Nhận xét, đánh giá về thực trạng trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 83 - 86)

3.1. Thực trạng vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc bảo đảm tiếp cận

3.1.3. Nhận xét, đánh giá về thực trạng trợ giúp pháp lý

Từ thực trạng trên, qua phân tích có thể rút ra những nhận xét, đánh giá sau:

3.1.3.1. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống trợ giúp pháp lý

Chỉ sau hơn 15 năm hình thành, trợ giúp pháp lý đã phát triển nhanh chóng về mặt tổ chức. Từ chỗ chỉ có một vài trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, đến nay, hệ thống trợ giúp pháp lý đã được xây dựng ở cả 63 tỉnh thành, với tổ chức đa dạng gồm các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, các văn phòng luật sư và tổ chức tư vấn pháp luật.

3.1.3.2. Huy động được sự tham gia của nhiều thành phần xã hội vào việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt là đội ngũ luật sư, chuyên gia, giảng viên luật

Nếu trước năm 2009 không có bất cứ luật sư nào tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý thì từ năm 2009 trở đi số lượng luật sư đăng ký thực hiện trợ giúp pháp lý ngày càng tăng. Bên cạnh đó, những năm gần đây, các chuyên gia, giảng viên, sinh viên luật trong các viện nghiên cứu, trường đại học cũng quan tâm nhiều hơn đến trợ giúp pháp lý và thực hiện trợ giúp pháp lý tại chính cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu. Điều này không chỉ xuất phát từ những tác động của Luật trợ giúp pháp lý và Luật luật sư mà còn do ý thức về trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư đối với xã hội đã cải thiện đáng kể.

3.1.3.3. Quyền của người yếu thế đã được bảo đảm, góp phần làm cho quá trình tố tụng minh bạch

Từ năm 1997 đến năm 2013 tổng cộng có 1734045 đối tượng đã được trợ giúp pháp lý mà chủ yếu là người yếu thế. Chính sự phát triển nhanh chóng về quy mô cùng sự tham gia nhiệt tình của các thành phần khác nhau trong xã hội đã giúp cho hoạt động trợ giúp pháp lý phát triển để bảo đảm quyền của nhóm người yếu

3.1.3.4. Mặc dù, thu được nhiều thành tựu nhưng so với nhu cầu thực tiễn thì trợ giúp pháp lý còn một vài hạn chế sau đây

- Quy định về đối tượng hưởng lợi hẹp so với nhu cầu thực tế: Luật trợ giúp

pháp lý năm 2006 chỉ quy định có 08 đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý, trong khi đó, nhiều người thuộc nhóm yếu thế khác cũng cần được trợ giúp pháp lý, gồm người không quốc tịch, người lao động di cư, LGBT, phụ nữ, người bị tước tự do… Chưa kể các đối tượng khác có thể phát sinh trong tương lai như người tỵ nạn hoặc người xin tỵ nạn. Ngoài ra, sự hạn hẹp còn thể hiện ở ngay trong chính từng đối tượng được hưởng lợi, chẳng hạn không phải mọi trẻ em đều có quyền được trợ giúp pháp lý mà chỉ cung cấp với một số đối tượng đặc biệt, trong khi đó, theo tiêu chuẩn chung của luật nhân quyền quốc tế, thì mọi trẻ em đều cần có sự hỗ trợ, ưu tiên đặc biệt trên cơ sở bình đẳng về sự thụ hưởng các quyền này.

- Nhóm người yếu thế vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thực

hiện quyền được trợ giúp pháp lý: Tuy người yếu thế chiếm đa số trong tổng số

người được trợ giúp pháp lý, song vẫn còn rất nhiều người thuộc nhóm yếu thế hoặc không biết, hoặc không nhận thức đúng về quyền được trợ giúp pháp lý cũng như gặp các rào cản về thủ tục, ngôn ngữ, phương tiện đi lại, yếu tố tâm lý… khi tiếp cận và thực hiện quyền này. Thêm nữa, Việc phân bố hệ thống trợ giúp pháp lý toàn quốc chưa tính đến yếu tố vùng miền, do đó, nhiều nơi người dân không biết đến hoạt động này và khó tiếp cận bởi trở ngại địa lý.

- Việc xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý còn chậm: Mặc dù, những năm

gần đây, đã có những thay đổi đáng kể, tuy nhiên, số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và các cơ quan, tổ chức xã hội đăng ký tham gia vào mạng lưới trợ giúp pháp lý còn rất ít, không đồng đều theo khu vực địa lý. Cá biệt, một số địa phương không có bất cứ luật sư hoặc tổ chức xã hội nào thực hiện trợ giúp pháp lý. Thiếu các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo cán bộ nguồn về trợ giúp pháp lý là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến hiện trượng trên.

giúp viên pháp lý có vị trí trung tâm trong việc bảo đảm duy trì hoạt động trợ giúp pháp lý, kế đến là các cộng tác viên không phải là luật sư. Tuy nhiên, phần lớn họ còn ít về cả tuổi nghề và tuổi đời, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, đặc biệt là tham gia tố tụng. Trong khi đó, số lượng luật sư đăng ký trợ giúp pháp lý không nhiều và chưa sẵn sàng để triển khai ngay mô hình luật sư công.

- Hoạt động trợ giúp pháp lý chưa bảo đảm đúng trọng tâm là tham gia tố

tụng, đặc biệt là tố tụng hình sự: Tham gia tố tụng dưới hình thức thức bào chữa và

đại diện là phương thức chính yếu của hoạt động trợ giúp pháp lý từ khi ra đời đến nay ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta, hoạt động trợ giúp pháp lý vẫn được tiến hành chưa có trọng tâm, chưa xác định được đâu là phương thức quan trọng để tập trung nguồn lực phát triển. Mặt khác, pháp luật chưa quy định về nguyên tắc hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của người thực hiện trợ giúp pháp lý. Do đó, dẫn đến xu hướng người thực hiện trợ giúp pháp lý (đặc biệt là Trợ giúp viên pháp lý trong các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) thường chọn các hình thức giảm thiểu xung đột lợi ích công. Vì vậy, tư vấn pháp luật là phương thức cơ bản chiếm tỷ lệ cao nhất (gần như tuyệt đối) trong hơn 15 năm qua.

- Chưa có cơ chế hữu hiệu để quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng của vụ

việc trợ giúp pháp lý: Một trong những lý do để người thụ hưởng quyền không mặn

mà với quyền được trợ giúp pháp lý là tính hiệu quả của hệ thống và chất lượng của vụ việc. Đến nay, cơ chế đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý vẫn mang nặng tính lý thuyết và hình thức, thiếu tính công khai, minh bạch. Người được trợ giúp pháp lý và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chưa hiểu rõ vai trò của mình trong quá trình đánh giá. Đặc biệt là sự thiếu hụt về kinh nghiệm công tác và kỹ năng nghề nghiệp của người trực tiếp đánh giá.

Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong những năm vừa qua mang trong mình cả ưu điểm và hạn chế vốn có của nó, cần phải có những đổi mới mạnh mẽ để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế nhằm đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhóm người yếu thế trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)