Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải là người có chuyên môn, kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 25 - 31)

1.3. Đặc điểm của trợ giúp pháp lý

1.3.5. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải là người có chuyên môn, kinh

nghiệm, kỹ năng về pháp luật

Bởi pháp luật là một lĩnh vực đặc thù, điều chỉnh các quan hệ xã hội và người được trợ giúp pháp lý thường là những người có kém hiểu biết, thậm chí không hiểu biết về pháp luật, do đó, người thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc phải được đào tạo chính quy, bài bản về pháp luật hoặc phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật. Điều này nhằm bảo đảm chất lượng của vụ việc được trợ giúp pháp lý như khi sử dụng các dịch vụ pháp lý khác và hiệu quả của hệ thống trợ giúp pháp lý.

1.3.6. Trợ giúp pháp lý có mối quan hệ tương hỗ với các thiết chế pháp luật khác

Cùng với các phương thức tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tham gia đại diện trong các quan hệ hành chính, khiếu nại, tố cáo…trợ giúp pháp lý là một trong những kênh thúc đẩy pháp luật đi vào đời sống, có mối quan hệ qua lại với các thiết chế pháp luật khác, điều này được thể hiện dưới các phương diện sau:

- Trợ giúp pháp lý là một hoạt động bổ trợ tư pháp, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xét xử của tòa án: Người thực hiện trợ giúp pháp lý được tham gia đại diện tố tụng trong các vụ án hình sự và dân sự dưới hình thức đại diện hoặc bào chữa trong tất cả các giai đoạn tố tụng, có vị trí độc lập so với các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, họ có thể phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai phạm trong hoạt động tố tụng, góp phần bảo đảm giải quyết vụ án khách quan, đúng đắn.

- Trợ giúp pháp lý hỗ trợ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật: Đây là một trong những kênh thông tin chính thống tới người dân về nội dung văn bản quy phạm pháp luật. Thông qua tư vấn và giải thích pháp luật, người được trợ giúp pháp lý sẽ hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể.

Ngoài ra, trợ giúp pháp lý cũng góp phần nâng cao kiến thức pháp luật của người dân, giảm thiểu xung đột trong các mối quan hệ pháp luật. Ngược lại, thông qua các thiết chế pháp luật khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý và tích cực tham gia, đóng góp phát triển hệ thống này.

1.4. Tổ chức, hình thức, phƣơng thức, tính chất và mô hình trợ giúp pháp lý

1.4.1. Tổ chức trợ giúp pháp lý

Tổ chức trợ giúp pháp lý là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chuyên môn, nhiệm vụ trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện, quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý. Với tiêu chí này có thể phân loại trợ giúp pháp lý cho người yếu thế gồm:

- Trợ giúp pháp lý nhà nước: Là các cơ quan, tổ chức thuộc chính phủ và

hoạt động do ngân sách nhà nước chi trả. Theo lịch sử trợ giúp pháp lý, nhà nước có vai trò quyết định trong việc hình thành cũng như phát triển hoạt động này. Ở một số quốc gia, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý mà còn chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống. Một số quốc gia khác, chức năng quản lý thuộc về một Hội đồng trợ giúp pháp lý độc lập (ví dụ Ireland). Tính công khai, minh bạch, hiệu quả thực tiễn trong trợ giúp pháp lý ngày càng được đòi hỏi cao để hoạt động này mang lại lợi ích thực chất cho đối tượng hưởng lợi và xã hội thay vì thực hiện dàn trải và kém hiệu quả. Mâu thuẫn lợi ích có thể phát sinh khi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc về hình sự và hành chính, do đó, để loại trừ những mâu thuẫn này, đảm bảo tính khách quan, một số nước lựa chọn xây dựng mô hình Trung tâm trợ giúp pháp lý quốc gia độc lập và chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội (tương tự như Tòa án) hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chỉ tham gia vào các vụ việc dân sự còn hình sự và hành chính sẽ được thực hiện bởi luật sư/văn phòng luật sư tư nhân đăng ký tham gia mạng lưới trợ giúp pháp lý hoặc được nhà nước thuê.

- Trợ giúp pháp lý phi nhà nước: Là các cơ quan, tổ chức không thuộc chính phủ và hoạt động không do ngân sách nhà nước chi trả, ví dụ: văn phòng luật sư, tổ chức dân sự có chức năng tư vấn pháp luật… Ngày nay, sự tham gia của các yếu tố phi nhà nước ngày càng được khuyến khích nhằm đa dạng hóa hoạt động cũng như giúp nhiều đối tượng được hưởng lợi từ trợ giúp pháp lý. Với tính chất năng động, trợ giúp pháp lý phi nhà nước đã đóng góp nhiều thành quả cho hoạt động này, song, vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo đảm chất lượng và tăng số lượng vụ việc được trợ giúp pháp lý trong khi văn phòng luật sư hay các tổ chức dân sự có chức năng tư vấn pháp luật đều rất bận rộn với các nhiệm vụ khác? Quy trách nhiệm xã hội với các tổ chức này là một trong những giải pháp đã được triển khai, tuy nhiên, quan trọng hơn, nhà nước cần khuyến khích bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để chính các tổ chức này hiểu rõ trách nhiệm của mình cũng như lợi ích khi tham gia mạng lưới trợ giúp pháp lý (chẳng hạn như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ một phần tài chính cơ bản trong vụ việc được trợ giúp pháp lý, tập huấn kỹ năng, kiến thức…).

Người thực hiện trợ giúp pháp lý

Người thực hiện trợ giúp pháp lý là cá nhân tự nguyện hoặc có trách nhiệm thực hiện trợ giúp pháp lý. Theo đó, người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể có trình độ khác nhau, tuy nhiên, họ phải là những người am hiểu, có kinh nghiệm hoặc làm trong lĩnh vực liên quan đến pháp lý. Người đó có thể là luật sư hoặc không phải là luật sư.

- Người thực hiện trợ giúp pháp lý là luật sư: Hiểu theo nghĩa đơn giản, luật

sư là người được đào tạo bài bản về pháp luật, có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng (cơ quan, tổ chức, cá nhân). Luật sư có thể thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách cá nhân hoặc nhiệm vụ được phân công bởi cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên bằng sự tự nguyện hoặc được thuê, trả công theo vụ việc hoặc hàng tháng. Một số nước có luật sư công chuyên thực hiện trợ giúp pháp lý, đó là những người làm việc trong Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, hưởng lương định kỳ. Luật sư tư thường được thuê theo vụ việc (chi phí do nhà nước chi trả, phụ

thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc), cũng có trường hợp luật sư tự liên hệ và trợ giúp pháp lý miễn phí. Luật sư là người có am hiểu sâu sắc về pháp luật, có kỹ năng và kinh nghiệm hành nghề đồng thời là chủ thể duy nhất có thể thực hiện được bất cứ hình thức trợ giúp pháp lý nào, do đó, họ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động này và thường được khách hàng tin tưởng hơn cả.

- Người thực hiện trợ giúp pháp lý không phải là luật sư: Mặc dù, những

người này không đủ tiêu chuẩn làm luật sư nhưng có kiến thức về pháp luật, họ có thể là giảng viên luật, sinh viên luật hoặc làm ngành nghề khác nhưng có kinh nghiệm pháp lý…ví dụ: Theo pháp luật Việt Nam đó là Trợ giúp viên pháp lý, già làng, trưởng bản… Số lượng người am hiểu pháp luật rất đông đảo và khó xác định, bởi không có chuyên môn, nghiệp vụ sâu rộng nên họ chỉ có thể thực hiện một số dịch vụ pháp lý tương đối đơn giản của trợ giúp pháp lý.

1.4.2. Hình thức trợ giúp pháp lý

Ngày nay, việc trợ giúp pháp lý đã chủ động hơn trước rất nhiều. Thay vì chờ đợi người có quyền tìm đến với mình thì các tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý có thể tìm kiếm khách hàng qua việc tìm hiểu nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân trong các buổi tiếp xúc, làm việc tại cộng đồng dân cư. Với tiêu chí này, trợ giúp pháp lý cho người yếu thế được phân thành trợ giúp pháp lý cố định và trợ giúp pháp lý lưu động.

- Trợ giúp pháp lý cố định: Là việc trợ giúp pháp lý được thực hiện thường

xuyên, liên tục tại trụ sở chính hoặc chi nhánh của cơ quan, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Ưu điểm của hình thức này là người dân sẽ biết chắc chắn địa chỉ cố định mà mình có thể đến để yêu cầu trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, người dân sống tại các khu vực dân cư hẻo lánh, thưa thớt sẽ gặp khó khăn trong việc tìm đến các địa điểm này do chúng thường phân bố ở nơi tập trung dân cư hoặc vùng trung tâm của đơn vị hành chính.

- Trợ giúp pháp lý lưu động: Là một hình thức khắc phục những hạn chế của

trợ giúp pháp lý cố định, trợ giúp pháp lý lưu động được thực hiện ở những nơi không phải là trụ sở của cơ quan, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, có thể được tổ

chức theo kỳ hoặc trong bất cứ khoảng thời gian nào. Trợ giúp pháp lý lưu động giúp tiếp cận dễ dàng hơn với những khu vực bị chia cắt, xa khu dân cư và trung tâm hành chính như vùng núi hiểm trở, vùng đảo, nông thôn song cũng có bất cập là việc trợ giúp pháp lý lưu động chủ yếu được tiến hành dưới phương thức tư vấn pháp luật bởi thời gian không dài và không cố định.

1.4.3. Phương thức trợ giúp pháp lý

Phương thức trợ giúp pháp lý là cách thức mà người thực hiện trợ giúp pháp lý giúp đỡ người được trợ giúp pháp lý. Các phương thức trợ giúp pháp lý rất đa dạng. Cùng một vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể áp dụng một hoặc nhiều phương thức khác nhau nhằm bảo vệ thành công quyền lợi chính đáng cho khách hàng. Với tiêu chí này, trợ giúp pháp lý cho người yếu thế được phân loại thành đại diện tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các phương thức khác.

- Đại diện tố tụng: Là việc người thực hiện trợ giúp pháp lý đóng vai trò là

người đại diện hoặc người bào chữa trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính… ở bất cứ giai đoạn tố tụng nào. Đây là phương thức chính được nhiều nước tập trung triển khai và phát triển, đặc biệt là tố tụng hình sự bởi tính chất nghiêm trọng của lĩnh vực này.

- Tư vấn pháp luật: Là việc giải đáp, hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý

tuân thủ pháp luật và áp dụng các quyền pháp lý của mình vào thực tiễn. Không dừng lại ở việc truyền tải các thông tin về các văn bản, quy định của pháp luật mà người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải nghiên cứu vụ việc của người được trợ giúp pháp lý từ đó đưa ra các lời khuyên hữu ích cho việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của họ.

- Đại diện ngoài tố tụng: Là việc người thực hiện trợ giúp pháp lý được sự

đồng ý của người được trợ giúp pháp lý nhân danh họ tham gia các quan hệ pháp luật mà không liên quan đến tố tụng (bao gồm cả tố tụng hình sự và tố tụng dân sự) vì lợi ích của người được trợ giúp pháp lý.

- Các phương thức khác: Ngoài các phương thức nêu trên, người thực hiện

nại, thực hiện công việc liên quan đến hành chính… để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

1.4.4. Tính chất của trợ giúp pháp lý

Ở nhiều quốc gia, trợ giúp pháp lý được thực hiện hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, ở một số quốc gia khác, việc miễn phí chỉ dành cho những đối tượng nhất định theo quy định của pháp luật, căn cứ vào thu nhập trung bình hằng tháng cũng như tính phức tạp của vụ việc, người được trợ giúp pháp lý phải chi trả một vài chi phí không đáng kể so với việc sử dụng dịch vụ pháp lý thông thường nhằm tạo lập sự dồi dào cho nguồn quỹ trợ giúp pháp lý. Với tiêu chí này, trợ giúp pháp lý được phân loại thành: trợ giúp pháp lý miễn phí hoàn toàn và trợ giúp pháp lý thu phí một phần.

- Trợ giúp pháp lý miễn phí hoàn toàn: Là việc người được trợ giúp pháp lý

không phải trả bất cứ chi phí nào cho việc sử dụng các dịch vụ pháp lý do trợ giúp pháp lý cung cấp.

- Trợ giúp pháp lý thu phí một phần: Là việc người được trợ giúp pháp lý

phải trả một số khoản chi phí nhất định theo danh mục nhà nước quy định cho việc sử dụng các dịch vụ pháp lý do trợ giúp pháp lý cung cấp.

1.4.5. Các mô hình trợ giúp pháp lý

Hiện nay, trên thế giới có 03 mô hình trợ giúp pháp lý gồm mô hình từ thiện, mô hình chăm sóc pháp lý và mô hình hỗn hợp.

- Mô hình từ thiện (Charty): Là mô hình ra đời sớm nhất ở các nước Anh,

Mỹ từ đó phát triển hệ thống trợ giúp pháp lý trên toàn thế giới. Trong mô hình này, các luật sư sẽ tự nguyện trợ giúp pháp lý với tư các cá nhân mà không nhận bất cứ sự hỗ trợ nào từ nhà nước cũng như bất cứ thù lao nào từ người được trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, việc trợ giúp pháp lý được thực hiện thường xuyên hay không phụ thuộc vào đạo đức, tâm huyết, khả năng, năng lực tài chính… của các luật sư dẫn tới không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu trợ giúp pháp lý của đông đảo người dân.

- Mô hình chăm sóc pháp lý (Judicare): Là mô hình mà toàn bộ chi phí liên

quan đến trợ giúp pháp lý đều do nhà nước chi trả từ ngân sách. Mô hình này được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Thụy Điển, New Zealand, Anh,

Ấn Độ… Nhà nước sẽ tuyển chọn các luật sư công, hưởng lương hằng tháng và các chế độ khác như một công chức. Bên cạnh đó, còn có đội ngũ luật sư tư được mời thực hiện trợ giúp pháp lý, hưởng thù lao theo vụ việc (mức thù lao thường được căn cứ vào mức độ phức tạp của vụ việc cũng như khả năng, năng lực, uy tín của luật sư). Với mô hình chăm sóc pháp lý đòi hỏi quốc gia phải vững mạnh về kinh tế bởi nhà nước sẽ gánh toàn bộ khoản tiền không nhỏ cho trợ giúp pháp lý.

- Mô hình hỗn hợp: Là mô hình phổ biến nhất hiện nay trong đó có sự tham

gia của các tổ chức phi nhà nước dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý. Ngoài Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân được đăng ký trợ giúp pháp lý với những điều kiện nhất định. Việc trợ giúp pháp lý có thể miễn phí hoàn toàn hoặc thu phí một phần và thường được căn cứ vào thu nhập trung bình hằng tháng của cá nhân. Ưu điểm của mô hình này là các tổ chức trợ giúp pháp lý có thể chủ động tìm kiếm đối tượng cần được trợ giúp pháp lý cũng như việc miễn phí cho người nghèo. Tuy nhiên, hạn chế là người được trợ giúp pháp lý chỉ có quyền lựa chọn các luật sư đăng ký trợ giúp pháp lý mà không được mở rộng tới các luật sư ngoài kết nối.

Có thể thấy, mỗi mô hình đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc lựa chọn áp dụng mô hình nào phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)