Cơ sở trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 32)

2.1. Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm

2.1.1. Cơ sở trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm

theo quy định Bộ luật hình sự năm 1999

Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung làm rõ cơ sở pháp lý của TNHS đối với tội không tố giác tội phạm–đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội có đẩy đủ các dấu hiệu của CTTP tội không tố giác tội phạm.

Khách thể của tội không tố giác tội phạm.

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại [38, tr. 78].

Trong luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội đƣợc coi là khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội đƣợc quy định tại Điều 8 BLHS:

Đó là: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Theo đó hành vi bị coi là tội phạm, theo luật hình sự Việt Nam là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một trong những quan

hệ xã hội đã đƣợc ghi nhận đó, đồng thời những quan hệ xã hội này đã đƣợc cụ thể hóa qua những quy phạm pháp luật hình sự ở phần các tội phạm của BLHS, khách thể của tội phạm thể hiện tính chất, nội dung nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Theo quy định của BLHS năm 1999 thì tội không tố giác tội phạm đƣợc quy định tại Điều 314 thuộc chƣơng XXII các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp.

Tội này đặc trƣng bởi hành vi không báo cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về tội phạm do ngƣời khác đang chuẩn bị, đang đƣợc thực hiện hoặc đã đƣợc thực hiện mà mình biết rõ, hành vi này thể hiện thái độ thờ ơ thiếu trách nhiệm của ngƣời phạm tội đối với lợi ích của nhà nƣớc, của xã hội, đã góp phần gây khó khăn cho việc điều tra, phát hiện xử lý ngƣời phạm tội, và không ngăn chặn kịp thời thiệt hại do tội phạm gây ra.

Theo đó, theo tác giả thì khách thể của tội không tố giác tội phạm là hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, gây khó khăn cho công tác điều tra, try tố, xét xử.

Để thực hiện hành vi xâm hại tới khách thể trên, ngƣời phạm tội cần tác động vào đối tƣợng tác động của tội phạm, đó chính là bộ phận của khách thể tội phạm bị hành vi phạm tội xâm phạm tới để gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ.

Có tác giả cho rằng, đối tƣợng tác động của tội phạm này là ngƣời phạm tội- ngƣời mà ngƣời phạm tội không tố giác. Thông qua ngƣời này mà ngƣời phạm tội xâm phạm đến hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng gây ảnh hƣớng đến việc phát hiện, điều tra, chứng minh tội phạm, vi phạm nguyên tắc xử lý mọi hành vi phạm tội đƣợc phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của pháp luật [20, tr. 326].

Tuy nhiên, tác giả cho rằng, đối với tội không tố giác tội phạm thì đối tƣợng tác động của tội phạm đó là chính là xử sự trái pháp luật của ngƣời có hành vi không tố giác tội phạm.

Theo quy định của pháp luật, xử sự bình thƣờng của một công dân là phải thông báo cho cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội đang đƣợc chuẩn bị, đang đƣợc thực hiện, hoặc đã đƣợc thực hiện mà minh biết rõ nhằm tạo điều kiện cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử diễn ra nhanh chóng, kịp thời, nhƣng họ đã không thực hiện. Hay nói cách khác, để xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án thì ngƣời phạm tội đã tự làm biến dạng xử sự của mình.

Mặt khách quan của tội không tố giác tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan [38, tr. 99].

Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội nhƣ công cụ, phƣơng pháp, thời gian, địa điểm phạm tội.

Trong mặt khách quan của tội phạm thì hành vi khách quan là dấu hiệu quan trọng nhất, một hành vi đƣợc coi là hành vi khách quan của tội phạm khi hội tụ đƣợc ba đặc điểm sau:

Thứ nhất, hành vi khách quan đó phải có tính nguy hiểm cho xã hội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thể hiện hành vi đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ.

nếu hành vi đó là cách xử sự của một con ngƣời không có nhận thức không có ý chí thì đó không phải là hành vi phạm tội.

Thứ ba, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự. Hành vi khách quan của tội phạm có thể đƣợc thực hiện dƣới hình thức hành động hoặc không hành động.

Đối với tội không tố giác tội phạm, hành vi khách quan của tội phạm này ngoài việc thỏa mãn ba đặc điểm trên thì có một đặc điểm rất quan trọng đó là luôn đƣợc thực hiện dƣới hình thức không hành động phạm tội.

Đây là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thƣờng của đối tƣợng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện làm [38, tr. 105].

Đối với tội không tô giác tội phạm, nghĩa vụ của mọi công dân là phải tố giác tội phạm với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, nghĩa vụ tố giác tội phạm của công dân là do luật định, nghĩa vụ này không chỉ quy định trong BLHS mà con đƣợc quy định trong nhiều văn bàn pháp luật khác.

Ví dụ: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:

Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức [24, Điều 25, Khoản 1].

Mặt khác, Điều 101 BLTTHS năm 2003 quy định:

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của ngƣời tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận đƣợc tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản [24, Điều 101].

Nhƣ vậy, hành vi không tố giác tội phạm đƣợc thực hiện nhƣ không báo với cơ quan, tổ chức biết về tội phạm đang đƣợc chuẩn bị, đang đƣợc thực hiện, hoặc đã đƣợc thực hiện mà mình biết rõ, đồng thời họ có khả năng tố giác, không gặp bất kì một trở ngại khách quan nào.

Nếu vì lý do khách quan mà ngƣời không tố giác không có khả năng tố giác thì hành vi không tố giác đó không bị coi là hành vi phạm tội [11, tr. 223].

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 314 BLHS thì không phải mọi hành vi không tố giác tội phạm đều là hành vi phạm tội, mà chỉ không tố giác tội phạm đƣợc dẫn chiếu tại Điều 313 BLHS mới CTTP tội không tố giác tội phạm. Việc xác định những tội này có thuộc Điều 313 BLHS hay không do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện.

Chủ thể của tội không tố giác tội phạm.

Chủ thể của tội phạm là ngƣời có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể [38, tr. 122].

Theo đó thì ngƣời có năng lực TNHS là ngƣời khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức đƣợc tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển đƣợc hành vi ấy.

Xét từ góc độ pháp luật, năng lực trách nhiệm hình sự là khái niệm có nhiều mặt. Một mặt, khái niệm này đƣợc dùng để khẳng định khả năng bị buộc tội của một con ngƣời về hành vi tội phạm mà họ thực hiện. Mặt khác, khái niệm này nêu bật khả năng của con ngƣời phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã thực hiện [33, tr. 69].

Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định thế nào là ngƣời có năng lực TNHS mà chỉ quy định thông qua độ tuổi chịu TNHS tại Điều 12 BLHS và tình trạng không có năng lực TNHS tại Điều 13 BLHS.

BLHS năm 1999 quy định về độ tuổi chịu TNHS nhƣ sau:

1. Ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên, nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [22, Điều 12].

Nhƣ vậy, ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi đƣơc coi là có năng lực TNHS chƣa đầy đủ. Do đó, họ chỉ phải chịu TNHS về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 BLHS là tội có mức cao nhất của khung hình phạt đến 15 năm tù hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mƣời lăm năm tù, tù chung thân, hoặc tử hình.

Và ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu TNHS về mọi tội phạm, việc xác định tuổi đối với ngƣời chƣa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đồng thời tại BLHS năm 1999 quy định về tình trạng không có năng lực TNHS nhƣ sau:

1. Ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với ngƣời này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Ngƣời phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhƣng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trƣớc khi bị kết án, thì cũng đƣợc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, ngƣời đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự [22, Điều 13].

Theo đó, một ngƣời chỉ đƣợc coi là không có năng lực TNHS khi đồng thời thỏa mãn hai dấu hiệu sau:

Về y học - ngƣời đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần, đồng thời về tâm lý họ bị mất năng lực nhận thức, hoặc mất năng lực điều khiển hành vi của mình, việc xác định hai dấu hiệu này do hội đồng giám định pháp y xác định và kết luận.

Nhƣ vậy chủ thể của tội phạm phải là ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực TNHS.

Bên cạnh đó, một số CTTP đòi hỏi chủ thể phải có thêm dấu hiệu đặc biệt chỉ khi có dấu hiệu này mới có thể thực hiện đƣợc hành vi phạm tội mà CTTP phản ánh, khoa học luật hình sự gọi đây là chủ thể đặc biệt.

Từ phân tích trên, đối chiếu với quy định tại Điều 314 BLHS cho thấy tội không tố giác tội phạm thì chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn nhƣng điều kiện sau:

Thứ nhất, họ phải từ đủ 16 tuổi trở lên, do tội này luôn là tội ít nghiêm trọng, vì mức cao nhất của khung hình phạt theo Khoản 1 Điều 314 BLHS là ba năm tù.

Họ phải có khả năng nhận thức hành vi không tố giác tội phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm đồng thời có khả năng điều khiển đƣợc hành vi của mình nhƣng vẫn thực hiện.

Bên cạnh đó, tội này cũng không đòi hỏi ngƣời thực hiện hành vi phạm tội phải có những dấu hiệu đặc biệt, nghĩa là bất kì ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm này.

Tuy nhiên, luật hình sự nƣớc ta đã loại trừ một số chủ thể mặc dù họ thỏa mãn những dấu hiệu nhƣ trên là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của ngƣời phạm tội họ không phải chịu TNHS về hành vi không tố giác tội phạm trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng, quy định nhằm ghi nhận mối quan hệ tình cảm sâu nặng của những ngƣời thân trong gia đình. Nói cách khác, họ chỉ phải chịu TNHS về việc không tố giác tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng.

Mặt chủ quan của tội không tố giác tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của ngƣời phạm tội [38, tr. 133].

Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, động cơ, mục đích của ngƣời phạm tội.

Thứ nhất, về yếu tố lỗi.

Lỗi trong luật hình sự trƣớc hết đƣợc hiểu là quan hệ giữa ngƣời phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan những đòi hỏi của xã hội đƣợc thể hiện qua các đòi hỏi cụ thể của luật hình sự. Sự phủ định chủ quan này tồn tại trên cơ sở và trong sự thống nhất với sự phủ định khách quan là sự gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể đƣợc luật hình sự bảo vệ, lỗi chỉ đặt ra cho những trƣờng hợp trong đó có khả năng xử sự phù hợp với xã hội và chủ thể đã không lựa chọn khả năng này.

nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra đƣợc biểu hiện dƣới hình thức cố ý hoặc vô ý [20, tr. 136].

Khoa học luật hình sự Việt Nam chia lỗi thành lỗi cố ý và lỗi vô ý, trong đó lỗi cố ý đƣợc chia thành cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp; lỗi vô ý thành lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý vì cẩu thả.

Đối với tội không tố giác tội phạm thì lỗi của ngƣời phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, tức là ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện điều tra, xử lý tội phạm nhƣng vẫn thực hiện–không tố giác.

Để cấu thành tội này đòi hỏi ngƣời phạm tội phải là ngƣời biết rõ tội phạm mà mình không tố giác là tội phạm đang đƣợc chuẩn bị, đang đƣợc thực hiện hoặc đã đƣợc thực hiện.

Biết rõ tội phạm đang đƣợc chuẩn bị, đang đƣợc thực hiện hoặc đã đƣợc thực hiện tức là ngƣời đó phải biết hành vi của ngƣời phạm tội, nhận thức đƣợc hành vi đó là hành vi cấu thành tội phạm, việc biết rõ tội phạm của họ có thể thông qua các hình thức khác nhau nhƣ nghe, nhìn...Trong thực tế, việc biết rõ tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện bị chi phối bởi yếu tố sau:

Về chủ quan: việc biết rõ tội phạm phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của các giác quan, tình trạng sức khỏe, trạng thái tâm lý, khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết, về đối tƣợng tri giác của ngƣời tri giác khi tri giác các sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)