì tại Việt Nam cũng không công nhận hôn nhân đồng tính, nghĩa là cũng không thừa nhận quan hệ tình dục đồng tính. Một vấn đề đang phát sinh hiện nay là thực trạng những người đã chuyển đổi giới tính vẫn không được công nhận kết hôn, giấy tờ tùy thân vẫn mang giới tính cũ nên quyền dân sự của họ trong trường hợp này không được đảm bảo, không công bằng với những đối tượng khác.

Cũng chính bởi sự thiếu tự do, thiếu bình đẳng nói trên mà người LGBT gặp phải rất nhiều trở ngại khi tiếp cận các thông tin khoa học về quyền tình dục và quyền được giáo dục tình dục toàn diện; việc chăm sóc sức khỏe tình dục của họ cũng hết sức khó khăn. Với người Việt Nam, tình dục là một vấn đề kín đáo, tế nhị, việc công khai hay tiếp nhận các thông tin khoa học về quyền tình dục với đại đa số cũng gặp tâm lý né tránh. Với người LGBT, việc tiếp cận những thông tin đó càng khó khăn gấp bội phần vì họ chưa được chấp nhận trong xã hội, việc tiếp nhận thông tin hay được giáo dục tình dục của họ bị coi là việc làm sai trái khi tiếp sức cho “cái xấu”.

Formatted: Position: Horizontal: Center,

Việc tiếp nhận thông tin khoa học về tình dục một cách hạn chế, không được giáo dục tình dục toàn diện lại thực hiện quan hệ tình dục một cách giấu diếm của người LGBT đã kéo theo sự suy giảm về sức khỏe và sự thiếu quan tâm về chăm sóc sức khỏe tình dục của người LGBT. Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội và môi trường đã chỉ ra người LGBT tại Việt Nam gặp rất nhiều rào cản khi tiếp cận các dịch vụ y tế [23]. Người LGBT rất e ngại, thậm chí là xấu hổ khi đến gặp bác sỹ, nếu bị bệnh họ có xu hướng tự mua thuốc về chữa cho mình hoặc âm thầm chịu đựng. Không những thế, chính những bác sỹ cũng có thái độ dè dặt, thậm chí là kỳ thị khi điều trị cho người LGBT dẫn đến những người thuộc nhóm này thường xa lánh các dịch vụ y tế. Vì vậy, tỷ lệ người LGBT bị bệnh lây qua đường tình dục và HIV ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Ủy ban AIDS Châu Á, đến năm 2020 ước tính có đến 46% bệnh nhân nhiễm HIV mới thuộc nhóm đồng tính nam, tăng lên 13% so với năm 2008. Vì vậy, quyền của người LGBT trong đó có quyền tình dục cần được thừa nhận và tiếp nhận một cách tích cực; đồng thời các quy định của pháp luật cũng cần được xem xét theo hướng bảo đảm sự công bằng và hợp lý cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tình dục pháp luật, thực tiễn trên thế giới và việt nam luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 63 - 66)