7. Kết cấu của luận văn
2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ VA
2.1.2. Những quy định của pháp luật tố tụng về chức năng, nhiệm vụ của
vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự
2.1.2.1 Chức năng, phạm vi của Viện kiểm sát nhân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự
Theo quy định tại Điều 2 Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân do dân và vì dân. Tất cả các quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Nhà nƣớc ta đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, tức là mọi quyền lực nhà nƣớc tập trung vào Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền lực là thống nhất tập trung vào Quốc Hội nhƣng không phải là tất cả mà có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, rành mạch giữa Quốc Hội, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Bộ máy nhà nƣớc. Điều 137 Hiến Pháp năm 1992 và Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 thì Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hai chức năng cơ bản là “Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật” góp phần bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Nhƣ vậy, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, nhằm bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vi cả nƣớc và mọi lĩnh vực của hoạt động tƣ pháp. Sự thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật,
bởi Viện kiểm sát nhân dân thể hiện rõ nét hai vấn đề: thứ nhất, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Thứ hai, hoạt động của kiểm sát việc tuân theo pháp luật là hiện thân của sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nƣớc.
Làm rõ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân chúng ta thấy: thứ nhất, kiểm sát việc tuân theo pháp luật là chức năng, tức là phƣơng diện hoạt động chủ yếu của Viện kiểm sát nhân dân. Trong phạm vi trách nhiệm của mình Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung, kiểm sát hoạt động tƣ pháp và đáng chú ý là kiểm sát hoạt động chấp hành pháp luật của Tòa án nhân dân tại phiên tòa sơ thẩm dân sự đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và đúng pháp luật. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân là hoạt động quyền lực nhà nƣớc, do Quốc Hội giao cho. Khi thực hiện vai trò giám sát việc tuân theo pháp luật Viện kiểm sát căn cứ vào quy định của Hiến pháp và pháp luật để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát.
Trong phạm vi và chức năng nhiệm vụ, việc tham gia tại phiên tòa sơ thẩm dân sự nhằm bảo đảm hoạt động xét xử đúng pháp luật, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của những ngƣời tiến hành tố tụng, việc các đƣơng sự không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị khắc phục vi phạm. Căn cứ vào Điều 126 Hiến pháp 1992 đã đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2011 và Điều 2 Luật tổ chức Viên kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định “Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa…”.
Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự kiểm sát hoạt động xét xử các vụ án dân sự của Tòa án, bảo đảm không một
hành vi vi phạm pháp luật nào của Hội đồng xét xử, ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng mà không bị phát hiện, để có biện pháp xử lý kịp thời và đúng pháp luật. Đồng thời vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự bảo đảm hoạt động xét xử của Toà án đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, hoạt động xét xử của Tòa án đƣợc khách quan, công bằng, dân chủ tránh trƣờng hợp oan, sai.
Trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân có quyền tham gia phiên tòa đối với những vụ án dân sự mà Viện kiểm sát nhân dân buộc phải tham gia theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 là “các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần” nhằm bảo đảm hoạt động xét xử đƣợc thực hiện đúng trình tự thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật tố tụng dân sự, thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu Tòa án nhân dân khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự sơ thẩm.
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự
2.1.2.2.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng, việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng
Tham gia tố tụng tại phiên tòa xét xử các vụ án dân sự sơ thẩm là quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân và cũng là hình thức biện pháp pháp lý quan trọng để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử các vụ án dân sự của Tòa án. Đồng thời là việc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện vai trò là cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Việc
tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự của Viện kiểm sát nhân dân đƣợc quy định từ khi có Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 và tiếp tục đƣợc quy định trong các Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, 1992, 2002 và cũng đƣợc ghi nhận trong PLTTGQCVADS năm 1989; PLTTGQCVAKT năm 1994; PLTTGQCVALĐ năm 1996.
Phát điển hóa các văn bản pháp luật về thủ tục tố tụng nêu trên, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX thông qua BLTTDS 2004. Theo đó tại khoản 2 Điều 21 BLTTSD 2004 kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự “Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa đối với những vụ án dân sự do tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại”. BLTTDS năm 2004 với việc đề cao vai trò tự chứng minh trong tố tụng dân sự của đƣơng sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và phải đƣa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ pháp luật (Điều 79 BLTTDS). Tuy nhiên sau 6 năm thi hành, khoản 2 Điều 21 BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn hơn, theo đó khoản 2 Điều 21 Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2004 quy định “Viện kiểm sát nhân dân, tham gia phiên tòa đối với những vụ án do tòa án thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần”. Với quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành trên cho thấy, việc tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự của VKSND để thực hiện quyền năng giám sát hoạt động xét xử bị khống chế bởi việc thu thập chứng cứ của Tòa án và một số đối tƣợng khác mà theo các nhà làm luật cho là cần thiết. Việc quy định trái ngƣợc với giá trị truyền thống tố tụng trƣớc đây là VKSND tham gia phiên tòa đối với những vụ án mà VKSND thấy là cần thiết. Đây là cơ chế mở tạo hành lang pháp lý để VKSND thực hiện quyền hạn của mình khi xét thấy cần phải tham gia kiểm sát.
Đối với những ngƣời tham gia tố tụng, Viện kiểm sát có quyền đánh giá việc chấp hành pháp luật tố tụng, pháp luật nội dung của họ khi tham gia tố tụng. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự là quan sát đánh giá hành vi tố tụng của những ngƣời tiến hành tố tụng, của những ngƣời tham gia tố tụng kể từ thời điểm thụ lý vụ án để thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự của Viện kiểm sát nhân dân nói trên chứa đựng trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án đúng pháp luật. Bởi vậy, sau khi chủ tọa phiên tòa tuyên án, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát tính đúng đắn trong phán quyết của Tòa án, để xem xét thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Việc sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã mở rộng thẩm quyền tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự của Viện kiểm sát nhân dân không chỉ phản ánh thực trạng công tác giải quyết các vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm đang có vấn đề tác động bất lợi đến đời sống xã hội. Với chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp nói chung, bảo đảm xét xử của Tòa án trong phiên tòa sơ thẩm của Tòa án đúng pháp luật, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hệ thống các cơ quan tƣ pháp đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tin tƣởng ghi nhận.
Công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân là một trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng nhằm bảo đảm giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân có căn cứ, đúng pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đƣợc kịp thời đúng pháp luật. Điều 45 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm
2004 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên (Đại diện VKSND). Khi thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những ngƣời tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên là thực hiện nhiệm vụ kiểm sát trực tiếp hoạt động xét xử của Tòa án. Với quy định trên, Điều 45 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát là tạo cơ sở pháp lý để Viện kiếm sát tiến hành tham gia phiên tòa theo thẩm quyền đƣợc quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên là kiểm sát bảo đảm cho hoạt động xét các vụ án dân sự diễn ra đƣợc công bằng, dân chủ, khách quan và đúng pháp luật. Nếu có căn cứ yêu cầu, kiến nghị khắc phục vi phạm, trong phạm vi thẩm quyền đƣợc giao Kiểm sát viên hành kiến nghị và yêu cầu khắc phục. Nhƣ vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Ngoài ra, trong phiên tòa sơ thẩm dân sự các đƣơng sự xuất trình tài liệu mới có thể làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án, Kiểm sát viên (đại diện Viện kiểm sát nhân dân) phải xem xét, đánh giá về nguồn gốc, nội dung tài liệu để có kết luận về tính hợp pháp và có căn cứ của tài liệu. Trên cơ sở đó quyết định đề xuất hƣớng giải quyết vụ án cho phù hợp.
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa kiểm sát việc tuyên án theo quy định tại Điều 238 là kiểm sát bản án sơ thẩm; Điều 239 là kiểm sát tuyên án, kiểm sát những nhận định quan trọng và nội dung quyết định của bản án sơ thẩm để làm căn cứ kiểm tra biên bản phiên tòa.
2.1.2.2.2. Phát biểu quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự.
Theo quy định tại Điều 197 và Điều 234 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 thì tại phiên tòa sơ thẩm dân sự ngoài việc thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát nhân dân còn có quyền phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, đối với những ngƣời tham gia tố tụng dân sự. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trƣớc thời điểm Hội đồng xét xử nghị án. Với quy định trên, tại phiên tòa sơ thẩm dân sự Viện kiểm sát nhân dân không có quyền đƣa ra quan điểm, đƣờng lối giải quyết vụ án về nội dung nhƣ BLTTDS năm 2004 và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự trƣớc đây. Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đƣợc sửa đồi bổ sung năm 2011 quy định về phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân, theo đó Viện kiểm sát nhân dân chỉ đánh giá vi phạm hay không vi phạm thủ tục tố tụng dân sự của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và việc chấp hành của những ngƣời tham gia tố tụng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm các vụ án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân đối với những vụ án mà đƣơng sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án “lấy lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng; trƣng cầu giám định; quyết định định giá tài sản; xem xét thẩm định tại chỗ; ủy thác thu thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc đƣợc, nghe đƣợc, nhìn đƣợc hoặc những vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự”. Tại Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định “trong trƣờng hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì sau khi những ngƣời tham gia tố tụng phát biểu, tranh luận và đối đáp xong, chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên
phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án”. Nhƣ vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự với vai trò là kiểm sát việc tuân theo pháp luật cho nên Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự sau khi các bên đƣơng sự đã tranh luận. Khi phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phân tích nội dung vụ án, đánh giá chứng cứ, đối chiếu quy định của pháp luật có liên quan và đề xuất hƣớng giải quyết