Khái niệm ngƣời chƣa thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôi mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 30)

Trong pháp luật hiện hành, khái niệm người chưa thành niên được sử dụng trong pháp luật lao động, dân sự, hình sự, tố tụng dân sự, pháp luật hành chính… Điều 19 Bộ luật Lao động quy định: "Người lao động chưa thành

niên là người lao động dưới 18 tuổi". Điều 20 Bộ luật Dân sự quy định:

"Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là

người chưa thành niên".

Dưới mỗi góc độ nghiên cứu, mỗi ngành khoa học đặt ra cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích khác nhau liên quan đến người chưa thành niên. Trong pháp luật hình sự khái niệm "người chưa thành niên" được các nhà lập pháp sử dụng với hai tư cách hoặc là đối tượng tác động của tội phạm hoặc là chủ thể của tội phạm.

Pháp luật hiện hành ở Việt Nam còn sử dụng thuật ngữ "người chưa thành niên" là khái niệm đối lập với thuật ngữ "người thành niên". "Thành niên" là từ Hán - Việt có nghĩa là: "Tuổi mà pháp luật cho rằng thân thể và

tinh thần đã có năng lực hoàn toàn" [1, tr. 436]. Như vậy, người chưa thành

niên là những người chưa có đầy đủ các điều kiện để được xem là những người đã thành niên.

Thuật ngữ "người chưa thành niên" được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành khoa học như: Luật học, xã hội học, tâm lý học, giáo dục học…

Thuật ngữ Adolescent (người chưa thành niên) được đưa ra vào năm 1904 theo đề xuất của nhà tâm lý học G.Stanley Hall. Lịch sử tôn vinh ông là cha đẻ của ngành khoa học nghiên cứu trẻ chưa thành niên. Hall cho rằng, thời kỳ chưa thành niên là thời kỳ quá độ tuổi trẻ em chuyển lên người lớn và là thời kỳ gắn liền với những xung đột, xáo trộn tâm trạng, nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc đang trưởng thành [20, tr. 33].

Như vậy, người chưa thành niên là những người còn chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, tinh thần. Do đó, đối tượng này nhận thức còn chưa đầy đủ, hành động thường thiếu suy nghĩ… Việc quy định độ tuổi người chưa thành niên trong pháp luật hình sự cũng tương đối phù hợp với quy định trong các ngành luật khác - "người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi". Nghiên

cứu về tội mua dâm người chưa thành niên thì khái niệm "người chưa thành niên" được điều chỉnh với tư cách là đối tượng tác động của tội phạm.

Bên cạnh thuật ngữ "người chưa thành niên", trong luật hình sự còn sử dụng thuật ngữ "trẻ em". Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có hiệu lực thi hành từ ngày 2/9/1990 quy định: "trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có độ tuổi thành niên sớm hơn" [37, tr. 26]. Tại Điều 11 của Qui tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do năm 1990 đã quy định "Những người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi". Như vậy, rõ ràng theo các quy định của pháp luật quốc tế thì khái niệm trẻ em và khái niệm người chưa thành niên có nội hàm như nhau, đều là những người chưa đủ 18 tuổi.

Nhưng theo pháp luật Việt Nam thì khái niệm trẻ em và khái niệm người chưa thành niên có sự khác nhau. Sau khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em ngày 20/02/1990, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 quy định: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Với sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, luật hình sự Việt Nam cũng mặc nhiên thừa nhận trẻ em là người dưới 16 tuổi, sự thừa nhận này là hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em: "trẻ em là người dưới 16 tuổi". Việc quy định về độ tuổi của trẻ em ở nước ta là xuất phát từ Tuyên bố Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, những quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 29/11/1985, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Đồng thời, về nguyên tắc, khi tham gia các Công ước quốc tế, các quy định của pháp luật Việt Nam về độ tuổi của trẻ em cũng như các quyền cơ bản của trẻ em phải phù hợp với các Công ước, trừ trường hợp pháp luật quốc gia quy định những tiêu chuẩn cao hơn (cho trẻ em) so với các tiêu chuẩn đã nêu ra trong Công ước thì ưu tiên áp

dụng pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn ở nước ta, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 quy định độ tuổi của trẻ em là dưới 16 tuổi. Quy định này không trái với quy định về độ tuổi của trẻ em trong Công ước.

Trước đây, trong Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 1979 quy định độ tuổi của trẻ em là dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, để phù hợp với sự phát triển của con người Việt Nam cũng như tăng cường bảo vệ số lượng người "được xác định là trẻ em", Nhà nước ta đã nâng độ tuổi của trẻ em - "trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Điều này hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra trong điều kiện hiện nay.

Như vậy, người chưa thành niên là người chưa có đầy đủ các điều kiện về thể chất và tinh thần để được coi là người đã thành niên. Trong giới hạn nhất định, thuật ngữ "người chưa thành niên" và thuật ngữ "trẻ em" có cùng một ý nghĩa là dùng để chỉ những người dưới 18 tuổi, nhưng khái niệm "người chưa thành niên" rộng hơn khái niệm "trẻ em": "Người chưa thành niên" là người dưới 18 tuổi còn "trẻ em" là người dưới 16 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tôi mua dâm người chưa thành niên theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 30)