Tăng cường và đổi mới công tác đào tạo nguồn Thẩm phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ thẩm phán theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp liên hệ vào thực tiễn của ngành tòa án tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 60)

3.1. Các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán,

3.1.2. Tăng cường và đổi mới công tác đào tạo nguồn Thẩm phán

Thẩm phán được coi là một nghề đặc biệt, đã là một nghề thì phải cần có một trình độ thành thạo và phải cần được đào tạo nghề.

Ở các nước trên thế giới, công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán đều được coi trọng và tuỳ tình hình của từng nước mà họ có những hình thức, nội dung quản lý, đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Các nước có một nét chung, đó là họ đều coi Thẩm phán là một nghề, một nghề đặc biệt, được xã hội đặc biệt coi trọng. Do vậy Thẩm phán đều phải được đào tạo tốt trước khi hành nghề và có chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán trong quá trình làm việc của họ. Chế đội đãi ngộ đối với Thẩm phán cũng đặc biệt, thông thường đã làm Thẩm phán thì họ được đãi ngộ đầy đủ, không phải bận tâm cho cuộc sống bản thân và gia đình, do vậy họ chú tâm làm việc, có trách nhiệm với công việc và rất tự hào với công việc, nghề nghiệp đã chọn. Nhiệm kỳ của Thẩm phán kéo dài 7 năm, 10 năm hoặc suốt đời. Thẩm phán thường nghỉ hưu chậm hơn so với công chức khác38[48, tr.32].

Nghề Thẩm phán là một nghề đặc biệt đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng hành nghề thuần thục và có tinh thần trách nhiệm khi xét xử, Thẩm phán giữ vai trò chính trong việc đưa ra một phán quyết theo quy định của pháp luật. Hoạt động xét xử của Thẩm phán giữ một vai trò quan trọng đối với xã hội. Nó mang lại công bằng cho xã hội, đảm bảo cho sự ổn định, phát triển xã hội.

Thực trạng đội ngũ Thẩm phán của nước ta hiện nay theo đánh giá thì còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ nhất là trong điều

kiện hội nhập quốc tế, cải cách Tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay.

Chính vì vậy một trong các giải pháp để nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán hiện nay là phải tăng cường và đổi mới công tác đào tạo nguồn Thẩm phán. Nhiệm vụ đó hiện nay được giao cho Học viện tư pháp thuộc Bộ Tư pháp đảm nhiệm. Nhìn chung đây là một sơ sở đào tạo tốt, chất lượng đầu ra của Học viện có thể chấp nhận được. Tham gia giảng dạy tại Học viện phần đông là những Thẩm phán lâu năm có kinh nghiệm, việc học tập tại Học viện có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo, cần thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn giữa TAND TC, Bộ Tư pháp và Học viện tư pháp. Tính từ ngày thành lập đến nay (12/2005), Học viện đã tổ chức được 8 khoá đã đào tạo nguồn thẩm phán cho 2.018 học viên, trong đó nam: 1.305 người, nữ: 713 người (số liệu thống kê của học viên tư pháp).

Theo chƣơng trình của Học viện tƣ pháp thì công tác đào đạo nguồn Thẩm phán phải đạt đƣợc các mục tiêu40[33, tr.15].

Một là, Trang bị cho Thẩm phán những phương pháp khoa học, kinh nghiệm và kỹ năng áp dụng pháp luật, đặc biệt là pháp luật tố tụng vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong lĩnh vực công tác được giao.

Hai là, Rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tinh thần "Phụng công thủ pháp, Chí công vô tư" của Thẩm phán.

Ba là, Rèn luyện bản lĩnh, phong cách của Thẩm phán theo hướng tôn trọng lợi ích của mọi người, có khả năng độc lập trong suy nghĩ và hành động đúng pháp luật, vững vàng và không bị chi phối bởi những tác động trái pháp luật.

Bốn là, Cập nhật, trang bị những kiến thức mới về kinh tế, chính trị văn hoá, môi trường tư pháp, vị trí, vai trò của hoạt động Tư pháp nói chung và của Thẩm phán nói riêng.

Khác với chƣơng trình cử nhân luật, nội dung chủ yếu của chương trình đào tạo Thẩm phán là trang bị những kỹ năng thực hành, xử lý tình huống, rèn luyện tính độc lập, chủ động hoàn thành công việc được giao của người thẩm phán.

Từ những mục tiêu công tác đào tạo nguồn Thẩm phán nêu trên, có thể thấy rằng ngoài các nội dung đào tạo khác thì mục tiêu đào tạo kỹ năng xét xử là một trong những nội dung rất quan trọng là nhân tố chính tạo nên năng lực chuyên môn của Thẩm phán. Kiến thức pháp lý mà Đại học luật trang bị cho họ là rất quan trọng nhưng chưa đủ, bên cạnh kiến thức pháp lý ở tầm cử nhân đại học, người Thẩm phán vẫn là nhân vật trung tâm của ngành tư pháp, phải được đào tạo về nghiệp vụ, đó là những hiểu biết và sự thành thục những thao tác nghề nghiệp, khả năng và bản lĩnh xử lý ít khi lặp lại ở các phiên toà.

Kỹ năng xét xử của Thẩm phán là điều kiện vô cùng quan trọng đảm bảo năng lực của Thẩm phán. Nếu trình độ đào đạo là điệu kiện giúp cho Thẩm phán có được những kiến thức pháp lý cần thiết cho công tác chuyên môn, thì khả năng nghiệp vụ xét xử của Thẩm phán là điều kiện tạo ra hiệu quả và chất lượng xét xử. Đây là yêu tố không thể thiếu được của kỹ năng xét xử.

Kỹ năng nghệp vụ xét xử bao gồm: Kỹ năng xây dựng hồ sơ vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án để chuẩn bị xét xử, kỹ năng tổ chức phiên toà, điều khiển phiên toà, kỹ năng xét hỏi tại phiên toà, kỹ năng nghị án, kỹ năng phán quyết và ra bản án...

Kỹ năng nghiệp vụ xét xử là yếu tố được tạo ra từ nhiều điều kiện như: Quá trình đào tạo (đặc biệt là được đào tạo tại Học viện Tư pháp),

thời gian làm công tác chuyên môn công tác xét xử, sự cố gắng học hỏi, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn và năng lực sở trường của cá nhân Thẩm phán. Đó là những yếu tố không thể thiếu được trong việc nâng cao năng lực xét xử của người Thẩm phán.

Thực tế trong những năm vừa qua, kể từ ngày trung tâm đào tạo thẩm phán và các chức danh Tư pháp khác ra đời, rồi được đổi tên thành trường đào tạo các chức danh Tư pháp và nay là Học viện Tư pháp. Địa phương đã cử nhiều đợt cán bộ, thư ký, thẩm tra viên, chuyên viên đi đào tạo tại Học viện Tư pháp với thời gian học tập là 1 năm trong đó có lớp với thời gian học là 6 tháng. Hầu hết các trường hợp được cử đi học tại Học viện Tư pháp về đến nay đã được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán kể cả ở cấp tỉnh và cấp huyện. Thực tế so sánh trong công tác xét xử của từng cá nhân Thẩm phán thấy rằng đối với các trường hợp Thẩm phán đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử thì quá trình giải quyết vụ án của các Thẩm phán đó bài bản hơn, khoa học hơn, từ khi thu lý vụ án đã có một kế hoạch làm việc cụ thể, tỷ mỉ, chi tiết, đảm bảo thời gian thực hiện đối với từng công đoạn giải quyết vụ án, từ việc lấy lời khai, thu thập chứng cứ, tổ chức hoà giải các bên đương sự, Điều hành phiên toà, áp dụng các điều luật và tuyên một bản án, công việc có vẻ trôi trảy hơn đối với các Thẩm phán không được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, đối với các Thẩm phán này tác phong làm việc luộm thuộm hơn, giải quyết công việc nhiều khi rất cẩu thả, tính khoa học không cao, tỷ lệ án có kháng caó kháng nghị bị huỷ, sửa nhiều hơn so với các thẩm phán đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử, và thường chủ yếu vi phạm về tố tụng. Đối với các trường hợp đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử ở Học viện Tư pháp về nhưng chưa được bổ nhiệm Thẩm phán thì làm việc cũng thể hiện sự hiệu quả cao hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn trước khi được cử đi học.

Tuy nhiên một trong các nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử đó là việc thực tập của học viên. Vì đó là lúc mà học viên sau khi đã tiếp thu những kiến thức, những kỹ năng nghiệp vụ xét xử trên lớp, nay được thực nghiệm, được áp dụng vào thực tế hoạt động xét xử của Toà án, và cũng chính việc được thực tập tại Toà án, được tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, học viên đúc rút được kinh nghiệm xét xử để nâng cao kiến thức thực tế, đó là điền kiện rất quan trọng cho quá trình hành nghề Thẩm phán sau này đối với học viên.

Từ qúa trình tiếp nhận, hướng dẫn học viên thực tập, quản lý, sử dụng đội ngũ Thẩm phán đã được đào tạo ở Học viện Tư pháp tác giả có một số ý kiến đề xuất như sau đối với việc thực tập của học viên Học viện Tư pháp:

Thứ nhất: Về nội dung, chương trình và thời gian đào tạo của các lớp Thẩm phán trong thời gian vừa qua là 1 năm, có lớp chỉ 6 tháng là cơ bản phù hợp với thực tế của ngành Toà án, là cần phải đào tạo gấp để có người đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân để bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp để giải quyết tình trạng thiếu thẩm phán xét xử. Đến nay tình trạng thiếu Thẩm phán xét xử của ngành Toà án qua báo cáo tổng kết hàng năm của Toà án nhân dân tối cao thì đã cơ bản được khắc phục, vì vậy để chuẩn bị tốt hơn về kỹ năng xét xử cho những người chuẩn bị được bổ nhiệm Thẩm phán trong thời gian tới thì những đối tượng đó cần phải được đào tạo tại Học viện với thời gian dài hơn, ít nhất là 18 tháng.

Thứ hai: Về thời gian thực tập của học viên:

Thời gian thực tập của học viên là rất quan trọng, vì là thời gian học viên được tiếp xúc trực tiếp với các công việc của người Thẩm phán, thao tác, xử lý các công việc của một người Thẩm phán thực thụ, mặc dù trước khi đi học, họ đều là những người làm việc trực tiếp tại Toà án địa phương, nhưng họ không được chủ động trong công việc. Công việc của họ lúc đó

chỉ là công việc của người thư ký, làm đúng phận sự của người thư ký theo sự phân công của Chánh án, của Chánh toà và của Thẩm phán, vì vậy thời gian thực tập của học viên nên đảm bảo ít nhất là 1/3 tổng thời gian đào tạo tại Học viện để giúp cho học viên va chạm với công việc thực tế nhiều hơn, từ khi thu lý vụ án, cách nghiên cứu hồ sơ, thu thập và đánh giá các chứng cứ, thẩm định tại chỗ vv... và nhất là cách tổ chức, điều hành một phiên toà và cũng từ đó học viên được nâng cao kiến thức thực tiễn giúp họ dần định hướng được công việc của người Thẩm phán sau này.

Thứ ba: Về nội dung thực tập:

Trong nội dung thực tập chúng tôi thấy cần quy định và tăng thời gian tham dự trực tiếp các phiên toà xét xử, vì như vậy sẽ giúp cho học viên tiếp cận nhanh nhất với kỹ năng xét xử, kỹ năng điều hành phiên toà, xử lý các tình huống xảy ra tại phiên toà và sau khi kết thúc phiên toà sẽ tổ chức trao đổi, toạ đàm ngay giữa học viên và Hội đồng xét xử, với Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà. Qua tham dự, theo dõi phiên toà, học viên chuẩn bị sẵn các nội dung cần trao đổi, thảo luận, nhất là đối với các tình huống xảy ra ngoài nội dung chương trình thực tập mà chưa được dự liệu trước. Đặc biệt đối với các phiên toà xét xử các vụ án dân sự có nhiều đương sự tranh chấp tài sản là đất đai hoặc các vụ án hình sự phức tạp có nhiều bị cáo, có nhiều luật sư bảo vệ cho bị cáo , bị hại vv...

Thứ tư: Về địa điểm thực tập của học viên:

Các khoá đào tạo trước đây học viên của tỉnh nào được cử đi học thì lại về tỉnh đó thực tập và thường là về đơn vị nơi công tác để thực tập. Điều đó có thuận lợi đối với học viên về điều kiện đời sống, sinh hoạt, phương tiện đi lại. Tuy nhiên nếu như vậy có thể kết quả thực tập sẽ không có hiệu quả cao, vì nếu là đơn vị ít án thì học viên sẽ không có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại vụ án, tiếp xúc nhiều với công việc và hơn nữa do đều là cán bộ, Thẩm phán trong cùng cơ quan cho nên việc hướng

dẫn, đánh giá, nhận xét về kết quả thực tập có thể sẽ có nhiều ưu ái hơn, xuề xoà hơn, không chú trọng đến chất lượng, mặc dù kết quả thực tập có thể ở mức độ nhất định kể cả việc chấp hành thời gian, giờ giấc, quy chế và kế hoạch thực tập.

Vì thế, đối với việc thực tập của học viên Học viện Tư pháp nên tổ chức theo cụm bằng các hình thức như sau:

- Đưa học viên về thực tập ở một số địa phương có nhiều án và nhiều các loại vụ án để cho học viên có điều kiện tiếp xúc với công việc thực tế nhiều hơn.

- Đối với học viên ở địa phương được chọn làm cụm thực tập thì nên đưa sang thực tập ở địa phương khác để tránh sự nể nang trong việc quản lý, nhận xét kết quả thực tập, tránh hiện tượng tất cả các bản nhận xét của học viên đều được nhận xét tốt như nhau. Hơn nữa sang địa phương khác thực tập cũng là một điều kiện để cho các Thẩm phán tương lai hiểu thêm về văn hoá, xã hội, phong tục tập quán... của địa phương nơi thực tập, bổ sung vào vốn sống thực tế của mình và cũng là để đảm bảo công bằng cho các học viên ở các địa phương không được chọn là điểm thực tập.

- Cần phải có sự phối hợp giữa Học viện với địa phương được chọn là điểm thực tập trong việc tạo các điều kiện thuận lợi giúp cho học viên thuê chỗ nghỉ và khắc phục về phương tiện đi lại, có thể Học viện phải có kinh phí hỗ trợ cho các học viên.

Thứ năm: Học viện Tư pháp và địa phương có học viên thực tập

phải có sự phối hợp trao đổi thông tin thường xuyên.

- Đối với học viên thực tập địa phương sẽ giao trách nhiệm cho Phòng tổ chức cán bộ là đầu mối. Trên cơ sở kế hoạch thực tập của học viên, Phòng tổ chức cán bộ phải xây dựng kế hoạch cụ thể để tham mưu cho Chánh án trong việc chia nhóm học viên, phân công từng nhóm có

nhóm trưởng để phân về các đơn vị thực tập, phân công theo dõi việc thực tập của học viên trong suốt thời gian học viên thực tập tại địa phương.

- Địa phương sẽ chọn các Toà án cấp huyện có nhiều án, có đủ điều kiện để tiếp nhận học viện thực tập, chọn và phân công các đồng chí Thẩm phán lâu năm, có nhiều kinh nghiệm nhất là các Thẩm phán đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử để hướng dẫn học viên thực tập (kể cả Thẩm phán ở cấp tỉnh và cấp huyện). Đối với số Thẩm phán này, Học viện cũng cần phải tổ chức tập huấn về phương pháp hướng dẫn thực tập, nội dung trọng tâm cần hướng dẫn vv... và cũng là hình thức tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm của Thẩm phán hướng dẫn với Học viện, với học viên thực tập.

- Vì số học viên thường nhiều hơn số Thẩm phán cho nên một Thẩm phán phải hướng dẫn ít nhất từ 3 học viên thực tập trở nên, tuỳ theo tỷ lệ giữa Thẩm phán và học viên nhiều hay ít. Ngoài việc hướng dẫn về chuyên môn, Thẩm phán cũng phải có trách nhiệm theo dõi quản lý cả thời gian, việc chấp hành quy chế thực tập của học viên, thường xuyên cung cấp thông tin về việc thực tập của học viên với Phòng tổ chức cán bộ hoặc Chánh án nơi có học viên thực tập.

- Việc hướng dẫn thực tập nên bám sát vào nội dung chương trình, kế hoạch thực tập của Học viện. Tuy nhiên tuỳ theo tính chất, nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ thẩm phán theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp liên hệ vào thực tiễn của ngành tòa án tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 60)