Cần phải có quy hoạch để tạo nguồn Thẩm phán:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ thẩm phán theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp liên hệ vào thực tiễn của ngành tòa án tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 52)

3.1. Các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán,

3.1.1. Cần phải có quy hoạch để tạo nguồn Thẩm phán:

Quy hoạch Thẩm phán là việc xác định số lượng và lựa chọn những cán bộ công chức có khả năng phát triển để đưa vào danh sách quản lý, theo dõi, bồi dưỡng đào tạo để tạo nguồn Thẩm phán. Quy hoạch Thẩm phán vừa là căn cứ để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán vừa là cơ sở để tiến hành chuẩn bị nhân sự tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán.

Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ Thẩm phán. Trước hết phải làm tốt công tác dự báo những biến động xã hội, nhu cầu và xu thế chuyển biến của đất nước, của khu vực và của thế giới. Trên cơ sở này chúng ta dự báo được sự biến động phát sinh các loại tội phạm và các tranh chấp có thể xảy ra như: tội phạm về ma tuý, mại dâm, tội phạm về môi trường, tội tham nhũng vv... Các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại; Các vụ án có yếu tố nước ngoài vv... Để từ đó có kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ số Thẩm phán cần thiết đáp ứng công tác xét xử của ngành.

Chủ trương đối với các Thẩm phán trước khi được bổ nhiệm mới đều phải được học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử. Đây cũng chính là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán. Việc quy hoạch Thẩm phán phải có lộ trình cụ thể đảm bảo hài hoà giữa tỷ lệ Thẩm phán nam và Thẩm phán nữ, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn như: Trước mắt, thời gian 5 năm, 10 năm.

Đối với các địa phương miền núi, nhất là đối với ngành TAND Thái Nguyên thì việc qui hoạch Thẩm phán càng cần phải chi tiết cụ thể hơn vì là một tỉnh miền núi vừa có các huyện vùng cao, miền núi, đồng bằng và thành phố, thị xã. Cho nên việc quy hoạch, bổ nhiệm, quản lý và sử dụng Thẩm phán phải tính đến điều kiện của từng vùng như: đối với các huyện vùng cao, miền núi thì phải chú ý đến nguồn cán bộ tại chỗ, là người dân tộc, mặc dù các trường hợp này về năng lực chuyên môn có hạn chế hơn các Thẩm phán ở nơi khác nhưng về mặt xã hội họ có nhiều nét tương

đồng phù hợp với đời sống sinh hoạt với nhân dân địa phương vì thế mà trong qúa trình xét xử các vụ án và giải quyết các tranh chấp xảy ra gặp thuận lợi nhiều hơn so với các Thẩm phán ở nơi khác đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ thẩm phán theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp liên hệ vào thực tiễn của ngành tòa án tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 52)