Những giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 86 - 94)

3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng trách nhiệm hình sự

3.2.5. Những giải pháp khác

Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống cơ quan tư pháp.

Hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tƣ pháp nói chung và truy cứu TNHS nói riêng chƣa đƣợc bảo đảm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác tƣ pháp. Những trang bị cần thiết nhƣ hệ thống âm thanh, máy ghi âm, ghi hình, máy tính, máy chiếu, màn hình trình bày chứng cứ... phục vụ cho hoạt động thu thập chứng cứ làm cơ sở cho hoạt động định tội danh và truy cứu TNHS còn chậm đƣợc trang bị. Vì vậy:

Đầu tƣ cơ sở vật chất hiện đại cho các cơ quan tƣ pháp; cải cách thủ tục tố tụng tƣ pháp, xem xét lại các quan niệm về chứng cứ, nguồn chứng cứ, các thủ tục thu thập chứng cứ của các loại tội phạm này, vấn đề giám định tƣ pháp... cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại.

Ngoài ra, cần chú ý tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật trong nhân dân.

Cung cấp đầy đủ, có hệ thống thông tin pháp luật trong từng lĩnh vực để phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuân thủ nguyên tắc:

1. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực. 2. Kịp thời, thƣờng xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.

3. Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tƣợng đƣợc phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

4. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nƣớc, của địa phƣơng và đời sống hằng ngày của ngƣời dân.

5. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội [26, Điều 5].

Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, cần quan tâm khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật cập nhật, lƣu trữ trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng Internet. Xây dựng và đƣa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử.

Tạo điều kiện cho các chuyên gia pháp lý, ngƣời có hiểu biết pháp luật ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng tham gia đóng góp quan điểm, ý kiến về các trƣờng hợp định tội danh và truy cứu TNHS phức tạp, còn nhiều tranh luận qua đó tiếp thu ý kiến nhằm đƣa ra một định tội danh chính thức đƣợc chính xác và công bằng hơn, tạo cơ sở cho việc truy cứu TNHS đƣợc chính xác. Tiếp tục tăng cƣờng vai trò của luật sƣ trong hoạt động tố tụng, đặc biệt trong giai đoạn điều tra, từng bƣớc đảm bảo cho mọi công dân có nhu cầu đƣợc trợ giúp pháp lý và đƣợc bào chữa khi bị xét xử về hình sự.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Thông qua chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra các yêu cầu và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm.

Cụ thể:

Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm: Yêu cầu bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, yêu cầu tổ chức, triển khai áp dụng BLHS năm 2015, yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, yêu cầu xử lý tội phạm.

Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm: Tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 2015, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trách nhiệm hình sự, giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ-đạo đức nghề nghiệp, giải pháp về tổ chức bộ máy-cán bộ và một số giải pháp khác.

Tác giả hy vọng, những đóng góp trên của luận văn sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn đặc biệt là việc triển khai áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 vào thực tế.

KẾT LUẬN

Tội không tố giác tội phạm nói chung và trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm nói riêng là một trong những vấn đề nhạy cảm của luật hình sự. Đối với đề tài luận văn thạc sĩ luật học: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, tác giả đã phân tích thành ba chƣơng với những nội dung cụ thể:

Tại chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận quan trọng về trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm, đồng thời tác giả đã khái quát lịch sử lập pháp quy định về trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm giai đoạn từ năm 1945 đến khi ban hành BLHS năm 1999, cùng với những phân tích tổng quát đối với những đặc điểm của TNHS tội không tố giác tội phạm trong giai đoạn này làm cơ sở cho việc phân tích những quy định của BLHS hiện hành cũng nhƣ thực tiễn thi hành những vấn đề liên quan tới TNHS của tội không tố giác tội phạm tại các chƣơng tiếp theo.

Tiếp đến tại chƣơng 2 của luận văn tác giả đã phân tích nhằm làm sáng tỏ cơ sở pháp lý của việc truy cứu TNHS đối với tội không tố giác tội phạm, đồng thời tác giả đã chỉ rõ các hình thức trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội danh này. Trên cơ sở việc phân tích trên, tác giả đã nghiên cứu đánh giá thực tiễn hoạt động truy cứu TNHS trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với tội không tố giác tội phạm trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 làm cơ sở để phân tích những tồn tại, hạn chế tại chƣơng tiếp theo.

Cuối cùng, tại chƣơng 3 của luận văn tác giả đã phân tích những yêu cầu, những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng TNHS đối với tội không tố giác tội phạm.

Với nhƣ̃ng nô ̣i dung trên tác giả hy vo ̣ng những kết quả nghiên cứu của luâ ̣n văn sẽ góp phần làm phong phú thêm lý luận về trách nhiệm hình sự nói chung và trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm nói riêng , đƣợc sƣ̉ du ̣ng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành và tài liệu tham khảo đối với cán bộ làm công tác giảng dạy và thực tiễn, đồng thời có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động truy cứu TNHS của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với tội không tố giác tội phạm, từ đó đẩy lùi tội phạm, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý đất nƣớc./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Văn Beo (2012), Luật hình sự Việt Nam, quyển hai (Phần các tội phạm), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tài chính, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Hà Nội.

3. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự tập III, NXB công an nhân dân, Hà Nội.

4. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa (1956), Sắc lệnh số 267-SL trừng trị những âm mưu, hành động phá hoại hoặc làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hoá, Hà Nội. 6. Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa (2014), Giáo trình luật hình sự

Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005

của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày

12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW Ban chấp hành trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII ngày 28 tháng 01 năm 2016, Hà Nội.

12. Trần Văn Độ (1995), “Chương sáu - Tội phạm và cấu thành tội phạm”, Tội phạm học, Luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Trần Văn Độ (2001), “Trách nhiệm hình sự, chương V” trong “Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Đinh Bích Hà (Dịch và giới thiệu) (2007), BLHS của nước CHND Trung Hoa, NXB Tƣ pháp, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 16. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (1999), Thuật ngữ luật hình sự, trong sách

từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 17. Học viện khoa học Xã Hội (2014), Luật hình sự Việt Nam (phần

chung), NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Hội đồng Nhà nƣớc (1982), Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Hà Nội.

19. Đỗ Ngọc Quang (1997), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

20. Đinh Văn Quế (2006), Bình luật khoa học luật hình sự phần các tội phạm tập X, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

21. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 22. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

23. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

24. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 25. Quốc hội (2010), Luật nuôi con nuôi, Hà Nội.

26. Quốc hội (2012), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội. 27. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

28. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

29. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

30. Quốc hội (2015), Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật hình sự năm 2015, Hà Nội.

31. Quốc hội (2015), Nghị quyết số 110/2015/QH13 thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

32. Quốc hội (2015), Nghị quyết số 96/2015/QH13 về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, Hà Nội.

33. Hồ Sỹ Sơn (2008), “Chủ thể của tội phạm qua so sánh pháp luật hình sự nƣớc ta với pháp luật hình sự của một số nƣớc thuộc hệ thống pháp luật châu âu lục địa”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2).

34. Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (2012), Bản án số 02/2012/HSST, ngày 11 tháng 01 năm 2012, Bắc Giang.

35. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo, Hà Nội. 36. Trịnh Quốc Toản (2009), “Về khái niệm và đặc điểm của hình phạt bổ sung

trong Luật hình sự”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, (25), tr. 49-61. 37. Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân (2015), Giáo trình luật hình sự,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam

39. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2011), BLHS Cộng hòa Liên Bang Đức, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

40. Trƣờng Đại học Pháp lý Hà Nội (1984), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Pháp lý, Hà Nội.

41. Trƣờng trung cấp luật Buôn Ma Thuật (2011), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Tƣ pháp, Hà Nội

42. Đào Chí Úc (chủ biên) (1993), Mô hình lý luận về bộ luật hình sự Việt Nam phần chung, NXB khoa học-xã hội, Hà Nội.

43. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (1967), Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, Hà Nội.

44. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.

45. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (1981), Pháp lệnh trừng trị tối hội lộ, Hà Nội. 46. Viện Đại học Mở Hà Nội (2015), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,

NXB Tƣ Pháp, Hà Nội.

47. Trịnh Tiến Việt (2006), “Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí tòa án, (11). 48. Trịnh Tiến Việt (2007), “Về khái niệm miễn trách nhiệm hình sự”, Tạp

chí Khoa học, Kinh tế - Luật, (23), tr. 103-114.

49. Trịnh Tiến Việt - Trần Thị Quỳnh (2011), “Miễn hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, (27), tr. 195-206.

50. Đoàn Ngọc Xuân (2012), “Tiếp tục hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học (28), tr. 240 - 248.

II. Tài liệu trang Web

51. http://www.tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/97. 52. http://www.vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-5084

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)