7. Kết cấu của luận văn
1.2. KHÁI QUÁT VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, với sự ra đời của Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính quyền Cách mạng còn non trẻ, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá quyết liệt. Đứng trƣớc diễn biến phức tạp đó cần phải thành lập hệ thống cơ quan nhà nƣớc vững mạnh từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Đặc biệt đáng chú ý là phải có cơ quan quyền lực để xét xử những ngƣời phạm tội, nhƣ tội phản bội tổ quốc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc... Trong đó có Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 của Chính phủ về việc thành lập Tòa án quân sự. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về tổ
chức của cơ quan Công tố trong bộ máy nhà nƣớc có thẩm quyền “Xét xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” (Điều II, Sắc lệnh số 33c). Song song với hệ thống Tòa án quân sự, hệ thống Tòa án thƣờng (dân sự) cũng đƣợc thành lập theo Sắc lệnh số 13 ngày 24/10/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành. Tiếp đó là Hiến pháp 1946 đƣợc ra đời, đây là Hiến pháp đầu tiên của Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Theo Điều 63 của Hiến pháp năm 1946 quy định về cơ quan tƣ pháp Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm có: Tòa án tối cao, các Tòa phúc thẩm, các Tòa sơ cấp và đệ nhị cấp. Lúc này, chƣa có cơ quan Công tố độc lập mà nằm trong hệ thống của Tòa án nằm ở Tòa đệ nhị cấp có một biện lý và các phó biện lý; ở Tòa thƣợng thẩm có Chƣởng lý, các phó Chƣởng lý và tham lý. Mọi hoạt động của Công tố viên thuộc sự điều khiển và kiểm soát của Chƣởng lý trong quản hạt. Ở Tòa đệ nhị cấp, biện lý chỉ đạo mọi hoạt động công tố (Điều 15, Điều 49; Điều 51; Điều 52 Sắc lệnh số 13 ngày 24/10/1945; Điều 21; Điều 22 Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946).
Trong điều kiện các cơ quan tƣ pháp mới thành lập, văn bản pháp luật còn thiếu, ngày 10/10/1945 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 47 cho phép hệ thống các cơ quan tƣ pháp mới thành lập đƣợc áp dụng luật của chế độ cũ với điều kiện các quy định của pháp luật chế độ cũ không trái với nền độc lập và chính thể của chế độ mới đó là “Cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này. Từ nay đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất nói trên, những điều sửa đổi cần kíp sẽ do sắc lệnh ban bố sau” (Điều 1 Sắc lệnh 47). Về các thủ tục tố tụng, Điều 11 Sắc lệnh quy định “Trước các Tòa
án ở Nam bộ và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng sẽ áp dụng thủ tục ấn định trong Nghị định ngày 16 tháng 3 năm 1910 của nguyên toàn quyền Đông Dương và những nghị định sửa đổi nghị định ấy. BLTTDS Pháp không thi hành nữa”. Với quy định trên có thể thấy đây là sự sáng tạo của Đảng và Nhà nƣớc ta về sự kế thừa những quy định của pháp luật chế độ cũ vào chế độ mới.
Về vấn đề giải quyết các vụ việc dân sự, Tòa án là cơ quan có vai trò chủ yếu. Việc hòa giải là bắt buộc và đƣợc tiến hành trƣớc ở cấp xã (Ban tƣ pháp xã). Trong trƣờng hợp hòa giải không thành vụ việc sẽ đƣợc đƣa ra Tòa án cấp đệ nhị giải quyết. Theo quy định tại Điều 9, Sắc lệnh số 51 “Khi nhận được đơn khiếu kiện về dân sự hay thương sự, ông Thẩm phán sơ cấp đòi hai bên đến để thử hòa giải. Biên bản hòa giải có hiệu lực công chứng thư”. Từ quy định trên có thể thấy, trƣớc khi đƣa vụ việc ra xét xử, Thẩm phán phải tiến hành hòa giải trƣớc và việc hòa giải là bắt buộc.
Ở giai đoạn này, trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kinh tế, Công tố viên đƣợc giao một số thẩm quyền nhƣ: Công tố viên có nhiệm vụ bảo vệ, can thiệp, khởi kiện vụ án dân sự trong một số trƣờng hợp pháp luật quy định. Theo, Điều 30 Sắc lệnh số 51 quy định “Về mặt hộ, ông biện lý có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các vị thành niên, của các người bị cấm quyền cùng của các pháp nhân hành chính. Ông Biện lý có nhiệm vụ phải can thiệp vào những việc quan hệ đến thân phân và căn cước cùng vào những việc mà pháp luật bắt buộc phải có ý kiến công tố viên”. Nhƣ vậy, Biện lý có quyền đứng làm chánh tố hay là nguyên đơn chính trong các vụ kiện về dân sự theo thẩm quyền quy định của pháp luật; thẩm quyền tiếp theo là Biện lý phải có mặt ở các phiên xử án dân sự và cũng có quyền phát biểu tại phiên tòa, yêu cầu Tòa án áp dụng mọi biện pháp cần thiết để chứng tỏ sự thật của vụ án (Điều 26 Sắc lệnh số 51). Ở giai đoạn này, thông qua hoạt động xét xử các việc hộ hay
dân sự, vai trò của Công tố viên đƣợc xác định là có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của một số đối tƣợng không có hoặc do hạn chế khả năng tự bảo vệ quyền lợi hay có vai trò bảo vệ các lợi ích công.
Sau khi thực hiện các thủ tục tố tụng theo Sắc lệnh số 13 đến năm 1950 diễn ra cuộc cải cách tƣ pháp, thủ tục tố tụng dân sự đã có sự thay đổi quan trọng. Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 đƣợc ban hành quy định cho phép Công tố viên đƣợc tham dự nhiều hơn vào các hoạt động giải quyết các vụ án dân sự. Điều 15 Sắc lệnh số 85 quy định “Công tố viên có quyền kháng cáo về việc Hộ cũng như việc Hình”. Đối với việc hòa giải, đối với những trƣờng hợp Tòa án hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải gửi cho Biện lý ở Tòa đệ nhị cấp. Nếu xét thấy việc hòa giải phạm đến trật tự chung thì có quyền kháng cáo tới Tòa án có thẩm quyền (Điều 10 SL 85) quy định “Biên bản hòa giải thành là một công chứng thư, có thể đem chấp hành ngày. Tuy nhiên, cho đến lúc biên bản hòa giải thành chấp hành xong, nếu Biện lý xét biên bản ấy phạm đến trật tự chung thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi lại hoặc bác bỏ những điều mà hai bên đã thỏa thuận. Hạn kháng cáo là 15 ngày tròn kể từ ngày phòng biện lý nhận được hòa giải”. Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật trên cho thấy, các văn bản pháp luật thời kỳ này nhằm tăng cƣờng vai trò của Công tố viên trong tố tụng dân sự nói chung, việc xét xử các vụ án dân sự nói riêng, cho thấy Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc Hộ (dân sự).
Đến năm 1954, ngành tƣ pháp đƣợc xác định có nhiệm vụ bảo vệ thành quả công cuộc cách mạng, chuyên chính mạnh mẽ đối với mọi lực lƣợng thù địch chống phá Nhà nƣớc, bảo vệ các quyền dân chủ của nhân dân. Trƣớc tình hình mới cần phải có một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ từ trung ƣơng đến địa phƣơng để bảo đảm mở rộng dân chủ, đồng thời tăng cƣờng chuyên chính, tăng cƣờng chế độ pháp trị dân chủ. Từ yêu cầu trên, tại khóa họp lần thứ 8
ngày 29/4/1958 Quốc hội nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã quyết định lập Tòa án nhân dân tối cao và hệ thống Tòa án, lập Viện công tố trung ƣơng và hệ thống Công tố. Vị trí của Viện công tố có quyền hạn và trách nhiệm ngang với một Bộ và trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Sau Nghị quyết của Quốc hội, ngày 01/7/1959 Chính phủ ban hành Nghị định số 256-TTg quy định nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố. Theo đó tại Điều 1 Nghị định 256 TTg quy định nhiệm vụ của Viện công tố “Nhiệm vụ chung của Viện công tố là giám sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật Nhà nước, truy tố theo luật hình những kẻ phạm pháp để bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tài sản của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…”. Trong nhiệm vụ chung trên, nhiệm vụ giám sát việc chấp hành luật pháp trong việc xét xử của Tòa án là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Viện công tố thời bấy giờ.
Theo các văn bản pháp luật trên, vai trò của Viện công tố đƣợc xác định trên nhiều lĩnh vực trong đó đáng kể đến là: Giám sát việc chấp hành luật pháp trong việc xét xử của Tòa án; khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích Nhà nƣớc và của công dân. Nhƣ vậy, có thể thấy, vai trò của Công tố viên trong tố tụng dân sự đƣợc mở rộng thêm một bƣớc, đặc biệt là mở rộng thêm sự giám sát hoạt động xét xử của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự.
Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật đƣợc ban hành từ những năm 1945 đến năm 1959 ở trên cho thấy, chế định về Viện công tố trong tố tụng dân sự nói chung kiểm sát về việc giải quyết các vụ việc dân sự nói riêng ở giai đoạn này có sự phát triển liên tục, vừa có sự kế thừa, vừa nâng cao vai trò của Viện công tố trong hoạt động xét xử của Tòa án. Thời gian đầu vai trò của Viện công tố chủ yếu là thực hành quyền công tố, nhƣng càng về sau ngoài vai trò công tố còn có chức năng giám sát các hoạt động của cơ quan tố tụng
trong tố tụng dân sự nói chung và kiểm sát hoạt động xét xử các vụ việc dân sự của Tòa án nói riêng. Chức năng này ngày càng đƣợc phát triển theo tiến trình cải cách tƣ pháp của nƣớc ta, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc về việc giải quyết các vụ án dân sự.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980
Hiến pháp năm 1959 và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc đƣợc ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, hệ thống các cơ quan Công tố trực thuộc Chính phủ đã đƣợc chuyển thành hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tổ chức theo những nguyên tắc hoàn toàn mới, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan kiểm sát các cấp đƣợc mở rộng hơn. Đây là hệ thống cơ quan Nhà nƣớc hoàn toàn mới cả về vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền và nguyên tắc tổ chức, hoạt động. Về chức năng, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân, khác với Viện công tố, theo quy định Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, Viện kiểm sát nhân dân không chỉ thực hiện chức năng công tố mà còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội và lĩnh vực hoạt động tƣ pháp. Sự thay đổi này là xuất phát từ nhu cầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi pháp luật phải đƣợc chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi sự nhất trí về mục đích và hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nƣớc, cũng nhƣ giữa các ngành hoạt động Nhà nƣớc với nhau.
Về phạm vi hoạt động tố tụng dân sự, tại Điều 105 quy định “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt nam dân chủ cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ…”. Cụ thể hóa Điều 105 Hiến pháp năm 1959. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân lần đầu tiên đƣợc ban hành năm 1960 quy định VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế
dân chủ đƣợc giữ vững. Nhiệm vụ của VKSND trong thời kỳ này là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi hợp pháp của công dân. Để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bằng cách VKSND, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Tòa án nhân dân và trong việc chấp hành bản án (điểm d Điều 3 LTCVKSND 1960); khởi tố hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nƣớc và của công dân (điểm g Điều 3).
Quyền hạn và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự đƣợc quy định tại các Điều 17, 18, 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đó là quyền khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của nhà nƣớc và của công dân…Nhƣ, VKSND cần phải tham gia tố tụng dân sự là những việc dân sự mà một trong các bên đƣơng sự có hoặc không có điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trong các tranh chấp dân sự. Đó là những trƣờng hợp nhƣ: vụ án dân sự liên quan đến quyền lợi của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất trí (không có năng lực hành vi dân sự), ngƣời già cả, ốm đau không có điều kiện để tự bảo vệ, hay vụ án xin ly hôn đối với ngƣời cố tình dấu địa chỉ…Đối với những vụ việc trên Tòa án có thể yêu cầu hoặc bắt buộc phải yêu cầu Viện kiểm sát tham gia. Ngoài ra VKSND còn tham gia những vụ việc có liên quan đến quyền lợi ích Nhà nƣớc, có ảnh hƣởng lớn đến xã hội, liên quan đến thực hiện chính sách đó. Đối với những loại vụ việc trên VKSND có quyền khởi tố vụ án dân sự nếu các bên không khởi kiện, bởi vậy VKSND tham gia với tƣ cách nhƣ một bên đƣơng sự và phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh. Điểm đặc biệt là trong trƣờng hợp VKSND khởi tố những loại vụ án dân sự nêu trên thì không có thủ tục hòa giải giữa VKSND với bị đơn, tuy VKSND khởi tố vụ án nhƣng VKSND không có quyền nhƣ nguyên đơn. Bởi vai trò của VKSND là đại diện cho một cơ quan công quyền tham gia với vai trò là vì lợi ích công.
Viện kiểm sát nhân dân tham gia xét xử các loại vụ việc trên với vai trò kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ. Theo quy định tại Điều 3, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, VKSND thực hiện chức năng nhiệm vụ cụ thể nhƣ: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các nghị quyết, quyết định, thông tƣ, chỉ thị và biện pháp của Hội đồng Chính phủ và và cơ quan nhà nƣớc địa phƣơng, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhân viên nhà nƣớc và công dân; khởi tố và tham gia tố tụng những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nƣớc và công dân.