giác tội phạm tại Tòa án nhân dân
Trong những năm qua, bên cạnh một bộ phận ngƣời dân thực hiện tốt nghĩa vụ tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội còn có một bộ phận không nhỏ do không am hiểu pháp luật hoặc có hiểu biết nhƣng vì tình cảm nên đã không tố giác tội phạm, dẫn đến hậu quả khó lƣờng.
Vấn đề này càng trở nên nhức nhối khi thời gian vừa qua liên tục xảy ra những vụ trọng án gây chấn động dƣ luận có liên quan đến tội danh này, điển hình là: vụ án Lê Văn Luyện giết ngƣời -cƣớp tài sản tại Bắc Giang.
Nội dung vụ án:
Tháng 3/2011, Lê Văn Luyện- sinh ngày 18/10/1993 ở thôn Sơn Đình 2, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Luyện cùng làm với anh Trƣơng Văn Nhị- sinh năm 1975 là chú họ Luyện và một số ngƣời ở cùng thôn. Khoảng 8 giờ ngày 12/8/2011, Luyện hỏi anh Nhị cho mƣợn chiếc xe máy BKS 98N4-7155 mục đích để về quê chơi. Luyện nói dối anh Nhị mƣợn xe máy để đi đo khối lƣợng công trình. Sau khi mƣợn đƣợc xe, Luyện
đi xe máy đèo Vũ Văn Quân- sinh năm 1993 ở cùng thôn là thợ xây cùng làm với Luyện đi từ Hà Nội về Lục Nam. Khi về đến phố Sàn-xã Phƣờng Sơn- huyện Lục Nam, Quân xuống xe vào quán chơi điện tử còn Luyện đi xe máy về nhà. Sau khi ăn cơm trƣa xong, Luyện đi xe máy BKS 98N4-7155 từ nhà mục đích đến xã Vô Tranh-huyện Lục Nam chơi. Trên đƣờng đi, Luyện nảy sinh ý định đem chiếc xe máy của anh Nhị đi cắm lấy tiền ăn tiêu. Luyện cắm xe đƣợc 5.500.000 đồng.
Đến khoảng 15 giờ ngày 22/8/2011, Luyện đón xe buýt về thành phố Bắc Giang. Khi xe ô tô đi qua phố Sàn-xã Phƣơng Sơn, Luyện quan sát và nhìn thấy tiệm vàng Ngọc Bích nằm cạnh Quốc lộ 31. Tiệm vàng trên là của vợ chồng anh Trịnh Thành Ngọc- sinh năm 1974, Đinh Thị Chín-sinh năm 1976. Luyện đi xe buýt đến thành phố Bắc Giang rồi lại đón xe buýt quay trở lại phố Sàn-xã Phƣơng Sơn. Đến khoảng 03 giờ ngày 24/8/2011, khi thấy trời nổi gió và mƣa, Luyện đi đến tiệm vàng Ngọc Bích, trèo lên cây lộc vừng phía trƣớc cửa, leo lên mái tôn rồi bám vào các hộp thanh kim loại trèo từ tầng 2 lên tầng 3 tiệm vàng Ngọc Bích. Tại đây, Luyện đã thực hiện hành vi giết ngƣời và cƣớp tài sản. Sau khi lấy đƣợc vàng, Luyện gọi cho Trƣơng Thanh Hồng- sinh năm 1992 là anh họ của Luyện ở cùng thôn ra cổng trƣờng cấp 3 Phƣơng Sơn để đón. Trong lúc chờ Hồng đến đón, Luyện tiếp tục ra tủ quầy bán vàng lấy thêm 1 số dây chuyền, nhẫn vàng ở ngăn bên cạnh đút vào túi quần rồi ra phòng bếp mở tủ lạnh lấy nƣớc uống. Sau đó, Luyện mở cửa tầng 1 đi ra phía sau nhà bếp, trèo qua rào sắt phía sau tầng 1 vứt ba lô ra ngoài trƣớc rồi chui ngƣời tụt xuống đất, nhặt ba lô rồi đi bộ về hƣớng cổng trƣờng cấp 3 Phƣơng Sơn.
Đến khoảng 08 giờ cùng ngày, Hồng đi xe máy BKS 98H6-6133 đi xe máy đèo Luyện về nhà. Sau này, Luyện nhờ Hồng đèo ra thị trấn Vôi- huyện Lạng Giang để đón xe đi Lạng Sơn. Khi đến thị trấn Vôi, Luyện đã cho Hồng 2 dây chuyền vàng và 1 biên nhận cắm xe nhờ Hồng bán vàng giúp đi chuộc xe và dặn Hồng nếu có ai hỏi thì nói Luyện đã vào miền Nam làm ăn. Sau đó
Luyện đón xe khách trốn lên nhà vợ chồng Lê Thành Nghi- sinh năm 1980, Lê Thị Định- sinh năm 1982 ở thôn Nà Tồng- xã Trùng Khánh- huyện Văn Lãng- tỉnh Lạng Sơn (Định là cô ruột của Luyện). Trƣớc khi về nhà Nghi, Luyện vào cửa hàng kinh doanh điện thoại di động của anh Trần Văn Hợp- sinh năm 1983 ở thị trấn Na Sầm- huyện Văn Lãng- tỉnh Lạng Sơn bán chiếc điện thoại di động Nokia 3110C đƣợc 400.000 đồng.
Sau khi đƣợc Luyện cho 2 dây chuyền vàng, Hồng đi về nhà kể lại sự việc trên cho Trƣơng Văn Hợp và Dƣơng Thị Lƣợc là bố và mẹ của Hồng biết. Khoảng 15 giờ cùng ngày, Hồng gọi điện thoại cho Lê Văn Miên- sinh năm 1969 là bố của Luyện đến nhà Hồng kể lại sự việc rồi đƣa cho Miên 2 dây chuyền vàng và 1 biên nhận cắm xe máy. Miên đi về nhà gọi điện thoại cho Lê Thị Định thì biết Luyện đang ở đó. Sáng ngày 25/8/2011, Miên đi xe máy đèo Hợp đến nhà Định gặp Luyện. Tại đây, Luyện kể lại cho Lê Văn Miên, Trƣơng Văn Hợp, Lê Thị Định, Lê Thành Nghi việc gây ra vụ giết ngƣời, cƣớp tài sản tại tiệm vàng Ngọc Bích. Miên, Hợp, Định, Nghi nhiều lần hỏi thì Luyện khẳng định chỉ có mình Luyện gây ra vụ án trên. Sau đó Hợp, Miên trở về nhà. Khoảng 16 giờ cùng ngày, Luyện gọi điện thoại cho Lê Văn Miên nói cho Miên biết việc giấu vàng trong tủ. Miên đã đem toàn bộ số vàng trên và 2 dây chuyền do Hồng đƣa hôm trƣớc chôn xuống đất ở phía sau chuồng lợn của gia đình và không nói cho ai biết. Buổi tối ngày 25/8/2011 trong lúc ăn cơm, Hợp kể cho Dƣơng Thị Lƣợc, Trƣơng Thanh Hồng biết việc đến Lạng Sơn gặp Luyện và Luyện nhận một mình gây ra vụ giết ngƣời, cƣớp`tiệm vàng Ngọc Bích. Luyện ở tại nhà Lê Thành Nghi đến ngày 27/8/2011 thì Luyện đặt vấn đề nhờ Nghi đƣa sang Trung Quốc để trốn. Nghi đã gặp Hoàng Văn Trai- sinh năm 1978, Nông Văn D- sinh năm 1979 ở cùng thôn nhờ đƣa Luyện sang Trung Quốc. Nghi nói với Trai và D đƣa Luyện sang Trung Quốc để làm thuê (BL 888, 943-946). Ngày 28/8/2011, Luyện cho toàn bộ số vàng đem theo vào
chiếc lọ thủy tinh rồi cất giấu tại nhà vệ sinh của gia đình Nghi. Sau đó, Luyện đƣợc Lê Thành Nghi, Hoàng Văn Trai, Nông Văn D đƣa đến địa phận giáp Trung Quốc. Nghi và D quay trở về còn Trai đƣa Luyện vợt biên giới đến nhà Hoàng Thị Lan (là chị gái vợ của Trai) ở Bằng Tƣờng-Trung Quốc sau đó Trai trở về Việt Nam còn Luyện ở tại đó. Ngày 30/8/2011, Cơ quan điều tra triệu tập Lê Thành Nghi đến làm việc thì Nghi cam kết sẽ tìm cách sang Trung Quốc đƣa Luyện trở về. Nghi đến gặp Trai kể lại việc Luyện phạm tội và bảo Trai tìm cách đƣa Luyện trở về Việt Nam. Ngày 31/8/2011, Trai cùng Nghi sang Trung Quốc đƣa Luyện trở về. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày khi về đến biên giới, Nghi gọi điện thoại báo cho Đồn biên phòng Na Hình-huyện Văn Lãng-tỉnh Lạng Sơn bắt giữ Luyện, thu giữ 2 chiếc sim điện thoại di động sau đó giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang giải quyết.
Tại bản cáo trạng số 56/KSĐT-TA ngày 29/11/2011 của VKSND tỉnh Bắc Giang đã truy tố:
Lê Văn Luyện về các tội “Giết ngƣời” theo các điểm a, c, g, i Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự; “Cƣớp tài sản” theo điểm b Khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự; “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo điểm b Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự;
Lê Văn Miên, Trƣơng Thanh Hồng, Lê Thị Định, Lê Thành Nghi về tội “Che giấu tội phạm” theo Khoản 1 Điều 313 Bộ luật hình sự;
Trương Văn Hợp, Dương Thị Lược về tội “Không tố giác tội phạm” theo Khoản 1 Điều 314 Bộ luật hình sự.
Tại bản án số: 02/2012/HSST, ngày 11 tháng 01 năm 2012 Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã quyết định:
Tuyên bố các bị cáo: Lê Văn Luyện phạm các tội “Giết ngƣời”, “Cƣớp tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Các bị cáo: Lê Văn Miên, Lê Thành Nghi, Lê Thị Định, Trƣơng Văn Hồng phạm tội “Che giấu tội phạm”.
Các bị cáo Trương Văn Hợp, Dương Thị Lược phạm tội “không tố giác tội phạm” với mức phạt:
Trƣơng Văn Hợp 12 tháng tù về tội “Không tố giác tội phạm” Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo để thi hành án, nhƣng đƣợc trừ 09 ngày đã bị tạm giữ (từ 29/8/2011 đến 07/9/2011).
Dƣơng Thị Lƣợc 09 tháng tù về tội “Không tố giác tội phạm”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo để thi hành án [34].
* Tổng quan tình hình xét xử tội không tố giác tội phạm tại tòa án nhân dân giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015
Thứ nhất, số vụ và số bị cáo bị áp dụng trách nhiệm hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Bảng 2.1: Bảng số liệu thụ lý, xét xử tội không tố giác tội phạm so với tội phạm chung và tội xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2011 đến năm 2015
TỘI PHẠM (Ghi theo thứ tự các chƣơng, điều của bộ luật hình sự)
ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG Thụ lý Xét xử Vụ Bị cáo Tổng số Vụ Bị cáo Năm 2011
Tội không tố giác tội phạm 314 17 28 17 28
Nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp Chƣơng 22 187 274 169 243 Tội phạm chung BLHS 6209 110062 58277 100667 Năm 2012
Tội không tố giác tội phạm 314 31 42 29 40
Nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp
Chƣơng
22 219 302 194 274
TỘI PHẠM (Ghi theo thứ tự các chƣơng, điều của bộ luật hình sự)
ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG Thụ lý Xét xử Vụ Bị cáo Tổng số Vụ Bị cáo Năm 2013
Tội không tố giác tội phạm 314 26 31 23 27
Nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp Chƣơng 22 207 268 184 230 Tội phạm chung BLHS 69894 126770 66107 117502 Năm 2014
Tội không tố giác tội phạm 314 24 42 20 31
Nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp Chƣơng 22 174 242 148 206 Tội phạm chung BLHS 69638 127614 65848 118372 Năm 2015
Tội không tố giác tội phạm 314 18 19 14 14
Nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp
Chƣơng
22 136 195 122 170
Tội phạm chung BLHS 65.503 118.830 59.196 106.078
(Nguồn: Vụ Tổng hợp- Tòa án nhân dân tối cao) Từ bảng thống kê trên, có thể rút ra một nhận xét sau đây:
Thứ nhất, số lƣợng các vụ án, số bị cáo về tội không tố giác tội phạm đƣợc xét xử sơ thẩm, chiếm tỷ lệ là rất nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự và số bị cáo đƣợc xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
Cụ thể:
Năm 2011 tòa án nhân dân trên cả nƣớc thụ lý 17 vụ án, 28 bị cáo; xét xử 17 vụ án, 28 bị cáo về tội không tố giác tội phạm chỉ chiếm tỷ lệ 0,027 % (17/62091), 0,0254% (28/110062) so với tổng số vụ án đƣợc thụ lý; 0,029% (17/58277), 0,027% (28/100667) so với tổng số vụ tòa án đã xét xử.
Năm 2012 tòa án nhân dân trên cả nƣớc thụ lý 31 vụ án, 42 bị cáo; xét xử 29 vụ án, 40 bị cáo về tội không tố giác tội phạm chỉ chiếm tỷ lệ 0,045 % (31/68131), 0,033% (42/124438) so với tổng số vụ án đƣợc thụ lý; 0,044% (29/64935), 0,034% (40/116907) so với tổng số vụ tòa án đã xét xử.
Năm 2013 tòa án nhân dân trên cả nƣớc thụ lý 26 vụ án, 31 bị cáo; xét xử 23 vụ án, 27 bị cáo về tội không tố giác tội phạm chỉ chiếm tỷ lệ 0,045 % (26/69894), 0,033% (31/126770) so với tổng số vụ án đƣợc thụ lý; 0,034% (23/66107), 0,023% (27/117502) so với tổng số vụ tòa án đã xét xử.
Năm 2014 tòa án nhân dân trên cả nƣớc thụ lý 24 vụ án, 42 bị cáo; xét xử 20 vụ án, 31 bị cáo về tội không tố giác tội phạm chỉ chiếm tỷ lệ 0,034 % (24/69683), 0,032% (42/127614) so với tổng số vụ án đƣợc thụ lý; 0,030% (20/65848), 0,026% (31/118372) so với tổng số vụ tòa án đã xét xử.
Năm 2015 tòa án nhân dân trên cả nƣớc thụ lý 18 vụ án, 19 bị cáo; xét xử 14 vụ án, 14 bị cáo về tội không tố giác tội phạm chỉ chiếm tỷ lệ 0,027% (18/65503), 0,016% (19/118830) so với tổng số vụ án đƣợc thụ lý; 0,023% (14/59196), 0,013% (14/106078) so với tổng số vụ tòa án đã xét xử.
Tuy nhiên, tỷ lệ tội không tố giác tội phạm so với tội xâm phạm hoạt động tư pháp lại chiếm một tỷ lệ đáng kể:
Năm 2011 tỷ lệ số vụ án, số bị cáo tội không tố giác tội phạm tòa án thụ lý chiếm: 9%, 10,2%; xét xử 10,05%, 11,5% so với nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp.
Năm 2012 tỷ lệ số vụ án, số bị cáo tội không tố giác tội phạm tòa án thụ lý chiếm:14,1%, 13,9%; xét xử 14,9%, 14,6% so với nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp.
lý chiếm:12,5%, 11,5%; xét xử 12,5%, 11,7% so với nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp.
Năm 2014 tỷ lệ số vụ án, số bị cáo tội không tố giác tội phạm tòa án thụ lý chiếm:13,7%, 17,3%; xét xử 13,5%,15% so với nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp.
Năm 2015 tỷ lệ số vụ án, số bị cáo tội không tố giác tội phạm tòa án thụ lý chiếm:13,2%, 9,7%; xét xử 11,7%, 8,2% so với nhóm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp.
Số vụ án, số bị cáo bị xét xử về tội không tố giác tội phạm cao nhất vào năm 2012 với 29 vụ án đƣợc xét xử và 40 bị cáo bị xét xử. Vào năm 2015 thì số vụ, số bị cáo bị xét xử giảm đáng kể khi chỉ có 14 vụ án và 14 bị cáo bị xét xử.
Thứ hai, về trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm:
Bảng 2.2: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Năm Không có tội
Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt Cảnh cáo Cải tạo không giam giữ Cho hƣởng án treo Tù tử 03 năm trở xuống 2011 (28 bị cáo) 0 0 1 3 13 10 2012 (40 bị cáo) 0 0 3 17 19 2013 (27 bị cáo) 0 0 0 1 7 19 2014 (31 bị cáo) 0 0 0 0 13 17 2015 (14 bị cáo) 0 0 0 1 1 12
Nhìn chung đối với tội không tố giác tội phạm thì các bị cáo chủ yếu bị áp dụng án treo và hình phạt tù tử 03 năm trở xuống, các hình phạt khác chiếm tỷ lệ nhỏ, đặc biệt không có bị cáo nào đƣợc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt trong khoảng thời gian trên.
Cụ thể: Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 thì:
Không có bị cáo nào đƣợc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Năm 2011 có 28 bị cáo bị áp dụng trách nhiệm hình sự thì có tới 13 ngƣời đƣợc áp dụng án treo, 10 bị áp dụng hình phạt từ 3 năm trở xuống còn lại 1 ngƣời bị áp dụng cảnh cáo, 3 ngƣời bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ.
Năm 2012 có 40 bị cáo bị áp dụng trách nhiệm hình sự thì có tới 17 ngƣời đƣợc áp dụng án treo, 19 bị áp dụng hình phạt từ 3 năm trở xuống còn lại 1 ngƣời bị áp dụng cảnh cáo, 3 ngƣời bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ.
Năm 2013 có 27 bị cáo bị áp dụng trách nhiệm hình sự thì có tới 7 ngƣời đƣợc áp dụng án treo, 19 bị áp dụng hình phạt từ 3 năm trở xuống còn lại 1 ngƣời bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ.
Năm 2014 có 31 bị cáo bị áp dụng trách nhiệm hình sự thì có tới 13 ngƣời đƣợc áp dụng án treo, 17 bị áp dụng hình phạt từ 3 năm trở xuống còn lại 1 ngƣời bị áp dụng hình phạt cảnh cáo.
Năm 2015 có 14 bị cáo bị áp dụng trách nhiệm hình sự thì có tới 12 ngƣời bị áp dụng hình phạt từ 3 năm trở xuống còn lại 1 ngƣời bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, 1 ngƣời đƣợc áp dụng án treo.
dụng chủ yếu là hình phạt tù từ 3 năm trở xuống, sau đó là án treo. Các bị cáo đều không đƣợc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.