Quyền tình dục của người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tình dục pháp luật, thực tiễn trên thế giới và việt nam luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 66 - 68)

Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 5 triệu người khuyết tật, chiếm trên dưới 6% tổng dân số. Vậy nhưng, quyền tình dục của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay đang bị xâm phạm khá nghiêm trọng. Và theo một khảo sát thực tế gần đây thì thực trạng đời sống tình dục của người khuyết tật ở Việt Nam hiện vẫn rất ảm đạm. Tỷ lệ người khuyết tật ở độ tuổi sinh hoạt tình dục tích cực nhất (tuổi thanh niên) có quan hệ tình dục vô cùng thấp, gần như không. Kết quả là có đến 60% người khuyết tật bị trầm cảm tử nhẹ đến nặng.

Mặc dù người khuyết tật cũng có quyền được tự do, bình đẳng, riêng tư, quyền tiếp cận thông tin khoa học về tình dục và được chăm sóc sức khỏe

Formatted: Position: Horizontal: Center,

tình dục….nhưng thực tế những quyền này đang bị xâm phạm khá nghiêm trọng. Người khuyết tật cũng có cảm xúc yêu đương, cũng có những nhu cầu mạnh mẽ về tình dục. Nhưng phần đông mọi người khi nghĩ đến người khuyết tật đều cho rằng họ là những người bệnh tật, không có khả năng tự chăm sóc bản thân thì làm sao có thể thực hiện được quan hệ tình dục, nên nhu cầu tình dục của họ chỉ tạo thêm gánh nặng cho gia đình, lại sinh ra những đứa con khuyết tật…Vì vậy nhiều người khuyết tật muốn kết hôn nhưng bị gia đình phản đối; thậm chí bị ngăn cấm kịch liệt khi hai người khuyết tật muốn kết hôn với nhau.

Không ai phủ nhận người khuyết tật cũng có ham muốn, khát khao tình dục. Nhưng tình dục dục của người khuyết tật lại không được đề cập, trao đổi nhiều. Người khuyết tật hiện nay không được tiếp cận nhiều những thông tin khoa học về tình dục. Đối với những người khuyết tật khiếm thính và khiếm thị thì quyền này càng bị hạn chế bởi theo nghiên cứu khoa học thì ngôn ngữ, số từ của người khiếm thính vô cùng ít, chỉ khoảng 30 % số từ nên kể cả hững câu thông thường cũng phải viết đơn giản nhất mới hiểu được. Hiện, ở Việt Nam chưa có những chương trình giáo dục về tình dục dành riêng cho người khuyết tật; cũng không có những thông tin về sức khỏe sinh sản và tình dục dành riêng cho người khuyết tật dù ở những trang thông tin dành riêng cho người khuyết tật.

Những tồn tại nói trên về quyền tình dục của người khuyết tật uất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:

Thứ nhất, gia đình và xã hội vẫn còn mang nặng định kiến với người khuyết tật. Theo đó, đại đa số vẫn cho rằng người khuyết tật không có hoặc có rất ít nhu cầu về tình dục. Vì vậy, không cần thiết phải ghi nhận quyền tình dục và các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tình dục của người khuyết tật.

Formatted: Position: Horizontal: Center,

bào thai nghi bị dị tật đã gián tiếp làm tăng thêm sự kỳ thị đối với với người khuyết tật, nhất là quyền tình dục của họ vì lo ngại sẽ sinh ra những đứa trẻ khuyết tật.

Thứ ba, quyền tình dục của người khuyết tật chưa được gia đình và xã hội quan tâm đúng mức. Biểu hiện là việc thiếu những quy định pháp luật cụ thể về quyền tình dục của người khuyết tật, thiếu những thông tin và những chương trình giáo dục tình dục dành riêng cho người khuyết tật.

Thứ tư, tâm lý mặc cảm, tự ti của người khuyết tật về bệnh tật của mình đã khiến chính họ chối bỏ quyền tình dục của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tình dục pháp luật, thực tiễn trên thế giới và việt nam luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 66 - 68)