Vị trí của trợ giúp pháp lý trong việc bảo đảm tiếp cận và thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 36 - 41)

quyền của nhóm ngƣời yếu thế

Trong luật nhân quyền quốc tế, trợ giúp pháp lý được quy định là một trong các quyền quan trọng của người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo và là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công lý và quyền xét xử bình đẳng. Không những thế, quyền được trợ giúp pháp lý còn là điều kiện để tiếp cận, thúc đẩy, thực thi các quyền con người khác nên trợ giúp pháp lý có vị trí đặc biệt trong hệ thống các quyền con người.

2.1.1. Vị trí của trợ giúp pháp lý trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị sự và chính trị

Điểm d, khoản 3, Điều 14 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng đối với việc:

Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý theo sự lựa chọn của mình; được thông báo về quyền này nếu như chưa có sự trợ giúp pháp lý; và được nhận sự trợ giúp pháp lý theo chỉ định trong trường hợp lợi ích của công lý đòi hỏi và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó nếu không có đủ điều kiện trả [25, Điều 3]. Việc có hay không có sự trợ giúp pháp lý được xác định dựa trên khả năng một người có thể hay không thể tiếp cận với các thủ tục tố tụng hoặc tham gia vào quá trình tố tụng một cách thực chất. “Mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội là yếu tố quan trọng quyết định có cần bổ nhiệm một luật sư để bảo đảm lợi ích

công lý hay không” [7, tr.372] và để bảo đảm cơ hội khách quan của bị cáo trong

quá trình tố tụng. Việc cung cấp trợ giúp pháp lý trong nhiều trường hợp chỉ mang tính khuyến khích song một số trường hợp đặc biệt khác lại là nghĩa vụ của quốc

gia. Chẳng hạn, bị cáo phải đối mặt với án tử hình thì bắt buộc phải có sự trợ giúp hiệu quả của một luật sư do cơ quan có thẩm quyền cung cấp trong mọi giai đoạn tố tụng. Trong các bình luận, khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, chưa đưa ra bất cứ giải thích nào về trường hợp “lợi ích của công lý đòi hỏi”. Do đó, tùy thuộc vào nhận thức trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc chung của luật nhân quyền quốc tế mà các quốc gia có thể giải thích cụ thể hơn sự đòi hỏi của công lý bao gồm những gì trong pháp luật quốc gia về trợ giúp pháp lý. Theo Tòa án Châu Âu về quyền con người thì việc xác định “trường hợp mà công lý đòi hỏi” được dựa trên 03 yếu tố sau đây: “mức độ nghiêm trọng, tính chất phức tạp và khả

năng tự bào chữa của người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo” [10, tr.28].

Điểm b, khoản 2, Điều 40 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 quy định mọi trẻ em bị tình nghi hay bị cáo buộc vi phạm pháp luật hình sự đều “được trợ giúp về mặt pháp lý hoặc những trợ giúp thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày lời

bào chữa của mình” [26, Điều 40]. Như vậy, riêng đối với trẻ em, quốc gia có nghĩa

vụ bắt buộc trong việc cung cấp quyền được trợ giúp pháp lý một cách kịp thời ở mọi trường hợp mà không cần tính đến sự phức tạp, tính nghiêm trọng của vụ án.

2.1.2. Vị trí của trợ giúp pháp lý trong Công ước Châu Âu về quyền con người

Trong Công ước Châu Âu về quyền con người, tại Điều 6 về quyền xét xử công bằng cũng quy định rằng “bị cáo có quyền tự bào chữa hay nhờ luật sư bào chữa do mình chọn lựa, nếu người đó không đủ khả năng để trả tiền cho việc trợ

giúp pháp lý thì phải được miễn phí trong trường hợp công lý đòi hỏi” [20, Điều 6].

Quyền được trợ giúp pháp lý chỉ được cung cấp với hai điều kiện sau:

- Bị cáo phải chứng minh được việc mình không có đủ khả năng để thanh toán các chi phí cho sự trợ giúp pháp lý;

- Chỉ áp dụng khi lợi ích công lý đòi hỏi. Điều này được xác định không chỉ dựa vào bối cảnh khi bị cáo nộp đơn xin trợ giúp pháp lý mà còn bao gồm cả thời điểm tòa án quốc gia quyết định dựa trên tính hợp pháp của vụ việc. [21, tr.45]

mặt và tình trạng nhân thân là những nội dung sẽ được đánh giá làm căn cứ quyết định. Khi quyết định có hay không áp dụng trợ giúp pháp lý, người ta phải trả lời câu hỏi “sự vắng mặt của trợ giúp pháp lý trong vụ án này sẽ gây ra những hậu quả thực tế nào? Và liệu quyền lợi hợp pháp của bị cáo có được đảm bảo hay không?”. Mặc dù, ghi nhận tầm quan trọng của sự tin tưởng giữa bị cáo và luật sư, tuy nhiên, khi sử dụng “luật sư chỉ định” của trợ giúp pháp lý thì bị cáo không có quyền lựa chọn luật sư. Thêm một điểm cần lưu ý, quyền được trợ giúp pháp lý không tự động gia hạn trong trường hợp người này kháng cáo. Điều đó có nghĩa là để được hưởng quyền được trợ giúp pháp lý trong cấp xét xử cao hơn thì bị cáo phải thực hiện lại thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý như ban đầu.

Như vậy, trong luật nhân quyền quốc tế, quyền được trợ giúp pháp lý có mối quan hệ tương hỗ với các quyền con người khác, bảo đảm mọi người đều có thể tiếp cận và hưởng thụ quyền một cách bình đẳng ngay cả trong trường hợp bị tước tự do. Mặc dù, các văn kiện nhân quyền quốc tế chỉ quy định mang tính chất khuyến khích (một số trường hợp đặc biệt sẽ mang tính bắt buộc) các quốc gia cung cấp sự trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự, song, trên thực tế, rất nhiều nước quy định đây như một quyền hiến định, áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực với nhiều đối tượng khác nhau mà người yếu thế là chủ thể hưởng lợi chính. Trong bản Tuyên bố về nguyên tắc và những hướng dẫn về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự năm 2012 của Liên Hợp Quốc cũng khẳng định rằng trên cơ sở của sự bình đẳng, trợ giúp pháp lý phải chú trọng hơn đến các đối tượng yếu thế là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có bệnh tâm thần, người sống chung với HIV và các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác, người sử dụng ma túy, người bản địa, thổ dân, người không có quốc tịch, người xin tị nạn, công dân nước ngoài, người di cư và lao động nhập cư, người tị nạn và người di tản.

2.1.3. Vị trí của trợ giúp pháp lý trong hệ thống các quyền con người

Trong luật nhân quyền quốc tế, trợ giúp pháp lý có vai trò là biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận công lý và quyền công bằng trước pháp luật cho mọi thành viên nhân loại mà nội hàm của nó là quyền tiếp cận tư pháp, quyền bào chữa và quyền được xét xử công bằng.

Quyền tiếp cận công lý còn được gọi là quyền tiếp cận tư pháp, quyền tiếp cận pháp luật là tiền đề để bảo đảm một loạt quyền cụ thể, như quyền bình đẳng trước pháp luật (hoặc được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng), quyền được xét xử công bằng… Có thể thấy, bản thân từ “công lý” đã mang hàm nghĩa rộng lớn. Ra đời từ thời Hy lạp cổ đại, mỗi một thời kỳ khác nhau lại có những tư tưởng khác nhau về khái niệm này. Theo nghĩa hẹp, công lý là việc bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại. Theo nghĩa rộng, công lý bắt nguồn từ trật tự xã hội, việc đối xử bình đẳng giữa những người có điều kiện, hoàn cảnh tương tự nhau và là yêu cầu bắt buộc để trao cho con người những quyền mà họ xứng đáng được thụ hưởng.

Đối với khái niệm quyền tiếp cận công lý, hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Ở phạm vi hẹp, tiếp cận công lý hướng tới sự công bằng, khách quan trong lĩnh vực tố tụng hình sự, bao gồm các thủ tục, biện pháp pháp lý, chẳng hạn quy định một người bị kết tội phải được xét xử bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và thành lập theo đúng pháp luật hoặc quy định phiên tòa phải được tổ chức công khai cho truyền thông và công chúng có thể tiếp cận (trừ những trường hợp đặc biệt)… Ở phạm vi rộng hơn, “tiếp cận công lý được hiểu là sự tìm kiếm đền bù hoặc khắc phục cho những bất công hay thiệt hại mà cá nhân phải

gánh chịu, đặc biệt là nhóm người yếu thế” [5, tr.188].

Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, ngay tại những dòng đầu tiên của lời mở đầu khái niệm công lý đã được nhắc tới, gắn liền với với việc thừa nhận phẩm giá vốn có, những quyền bình đẳng của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại cũng như có vị trí ngang bằng với tự do và hòa bình. Như vậy, khái niệm công lý ở đây được hiểu theo nghĩa rộng nhất và tương tự thế, khái niệm quyền tiếp cận công lý không đơn thuần là sự bảo đảm các quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà còn trong những lĩnh vực khác, bao gồm những hành vi pháp lý khác. Người có quyền hiểu biết và có khả năng theo đuổi, đòi hỏi, áp dụng các quyền con người của mình là một trong những điều kiện để công lý được thực thi. Vì vậy, nếu người có quyền không biết/hiểu hoặc hạn chế về khả năng hoặc

phải đề ra các giải pháp để khắc phục tình trạng trên, bảo đảm rằng bất cứ ai trong mọi trường hợp đều có thể tiếp cận với công lý.

Trong luật nhân quyền quốc tế, trợ giúp pháp lý là một trong những biện pháp bảo đảm cho quyền tiếp cận công lý, tuy nhiên, nó chỉ được đề cập trong hoạt động tố tụng hình sự, gắn liền với quyền bình đẳng trước tòa án và quyền được xét xử công bằng (các quyền phái sinh của quyền tiếp cận công lý). Ngay khi một người bị cáo buộc là phạm tội hình sự thì họ phải được thông báo về quyền được trợ giúp pháp lý, việc trợ giúp pháp lý miễn phí hay thu phí phần lớn phụ thuộc vào khả năng chi trả của người này. Một số trường hợp nhất định nhà nước là bên có nghĩa vụ cung cấp thay vì mang tính khuyến khích. Việc trợ giúp pháp lý cho người bị tước tự do nhằm giúp tất cả mọi người trong mọi trường hợp đều có thể tiếp cận, thực hiện các thủ tục tố tụng cũng như các quyền con người của mình, đây là điều kiện tiên quyết bảo đảm mọi người luôn được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Trước hết, người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ giải thích cho người bị can, bị cáo hiểu rõ về các quyền pháp lý của mình trong tố tụng hình sự để họ tự lựa chọn áp dụng hay không các quyền này. Nếu có yêu cầu xa hơn, người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ trợ giúp với tư cách đại diện hoàn thành các thủ tục tố tụng hoặc bào chữa tại phiên tòa cho người có quyền được trợ giúp pháp lý như một luật sư thực thụ. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là trong tố tụng tranh tụng, ảnh hưởng tới phán quyết của tòa án, bảo đảm xét xử diễn ra công bằng trong cuộc đấu trí giữa một bên là đại diện nhà nước (Kiểm sát viên, Công tố viên) và một bên yếu thế hơn là người bị buộc tội. Rõ ràng, sự hiểu biết, nhận thức đến áp dụng các quyền con người của bị can, bị cáo và các hoạt động đại diện, bào chữa, tranh luận tại phiên tòa đều là những yếu tố trực tiếp quyết định tới sự công bằng trong xét xử, giảm thiểu tối đa đến mức có thể sự tùy tiện của các cơ quan tiến hành tố tụng, oan sai và vi phạm các nhân quyền. Do đó, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của trợ giúp pháp lý như là một biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận công lý của mọi chủ thể trong xã hội, đặc biệt là nhóm người yếu thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 36 - 41)